Giá dầu có phiên giảm mạnh, với giá dầu thô Mỹ lùi về dưới mốc 50 USD/thùng, bất chấp OPEC quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung thêm 9 tháng nữa.
Giá dầu giảm gần 5% hôm thứ Năm (25/5) về mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tuần, do giới đầu tư thất vọng trước quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng thêm 9 tháng nữa.
Việc gia hạn đã được thị trường dự báo từ trước, nhưng giới đầu tư cũng đồn đoán rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn nữa hoặc kéo dài thỏa thuận thêm 12 tháng.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Bảy giảm 2,46 USD, tương đương 4,8%, xuống 48,90 USD/thùng tại Sở giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá thấp nhất kể từ 16/5 và là mức giảm mạnh nhất kể từ 4/5.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy cũng bốc hơi 2,50 USD, tương đương 4,6%, xuống 51,46 USD/thùng tại Sở giao dịch hàng tương lai ICE ở London.
Giá dầu WT kết phiên ở dưới mức các đường trung bình 50 và 200 ngày. Giới phân tích kỹ thuật so sánh các mốc này để đánh giá đà tăng/giảm của một hàng hóa trong ngắn và dài hạn.
“Thị trường phát đi tín hiệu rằng giới đầu tư muốn nhiều hơn kết quả tại cuộc họp của OPEC, có thể là gia hạn thỏa thuận thêm 12 tháng”, theo Phil Flynn, chuyên gia phân tích cao cấp tại Price Futures Group.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih phát biểu rằng thị trường dầu mỏ “đang trên đà phục hồi” nhưng “cần thêm thời gian” để đưa lượng tồn kho dầu quay về mức trung bình 5 năm.
Trong khi đó, việc gia hạn thỏa thuận tiết giảm nguồn cung đã được bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia và Nga ra tín hiệu từ lâu trước đó, Bhushan Bahree, Giám đốc cao cấp tại IHS Markit, bình luận.
Việc gia hạn thỏa thuận cho thấy OPEC lo ngại rằng lượng tồn kho lớn sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu và cần thêm nhiều thời gian hơn kỳ vọng để kéo giảm lượng tồn kho, một phần do việc nở rộ của hoạt động khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, Bahree nói thêm.
OPEC đã “rất minh bạch trong việc đưa ra tín hiệu về việc cắt giảm từ trước cuộc họp và thị trường đã phản ánh việc gia hạn thỏa thuận vào giá rồi”, Maxwell Gold, Giám đốc chiến lược đầu tư tại ETFF Securities, nói.
“Đây là lý do giá dầu thô không phản ứng tích cực sau khi tin về thỏa thuận được công bố”, Gold nói thêm, đồng thời dự báo giá dầu có thể giao dịch trong ngưỡng 40-55 USD/thùng trong năm nay.
Hơn 20 nước thành viên và không thành viên của OPEC tháng 11 năm ngoái đồng ý cùng cắt giảm sản lượng thêm 1,8 triệu thùng/ngày nhằm giảm lượng dư cung trên toàn cầu.
Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, nhưng không tác động ngay lập tức lên lượng tồn kho trên toàn cầu. Tuy nhiên, thỏa thuận này có hiệu ứng rõ ràng khi lượng tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm trong 7 tuần liên tục.
Việc sụt giảm lượng dầu tồn kho ở Mỹ có thể đã thuyết phục một số nước thành viên OPEC rằng việc cắt giảm nguồn cung có độ trễ và cần thêm thời gian để đạt được mục tiêu giảm lượng tồn kho xuống mức trung bình 5 năm, theo Geoffrey Craig, biên tập viên mảng dầu tại S&P Global Platts.
Giá dầu giảm gần 5% hôm thứ Năm (25/5) về mức thấp nhất trong vòng hơn 1 tuần, do giới đầu tư thất vọng trước quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kéo dài thỏa thuận hạn chế sản lượng thêm 9 tháng nữa.
Việc gia hạn đã được thị trường dự báo từ trước, nhưng giới đầu tư cũng đồn đoán rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng sâu hơn nữa hoặc kéo dài thỏa thuận thêm 12 tháng.
Giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng Bảy giảm 2,46 USD, tương đương 4,8%, xuống 48,90 USD/thùng tại Sở giao dịch hàng hóa New York. Đây là mức giá thấp nhất kể từ 16/5 và là mức giảm mạnh nhất kể từ 4/5.
Tương tự, giá dầu Brent giao tháng Bảy cũng bốc hơi 2,50 USD, tương đương 4,6%, xuống 51,46 USD/thùng tại Sở giao dịch hàng tương lai ICE ở London.
Giá dầu WT kết phiên ở dưới mức các đường trung bình 50 và 200 ngày. Giới phân tích kỹ thuật so sánh các mốc này để đánh giá đà tăng/giảm của một hàng hóa trong ngắn và dài hạn.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih phát biểu rằng thị trường dầu mỏ “đang trên đà phục hồi” nhưng “cần thêm thời gian” để đưa lượng tồn kho dầu quay về mức trung bình 5 năm.
Trong khi đó, việc gia hạn thỏa thuận tiết giảm nguồn cung đã được bộ trưởng dầu mỏ của Saudi Arabia và Nga ra tín hiệu từ lâu trước đó, Bhushan Bahree, Giám đốc cao cấp tại IHS Markit, bình luận.
Việc gia hạn thỏa thuận cho thấy OPEC lo ngại rằng lượng tồn kho lớn sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá dầu và cần thêm nhiều thời gian hơn kỳ vọng để kéo giảm lượng tồn kho, một phần do việc nở rộ của hoạt động khai thác dầu đá phiến ở Mỹ, Bahree nói thêm.
OPEC đã “rất minh bạch trong việc đưa ra tín hiệu về việc cắt giảm từ trước cuộc họp và thị trường đã phản ánh việc gia hạn thỏa thuận vào giá rồi”, Maxwell Gold, Giám đốc chiến lược đầu tư tại ETFF Securities, nói.
“Đây là lý do giá dầu thô không phản ứng tích cực sau khi tin về thỏa thuận được công bố”, Gold nói thêm, đồng thời dự báo giá dầu có thể giao dịch trong ngưỡng 40-55 USD/thùng trong năm nay.
Hơn 20 nước thành viên và không thành viên của OPEC tháng 11 năm ngoái đồng ý cùng cắt giảm sản lượng thêm 1,8 triệu thùng/ngày nhằm giảm lượng dư cung trên toàn cầu.
Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày 1/1 năm nay, nhưng không tác động ngay lập tức lên lượng tồn kho trên toàn cầu. Tuy nhiên, thỏa thuận này có hiệu ứng rõ ràng khi lượng tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm trong 7 tuần liên tục.
Việc sụt giảm lượng dầu tồn kho ở Mỹ có thể đã thuyết phục một số nước thành viên OPEC rằng việc cắt giảm nguồn cung có độ trễ và cần thêm thời gian để đạt được mục tiêu giảm lượng tồn kho xuống mức trung bình 5 năm, theo Geoffrey Craig, biên tập viên mảng dầu tại S&P Global Platts.
MINH TUẤN - Bizlive.vn
Relate Threads