Ngày 19/2, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã ký sắc lệnh thành lập Vùng Phát triển chiến lược Dải dầu khí Orinoco ( FPO) với nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.
Phát biểu tại một buổi lễ tại bang Monagas, ông Maduro cho biết FPO sẽ được hưởng những cơ chế đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và viễn thông quốc gia.
Ông cũng nhấn mạnh nguồn dầu khí khổng lồ của Venezuela chính là nguyên nhân khiến nước này đang phải chống chọi với cuộc chiến tranh kinh tế và chính trị của các thế lực thù địch nhằm bóp nghẹt Chính phủ.
Ông khẳng định nguồn tài nguyên dầu khí sẽ tiếp tục được sử dụng để phục vụ lợi ích của người dân Venezuela.
Cùng ngày, ông Maduro đã dự lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) với Tập đoàn Rosneft của Nga trị giá 500 triệu USD để khai thác dầu khí.
Hiện Rosneft có kế hoạch đầu tư khoảng 65 tỷ USD vào các dự án thăm dò và khai thác tại khu vực phía Đông Orinoco, dải dầu khí lớn nhất tại Venezuela.
Trong khi đó, công ty dầu khí Pequiven của Venezuela thông báo sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD để mở rộng hoạt động sản xuất khí đốt tại FPO, khu vực có tổng diện tích 55.000 km2.
Cũng theo Tổng thống Maduro, ngày 20/2, nước này sẽ ký thỏa thuận với các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu cũng như nhiều dự án dầu khí khác.
Nhân dịp này, ông Maduro cũng đánh giá cao kết quả đạt được với Nga, Qatar và Saudi Arabia để giảm sản lượng khai thác trong nỗ lực bình ổn giá dầu thế giới.
Đây là thành công lớn của Venezuela sau một thời gian dài nỗ lực thuyết phục các nước cắt giảm sản lượng dầu khí. Trong tháng Một vừa qua, có lúc giá dầu thế giới đã xuống dưới 30 USD/thùng, mức giá mà các nhà sản xuất cho rằng không đủ để bù chi phí.
Là một trong 5 thành viên sáng lập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Venezuela có trữ lượng dầu thô kiểm chứng đạt 298,4 tỷ thùng, chiếm 18% trữ lượng dầu thô thế giới.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, từ năm 2014 tới nay, giá dầu thế giới liên tục lao dốc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu của nước này.
Diệu Hương (P/v TTXVN tại Buenos Aires)
Phát biểu tại một buổi lễ tại bang Monagas, ông Maduro cho biết FPO sẽ được hưởng những cơ chế đặc biệt nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và viễn thông quốc gia.
Ông cũng nhấn mạnh nguồn dầu khí khổng lồ của Venezuela chính là nguyên nhân khiến nước này đang phải chống chọi với cuộc chiến tranh kinh tế và chính trị của các thế lực thù địch nhằm bóp nghẹt Chính phủ.
Cùng ngày, ông Maduro đã dự lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) với Tập đoàn Rosneft của Nga trị giá 500 triệu USD để khai thác dầu khí.
Hiện Rosneft có kế hoạch đầu tư khoảng 65 tỷ USD vào các dự án thăm dò và khai thác tại khu vực phía Đông Orinoco, dải dầu khí lớn nhất tại Venezuela.
Trong khi đó, công ty dầu khí Pequiven của Venezuela thông báo sẽ đầu tư 1,2 tỷ USD để mở rộng hoạt động sản xuất khí đốt tại FPO, khu vực có tổng diện tích 55.000 km2.
Cũng theo Tổng thống Maduro, ngày 20/2, nước này sẽ ký thỏa thuận với các nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hóa dầu cũng như nhiều dự án dầu khí khác.
Nhân dịp này, ông Maduro cũng đánh giá cao kết quả đạt được với Nga, Qatar và Saudi Arabia để giảm sản lượng khai thác trong nỗ lực bình ổn giá dầu thế giới.
Đây là thành công lớn của Venezuela sau một thời gian dài nỗ lực thuyết phục các nước cắt giảm sản lượng dầu khí. Trong tháng Một vừa qua, có lúc giá dầu thế giới đã xuống dưới 30 USD/thùng, mức giá mà các nhà sản xuất cho rằng không đủ để bù chi phí.
Là một trong 5 thành viên sáng lập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Venezuela có trữ lượng dầu thô kiểm chứng đạt 298,4 tỷ thùng, chiếm 18% trữ lượng dầu thô thế giới.
Dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Venezuela, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, từ năm 2014 tới nay, giá dầu thế giới liên tục lao dốc ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu của nước này.
Diệu Hương (P/v TTXVN tại Buenos Aires)
Relate Threads