Từ một doanh nghiệp ngàn tỉ USD cách đây 10 năm, tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc PetroChina Co. đã mất khoảng 800 tỉ USD giá trị thị trường. Con số khổng lồ này nói lên điều gì?
Để dễ hình dung, số tiền 800 tỉ USD lớn đến mức đủ mua tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Ý, hoặc có thể phủ vòng quanh trái đất 31 lần bằng tờ bạc 100 USD.
Theo hãng tin Bloomberg, cú lao sàn của ChinaPetro - được xem là lớn nhất trong lịch sử chứng khoán thế giới - vẫn đang tiếp tục.
Nếu các đánh giá tài chính là chính xác, cổ phiếu của PetroChina trên sàn Thượng Hải sẽ tiếp tục giảm 16% trong 12 tháng tới.
Các thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Trung Quốc một thập kỷ qua được cho là nguyên nhân khiến cổ phiếu PetroChina rớt thê thảm. Một trong số đó là việc Bắc Kinh dần rời xa mô hình phát triển dựa trên sản xuất hàng hóa.
Cộng thêm việc giá dầu giảm 44% trong 10 năm qua và kế hoạch tham vọng của ông Tập Cận Bình thúc đẩy phát triển xe điện, nên cũng dễ hiểu tại sao giới phân tích tài chính không lạc quan về tương lai của PetroChina.
Lạc quan sao được khi mà cổ phiếu PetroChina đang được giao dịch ở mức cao hơn 36 lần so với dự báo doanh thu 12 tháng.
"Khoảng thời gian sắp tới sẽ khó khăn đối với PetroChina. Ai lại muốn mua một cổ phiếu như vậy?" - nhà phân tích Toshihiko Takamoto thuộc hãng quản lý tài chính Asset Management One, bình luận.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác nằm ngoài khả năng kiểm soát của PetroChina. Khi tập đoàn này lên sàn Thượng Hải năm 2007, quả bong bóng giá dầu và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chực chờ phát nổ, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thì đã cận kề.
Ngày nay, các mảng kinh tế cũ như dầu mỏ không còn sức hấp dẫn đối với giới đầu tư, sự lên ngôi nằm ở mảng công nghệ và công nghiệp tiêu dùng.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người xác lập vị thế lãnh đạo lớn nhất Trung Quốc trong vài thập kỷ tại kỳ Đại hội Đảng vừa kết thúc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tăng trưởng thân thiện với môi trường.
Chính quyền Bắc Kinh đang triển khai các chương trình sản xuất ôtô điện lớn nhất thế giới, đồng thời cam kết sẽ giảm lượng khí thải carbon đến năm 2030.
Khi được hỏi liệu có bao giờ PetroChina trở lại thời kỳ hoàng kim 2007 không, ông Andrew Clarke, giám đốc giao dịch hãng tài chính Mirabaud Asia Ltd., trả lời ngắn gọn: "Có thể một ngày nào đó, nhưng tôi chắc là tôi sẽ chết trước khi ngày đó đến".
Để dễ hình dung, số tiền 800 tỉ USD lớn đến mức đủ mua tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán ở Ý, hoặc có thể phủ vòng quanh trái đất 31 lần bằng tờ bạc 100 USD.
Theo hãng tin Bloomberg, cú lao sàn của ChinaPetro - được xem là lớn nhất trong lịch sử chứng khoán thế giới - vẫn đang tiếp tục.
Nếu các đánh giá tài chính là chính xác, cổ phiếu của PetroChina trên sàn Thượng Hải sẽ tiếp tục giảm 16% trong 12 tháng tới.
Cộng thêm việc giá dầu giảm 44% trong 10 năm qua và kế hoạch tham vọng của ông Tập Cận Bình thúc đẩy phát triển xe điện, nên cũng dễ hiểu tại sao giới phân tích tài chính không lạc quan về tương lai của PetroChina.
Lạc quan sao được khi mà cổ phiếu PetroChina đang được giao dịch ở mức cao hơn 36 lần so với dự báo doanh thu 12 tháng.
"Khoảng thời gian sắp tới sẽ khó khăn đối với PetroChina. Ai lại muốn mua một cổ phiếu như vậy?" - nhà phân tích Toshihiko Takamoto thuộc hãng quản lý tài chính Asset Management One, bình luận.
Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố khác nằm ngoài khả năng kiểm soát của PetroChina. Khi tập đoàn này lên sàn Thượng Hải năm 2007, quả bong bóng giá dầu và thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chực chờ phát nổ, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thì đã cận kề.
Ngày nay, các mảng kinh tế cũ như dầu mỏ không còn sức hấp dẫn đối với giới đầu tư, sự lên ngôi nằm ở mảng công nghệ và công nghiệp tiêu dùng.
Chủ tịch Tập Cận Bình, người xác lập vị thế lãnh đạo lớn nhất Trung Quốc trong vài thập kỷ tại kỳ Đại hội Đảng vừa kết thúc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tăng trưởng thân thiện với môi trường.
Chính quyền Bắc Kinh đang triển khai các chương trình sản xuất ôtô điện lớn nhất thế giới, đồng thời cam kết sẽ giảm lượng khí thải carbon đến năm 2030.
Khi được hỏi liệu có bao giờ PetroChina trở lại thời kỳ hoàng kim 2007 không, ông Andrew Clarke, giám đốc giao dịch hãng tài chính Mirabaud Asia Ltd., trả lời ngắn gọn: "Có thể một ngày nào đó, nhưng tôi chắc là tôi sẽ chết trước khi ngày đó đến".
PHÚC LONG
Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
Relate Threads