Ngày 15/1, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro thông báo trong những ngày tới sẽ tiếp tục đưa ra một số đề xuất mới với các nước trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), nhằm bình ổn giá dầu thế giới.
Ông Maduro cho biết các giải pháp mới mang tính thực tế và sẽ được thảo luận, xem xét giữa các nước sản xuất dầu.
Chính phủ Venezuela sẽ cử một phái đoàn đặc biệt để thực hiện các chuyến công du với 25 quốc gia trong năm nay, nhằm thuyết phục và xúc tiến những giải pháp cần thiết để tăng giá dầu lên tới mức từ 60 tới 70 USD/thùng so với mức 52 USD hiện tại.
Trong năm 2016, với nỗ lực của Venezuela, vào cuối tháng 11, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017, nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu, nhờ đó giá dầu đã nhích lên.
Mới đây, Bộ trưởng Dầu khí Venezuela Eulogio del Pino kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đã được ký kết.
Venezuela, đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng đầu thế giới, đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế vì giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm tới 60% kể từ năm 2014 do nguồn cung quá lớn.
Nguồn thu từ dầu khí chiếm tới 93% tổng nguồn thu của nước Nam Mỹ này và chỉ đạt 42,5 tỷ USD năm ngoái, so với mức 74 tỷ USD năm 2014./.
Ông Maduro cho biết các giải pháp mới mang tính thực tế và sẽ được thảo luận, xem xét giữa các nước sản xuất dầu.
Trong năm 2016, với nỗ lực của Venezuela, vào cuối tháng 11, OPEC đã đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng dầu/ngày từ đầu năm 2017, nhằm hạn chế tình trạng cung vượt cầu, nhờ đó giá dầu đã nhích lên.
Mới đây, Bộ trưởng Dầu khí Venezuela Eulogio del Pino kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu đã được ký kết.
Venezuela, đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn hàng đầu thế giới, đã rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế vì giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm tới 60% kể từ năm 2014 do nguồn cung quá lớn.
Nguồn thu từ dầu khí chiếm tới 93% tổng nguồn thu của nước Nam Mỹ này và chỉ đạt 42,5 tỷ USD năm ngoái, so với mức 74 tỷ USD năm 2014./.
TTXVN
Relate Threads