Bất chấp nền kinh tế lao đao vì thị trường dầu mỏ dư cung đẩy giá dầu lao dốc, sản lượng dầu thô của Nga vẫn cao kỷ lục.
Theo Bộ Năng lượng Nga, năm 2015, Nga khai thác 534 triệu tấn dầu thô, sản lượng dầu và khí của nước này tăng 1,4% so với năm trước đó, lên 10,73 triệu thùng/ngày.
Nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moscow do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đồng nội tệ rúp mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong năm ngoái. Tuy nhiên, việc giá dầu Brent Biển Bắc trượt xuống đáy của 11 năm trong tháng trước đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Nga.
Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên.
Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.
Năm ngoái, khi giá dầu bắt đầu sụt giảm, chính phủ Nga đã nhanh chóng cho thả nổi đồng rúp. Kể từ đó, đồng rúp đã mất giá theo từng biến động sụt giảm của giá dầu – hay chính xác hơn là diễn biến của đồng Rúp sẽ chịu tác động rất lớn từ giá dầu do tính lệ thuộc của nguồn thu ngân sách Nga vào xuất khẩu dầu, vì vậy cứ mỗi một thùng dầu được bán ra sẽ thu về từng ấy tiền cho nguồn thu ngân sách của chính phủ tính theo đồng rúp.
Bởi thế, Nga không có lý do gì để cắt giảm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Trong thông điệp liên bang hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trấn an người dân khi nói rằng Moscow đã có sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào, kể cả sự bất ổn của giá dầu.
Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu cơ sở 50 USD/thùng, song giá dầu thế giới hiện nay chỉ vào khoảng 37 USD/thùng.
Theo Bộ Năng lượng Nga, năm 2015, Nga khai thác 534 triệu tấn dầu thô, sản lượng dầu và khí của nước này tăng 1,4% so với năm trước đó, lên 10,73 triệu thùng/ngày.
Nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn trong nhiều tháng qua do giá dầu thô thấp cùng những biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt lên Moscow do liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đồng nội tệ rúp mất gần 50% giá trị trong năm 2014 và phục hồi một phần khi giá năng lượng ổn định trở lại trong năm ngoái. Tuy nhiên, việc giá dầu Brent Biển Bắc trượt xuống đáy của 11 năm trong tháng trước đã phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế Nga.
Chuyên gia năng lượng Mikhail Krutikhin nhận định tất cả các nước, kể cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), đều tập trung tăng sản lượng khai thác và cố giữ thị phần trên thị trường dầu mỏ, và Nga dường như cũng có chung quan điểm trên.
Bên cạnh lý do đó, một lý do khiến Nga tiếp tục tăng sản lượng dầu thô đó là nước này cần tiền mặt nên giá dầu càng thấp thì họ càng phải bán ra nhiều hơn để duy trì doanh thu, lấy số lượng bù vào giá giảm. Nền kinh tế Nga có tới khoảng 50% nguồn thu ngân sách nhà nước được đóng góp bởi xuất khẩu dầu.
Bởi thế, Nga không có lý do gì để cắt giảm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu. Ngân hàng trung ương Nga dự báo trong trường hợp giá dầu duy trì ở mức hiện tại, GDP của nước này sẽ giảm 2% trong năm 2016.
Trong thông điệp liên bang hồi tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trấn an người dân khi nói rằng Moscow đã có sự chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào, kể cả sự bất ổn của giá dầu.
Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên mức giá dầu cơ sở 50 USD/thùng, song giá dầu thế giới hiện nay chỉ vào khoảng 37 USD/thùng.
An Nhiên - Báo Đất Việt
Relate Threads