Ủy quyền lựa chọn nhà thầu, cả PVN và Vinatex thiếu trách nhiệm trong Dự án xơ sợi Đình Vũ
Là một trong những cổ đông sáng lập Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, nhưng Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã không thực hiện trách nhiệm của cổ đông.
Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may, đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ; không thực hiện trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền cho PVN làm chủ đầu tư Dự án.
Đây chỉ là một trong những khuyết điểm được Thanh tra Chính phủ chỉ ra với cổ đông sáng lập Vinatex trong Dự án xơ sợi tại Hải Phòng.
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong việc phát triển ngành xơ sợi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, 2 tập đoàn kinh tế lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Vinatex đã thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, có quy mô đầu tư lên tới 363,5 triệu USD.
Ngày 15/5/2007, PVN và Vinatex đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester”, và thực hiện các thủ tục pháp lý cho việc thành lập PVTex, đồng thời triển khai chọn tư vấn nghiên cứu Dự án khả thi.
Đến 10/10/2007, Vinatex có công văn số 1311/TĐDMVN – KTĐT, ủy quyền cho PVN làm chủ đầu tư Dự án, ngày 23/10/2007, PVN ban hành Nghị quyết ủy quyền cho Vinatex lựa chọn nhà thầu, phê duyệt toàn bộ công việc liên quan đến thực hiện các gói thầu trong giai đoạn lập Dự án khả thi. Theo đó, Hội đồng quản trị Vinatex đã ủy quyền Tổng công ty Phong Phú thuộc Vinatex thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến các gói thầu trong giai đoạn lập dự án khả thi.
Kết luận thanh tra đã chỉ rõ, việc ủy quyền của Vinatex cho PVN làm chủ đầu tư là việc làm thiếu trách nhiệm của Vinatex trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước đối với phát triển ngành xơ sợi, khi mà Vinatex là cổ đông có nhiều kinh nghiệm hơn PVN trong phần kéo sợi và chất lượng xơ sợi, nhưng lại không hỗ trợ PVN trong việc thực hiện, không thực hiện đúng thỏa thuận cam kết.
Kết cục buồn là, sau 2 năm đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, dự án này lỗ hơn 1.472 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng.
Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải đắp chiếu, đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn.
Hệ lụy từ một dự án đầu tư không hiệu quả, với quá nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện đã khiến nền kinh tế thiệt hại nặng nề.
Là một trong những cổ đông sáng lập Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng, nhưng Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã không thực hiện trách nhiệm của cổ đông.
Vinatex là tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may, đã thiếu trách nhiệm trong việc góp vốn điều lệ; không thực hiện trách nhiệm của cổ đông mà ủy quyền cho PVN làm chủ đầu tư Dự án.
Đây chỉ là một trong những khuyết điểm được Thanh tra Chính phủ chỉ ra với cổ đông sáng lập Vinatex trong Dự án xơ sợi tại Hải Phòng.
Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ trong việc phát triển ngành xơ sợi, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước, 2 tập đoàn kinh tế lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Vinatex đã thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ, có quy mô đầu tư lên tới 363,5 triệu USD.
Đến 10/10/2007, Vinatex có công văn số 1311/TĐDMVN – KTĐT, ủy quyền cho PVN làm chủ đầu tư Dự án, ngày 23/10/2007, PVN ban hành Nghị quyết ủy quyền cho Vinatex lựa chọn nhà thầu, phê duyệt toàn bộ công việc liên quan đến thực hiện các gói thầu trong giai đoạn lập Dự án khả thi. Theo đó, Hội đồng quản trị Vinatex đã ủy quyền Tổng công ty Phong Phú thuộc Vinatex thực hiện toàn bộ các công việc liên quan đến các gói thầu trong giai đoạn lập dự án khả thi.
Kết luận thanh tra đã chỉ rõ, việc ủy quyền của Vinatex cho PVN làm chủ đầu tư là việc làm thiếu trách nhiệm của Vinatex trong việc thực hiện chủ trương của Nhà nước đối với phát triển ngành xơ sợi, khi mà Vinatex là cổ đông có nhiều kinh nghiệm hơn PVN trong phần kéo sợi và chất lượng xơ sợi, nhưng lại không hỗ trợ PVN trong việc thực hiện, không thực hiện đúng thỏa thuận cam kết.
Kết cục buồn là, sau 2 năm đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, dự án này lỗ hơn 1.472 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2012 lỗ hơn 21 tỷ đồng; năm 2013 lỗ 366 tỷ đồng và năm 2014 lỗ 1.085 tỷ đồng.
Do lỗ nặng nên nhà máy chạy phập phù và nhiều lần phải đắp chiếu, đến cuối năm 2015 thì dừng hẳn.
Hệ lụy từ một dự án đầu tư không hiệu quả, với quá nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện đã khiến nền kinh tế thiệt hại nặng nề.
Thế Hải - Báo Đầu tư
Relate Threads