Ngày 23/3, ngành dầu khí Venezuela cho biết chính phủ nước này đã ra lệnh cắt giảm sản lượng dầu tại một số mỏ dầu nằm trong Vành đai dầu khí Orinoco, phía Đông quốc gia Nam Mỹ này để thực hiện theo đúng các thỏa thuận của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Nguồn tin trên cho hay biện pháp này có thể sẽ ảnh hưởng tới các công ty liên doanh mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) đang hợp tác, như Rosneft của Nga và ENI của Italy. Ngoài ra, lệnh cắt giảm sản lượng này cũng sẽ là gánh nặng đối với Petrourica, công ty liên doanh giữa PDVSA và công ty dầu khí CNPC của Trung Quốc.
Tới nay, các công ty liên quan như PDVSA, ENI, CNPC hay Rosneft chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề nêu trên.
Venezuela là quốc gia trong OPEC ủng hộ mạnh mẽ việc cắt giảm sản lượng dầu nhằm tăng giá dầu thô, tuy nhiên theo một cuộc thăm dò của Reuters trong tháng Hai vừa qua cho thấy nước này mới chỉ giảm được 7% sản lượng (tương đương với 95.000 thùng/ngày) so với cam kết, và việc không hoàn thành cam kết của Venezuela có thể gây căng thẳng trong nội bộ OPEC.
Mặt khác, Venezuela có nguy cơ phải chịu rủi ro khi giảm mức thu nhập, đồng nghĩa với việc kéo dài tình trạng suy thoái kinh tế từ năm 2014, bên cạnh việc làm “mất lòng” các đối tác nước ngoài của mình.
Năm 2009, PDVSA cũng đã giảm bớt sản lượng tại Vành đai Orinoco như một phần của kế hoạch cắt giảm theo thỏa thuận OPEC, bởi phần lớn lượng dầu khai thác tại khu vực này không được bán theo hợp đồng cung cấp dài hạn. Tuy nhiên, Venezuela đã phải mất nhiều năm để phục hồi lại năng suất trong các dự án bị ảnh hưởng do việc cắt giảm trên./.
Tới nay, các công ty liên quan như PDVSA, ENI, CNPC hay Rosneft chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề nêu trên.
Venezuela là quốc gia trong OPEC ủng hộ mạnh mẽ việc cắt giảm sản lượng dầu nhằm tăng giá dầu thô, tuy nhiên theo một cuộc thăm dò của Reuters trong tháng Hai vừa qua cho thấy nước này mới chỉ giảm được 7% sản lượng (tương đương với 95.000 thùng/ngày) so với cam kết, và việc không hoàn thành cam kết của Venezuela có thể gây căng thẳng trong nội bộ OPEC.
Mặt khác, Venezuela có nguy cơ phải chịu rủi ro khi giảm mức thu nhập, đồng nghĩa với việc kéo dài tình trạng suy thoái kinh tế từ năm 2014, bên cạnh việc làm “mất lòng” các đối tác nước ngoài của mình.
Năm 2009, PDVSA cũng đã giảm bớt sản lượng tại Vành đai Orinoco như một phần của kế hoạch cắt giảm theo thỏa thuận OPEC, bởi phần lớn lượng dầu khai thác tại khu vực này không được bán theo hợp đồng cung cấp dài hạn. Tuy nhiên, Venezuela đã phải mất nhiều năm để phục hồi lại năng suất trong các dự án bị ảnh hưởng do việc cắt giảm trên./.
TTXVN
Relate Threads