Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, và ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu nhập khẩu so với bất kì thời điểm nào trong 40 năm qua.
Vẫn chưa có dấu hiệu dầu sẽ ngừng rớt giá – đây là tin vui cho người tiêu dùng nhưng lại là nỗi buồn cho những “ông lớn” trong ngành sản xuất dầu như Arab Saudi và Nga. Và giờ đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu của Mỹ đang góp phần làm tăng thêm nỗi đau đó.
Tuần trước, giá dầu đã chạm các mức đáy mới trong năm 2017, khi dầu thô Brent chỉ còn 48 USD/thùng và dầu thô West Texas Intermediate (WTI) là dưới 46 USD/thùng. Cú rớt giá này được cho là do Mỹ bất ngờ tăng sản lượng dầu thô, thêm 3,3 triệu thùng (theo Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ), dù trước đó có những kì vọng rằng quốc gia này sẽ giảm 3,5 triệu thùng.
Tình hình lại càng trở nên tồi tệ hơn khi lượng dầu xuất khẩu của Mỹ cũng tăng lên, vì hồi năm 2015, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 40 năm qua đối với mặt hàng này. Dù điều này chỉ dẫn tới những mức tăng khiêm tốn trong sản lượng xuất khẩu dầu hồi năm 2016 nhưng đến thời điểm này của năm 2017, nó lại tăng mạnh. Đây là lý do chính khiến giá dầu vẫn sẽ nằm ở mức thấp trong dài hạn.
Thăng trầm trong xuất khẩu của Mỹ
Cũng đáng để nhớ lại rằng tại sao năm 1975 Mỹ lại ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu (trừ những trường hợp ngoại lệ theo sự cho phép của Tổng thống). Năm 1970, giá dầu thô đã lập mức cao kỉ lục trong lịch sử ở Mỹ, dù điều này sẽ có thể bị phá vỡ trong 2 năm tới. Khi ấy, Mỹ sản xuất rất nhiều nhưng cũng tiêu thụ nhiều, nên buộc phải nhập thêm từ các quốc gia OPEC, vốn sản xuất khoảng 55% lượng dầu của thế giới vào thời điểm năm 1973.
Điều này nghĩa là về cơ bản OPEC có thể kiểm soát giá. Và sau khi Mỹ hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, OPEC đã trả đũa bằng cách tăng giá dầu, khiến cho giá tăng lên gấp 4 lần và cả thế giới phải hứng chịu một cú sốc. Một trong nhiều cách mà Mỹ dùng để phản ứng lại là ban hành đạo luật Bảo tồn và chính sách năng lượng (EPCA) vào năm 1975. Đạo luật này được đưa ra nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu bằng cách cấm xuất khẩu dầu, giúp bảo đảm rằng nguồn dầu được sản xuất ở Mỹ chỉ sẽ được tiêu thụ bên trong quốc gia này.
Thấm thoát mà đã 40 năm. Giờ đây, nguồn cung không còn là một nỗi lo lớn nữa. Mỹ đã không còn phụ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài, một phần là nhờ các công nghệ mới như phá vỡ thủy lực (hydraulic fracking) và khoan ngang (horizontal drilling). Năm 2013, Mỹ bắt đầu sản xuất được nhiều dầu hơn so với sản lượng mà họ nhập khẩu. Và họ càng ngày càng thành công: sản lượng dầu thô của Mỹ đã gần gấp đôi kể từ năm 2010 và sẽ vượt qua các dự báo dành cho năm 2017. Cuối năm 2016, Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng Mỹ sẽ sản xuất được trung bình 8,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Những ước tính mới lại cho rằng quốc gia này sẽ sản xuất 9,2 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và tăng lên 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Tuy nhiên, không chỉ các con số về sản lượng của Mỹ đang “tạo sóng”, mà nhân tố chính là việc tăng sản lượng xuất khẩu dầu thô của Mỹ. Trong tháng 3 vừa qua, Mỹ đã xuất khẩu 830.000 thùng dầu thô mỗi ngày, nghĩa là tăng đến 64,2% so với cùng kì năm ngoái. Trước đó, hồi tháng 2, Mỹ đã xuất khẩu 1,1 triệu thùng/ngày, tăng gần 200% so với cùng kì năm ngoái. Theo The Wall Street Journal, các con số hồi tháng 2 là gần hơn với chuẩn mới, vì họ kì vọng Mỹ sẽ xuất khẩu trung bình khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm 2017.
Thảm họa cho các nhà sản xuất dầu
Đây là một thách thức lớn cho những nhà sản xuất dầu lớn khác, đặc biệt là Arab Saudi và Nga. Vào tháng 12/2016, OPEC và những đối tác của họ đã đồng ý cắt giảm sản lượng xuống khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, nghĩa là khoảng 1,5% sản lượng dầu thô toàn cầu vào thời điểm đó. OPEC, mà đứng đầu là Arab Saudi, đã khá thành công với cam kết này, khi giảm được 1,1 triệu thùng/ngày trong quý I/2017. Nga cũng đã giảm được so với các mức trong tháng 12/2016, nhưng chưa bằng so với cùng kì năm ngoái.
Thỏa thuận của OPEC đã giúp giá dầu được giữ vững quanh mốc 50 USD/thùng, và tháng trước, thỏa thuận cắt giảm này được kéo dài thêm 9 tháng nữa. Nếu chuyện này diễn ra vào năm 1973 thì có thể đã khiến cho giá dầu nhảy vọt. Tuy nhiên, trong năm 2017, OPEC chỉ sản xuất khoảng 40% nguồn cung toàn cầu, và Mỹ là một trong ba nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Giá dầu thô Brent đã tăng lên 54,15 USD/thùng sau khi thỏa thuận cắt giảm được kéo dài nhưng kể từ đó đã giảm gần 12% và có thể sẽ tiếp tục giảm.
Điều này nghĩa là ngay cả các quốc gia OPEC và ngoài OPEC hợp sức lại cũng không thể đẩy giá dầu lên, trừ khi họ sẵn lòng giảm mạnh sản lượng hơn nữa. Nó cũng nghĩa là hiện đã có đủ dầu trên thị trường, một phần là đến từ Mỹ, để đáp ứng nhu cầu, ngay cả khi những nhà sản xuất lớn hạn chế nguồn cung của mình. Duy trì được giá ở mức hiện tại là kết quả tốt nhất mà các nhà sản xuất này có thể hi vọng. Tuy nhiên, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến với rủi ro đánh mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh, mà không giúp giá dầu quay trở lại mức Nga và Arab Saudi cần có để ổn định nền kinh tế của họ.
Khi thảo luận về sức mạnh của Mỹ trên thế giới, chúng ta thường nhắc tới một vài điểm chủ chốt: kinh tế chiếm gần 1/4 GDP toàn cầu, sở hữu một lực lượng quân sự “không có đối thủ” trên thế giới, và kinh tế của họ hiện không phụ thuộc vào xuất khẩu.
Giờ đây, chúng ta có thể thêm vào danh sách đó vài điểm sau: Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu nhập khẩu so với bất kì thời điểm nào trong 40 năm qua, và họ đang lấy mất khách hàng khỏi tay Nga và Arab Saudi, thậm chí khi giá dầu chỉ còn 50 USD/thùng.
Ngay cả cách đây vài năm, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng đã thấy khó mà kiếm được lợi nhuận với mức giá ấy, nhưng giờ đây họ đang thành công với điều đó. Giá dầu đang đi xuống, sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng, và những hậu quả, nếu có, sẽ có quy mô toàn cầu.
Vẫn chưa có dấu hiệu dầu sẽ ngừng rớt giá – đây là tin vui cho người tiêu dùng nhưng lại là nỗi buồn cho những “ông lớn” trong ngành sản xuất dầu như Arab Saudi và Nga. Và giờ đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu của Mỹ đang góp phần làm tăng thêm nỗi đau đó.
Tình hình lại càng trở nên tồi tệ hơn khi lượng dầu xuất khẩu của Mỹ cũng tăng lên, vì hồi năm 2015, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu kéo dài 40 năm qua đối với mặt hàng này. Dù điều này chỉ dẫn tới những mức tăng khiêm tốn trong sản lượng xuất khẩu dầu hồi năm 2016 nhưng đến thời điểm này của năm 2017, nó lại tăng mạnh. Đây là lý do chính khiến giá dầu vẫn sẽ nằm ở mức thấp trong dài hạn.
Cũng đáng để nhớ lại rằng tại sao năm 1975 Mỹ lại ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu (trừ những trường hợp ngoại lệ theo sự cho phép của Tổng thống). Năm 1970, giá dầu thô đã lập mức cao kỉ lục trong lịch sử ở Mỹ, dù điều này sẽ có thể bị phá vỡ trong 2 năm tới. Khi ấy, Mỹ sản xuất rất nhiều nhưng cũng tiêu thụ nhiều, nên buộc phải nhập thêm từ các quốc gia OPEC, vốn sản xuất khoảng 55% lượng dầu của thế giới vào thời điểm năm 1973.
Điều này nghĩa là về cơ bản OPEC có thể kiểm soát giá. Và sau khi Mỹ hỗ trợ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur năm 1973, OPEC đã trả đũa bằng cách tăng giá dầu, khiến cho giá tăng lên gấp 4 lần và cả thế giới phải hứng chịu một cú sốc. Một trong nhiều cách mà Mỹ dùng để phản ứng lại là ban hành đạo luật Bảo tồn và chính sách năng lượng (EPCA) vào năm 1975. Đạo luật này được đưa ra nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu bằng cách cấm xuất khẩu dầu, giúp bảo đảm rằng nguồn dầu được sản xuất ở Mỹ chỉ sẽ được tiêu thụ bên trong quốc gia này.
Thấm thoát mà đã 40 năm. Giờ đây, nguồn cung không còn là một nỗi lo lớn nữa. Mỹ đã không còn phụ thuộc vào nguồn dầu nước ngoài, một phần là nhờ các công nghệ mới như phá vỡ thủy lực (hydraulic fracking) và khoan ngang (horizontal drilling). Năm 2013, Mỹ bắt đầu sản xuất được nhiều dầu hơn so với sản lượng mà họ nhập khẩu. Và họ càng ngày càng thành công: sản lượng dầu thô của Mỹ đã gần gấp đôi kể từ năm 2010 và sẽ vượt qua các dự báo dành cho năm 2017. Cuối năm 2016, Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng Mỹ sẽ sản xuất được trung bình 8,7 triệu thùng/ngày trong năm 2017. Những ước tính mới lại cho rằng quốc gia này sẽ sản xuất 9,2 triệu thùng/ngày trong năm 2017 và tăng lên 10 triệu thùng/ngày trong năm 2018.
Thảm họa cho các nhà sản xuất dầu
Đây là một thách thức lớn cho những nhà sản xuất dầu lớn khác, đặc biệt là Arab Saudi và Nga. Vào tháng 12/2016, OPEC và những đối tác của họ đã đồng ý cắt giảm sản lượng xuống khoảng 1,8 triệu thùng/ngày, nghĩa là khoảng 1,5% sản lượng dầu thô toàn cầu vào thời điểm đó. OPEC, mà đứng đầu là Arab Saudi, đã khá thành công với cam kết này, khi giảm được 1,1 triệu thùng/ngày trong quý I/2017. Nga cũng đã giảm được so với các mức trong tháng 12/2016, nhưng chưa bằng so với cùng kì năm ngoái.
Thỏa thuận của OPEC đã giúp giá dầu được giữ vững quanh mốc 50 USD/thùng, và tháng trước, thỏa thuận cắt giảm này được kéo dài thêm 9 tháng nữa. Nếu chuyện này diễn ra vào năm 1973 thì có thể đã khiến cho giá dầu nhảy vọt. Tuy nhiên, trong năm 2017, OPEC chỉ sản xuất khoảng 40% nguồn cung toàn cầu, và Mỹ là một trong ba nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Giá dầu thô Brent đã tăng lên 54,15 USD/thùng sau khi thỏa thuận cắt giảm được kéo dài nhưng kể từ đó đã giảm gần 12% và có thể sẽ tiếp tục giảm.
Khi thảo luận về sức mạnh của Mỹ trên thế giới, chúng ta thường nhắc tới một vài điểm chủ chốt: kinh tế chiếm gần 1/4 GDP toàn cầu, sở hữu một lực lượng quân sự “không có đối thủ” trên thế giới, và kinh tế của họ hiện không phụ thuộc vào xuất khẩu.
Giờ đây, chúng ta có thể thêm vào danh sách đó vài điểm sau: Mỹ là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, ít phụ thuộc hơn vào nguồn dầu nhập khẩu so với bất kì thời điểm nào trong 40 năm qua, và họ đang lấy mất khách hàng khỏi tay Nga và Arab Saudi, thậm chí khi giá dầu chỉ còn 50 USD/thùng.
Ngay cả cách đây vài năm, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cũng đã thấy khó mà kiếm được lợi nhuận với mức giá ấy, nhưng giờ đây họ đang thành công với điều đó. Giá dầu đang đi xuống, sản lượng xuất khẩu của Mỹ đang tăng, và những hậu quả, nếu có, sẽ có quy mô toàn cầu.
Lê Thanh Hải
Nguồn ZeroHedge
Nguồn ZeroHedge
Relate Threads