Quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018 đã gây thất vọng cho các nhà đầu tư tài chính, thúc đẩy một cuộc rời bỏ các thị trường dầu mỏ tương lai, trong khi các nhà máy lọc dầu tại châu Á chủ yếu quan tâm tới việc liệu họ có cần tìm kiếm nguồn dầu mỏ thay thế hay không.
Tại Vienna, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và một số nhà sản xuất khác ngày 25/5 đã gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết quý 1/2018.
Các nhà kinh doanh tài chính không thích những gì họ đã nghe thấy, nghĩ rằng nó có nghĩa dư thừa sẽ kéo dài.
Tuy nhiên tại các thị trường giao ngay, nơi các tàu chở dầu có thể mất vài tuần hay vài tháng để phân phối tới 100 triệu USD dầu mỏ, các nhà máy lọc dầu muốn biết liệu họ có bị buộc tìm kiếm các nguồn cung cấp mới không.
Yasushi Kimura, chủ tịch của Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản và chủ tịch của Tập đoàn dầu khí JXTG Holdings cho biết đây là một tuyên bố mạnh mẽ của OPEC cũng như các nhà sản xuất ngoài tổ chức này để siết chặt cung cầu tổng thể. Để đảm bảo nguồn cung dầu thô “chúng tôi cần theo dõi việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của OPEC một cách cận thận”.
Dầu thô là chi phí lớn nhất cho các nhà máy lọc dầu và ngành hóa dầu, lợi nhuận biến động mạnh bất cứ khi nào giá dao động. Kimura cho biết việc gia hạn cắt giảm có nghĩa là nhu cầu có thể vượt nguồn cung trong năm 2017, sẽ là lần đầu tiên trong nhiều năm.
Điều này sẽ buộc các nhà máy lọc dầu bắt đầu sử dụng dự trữ, đẩy giá tăng ít nhất cho tới khi sản lượng bắt kịp với tiêu dùng. Ông Kimura cho biết “trong năm 2017, nhu cầu toàn cầu dường như vượt nguồn cung và giá dầu có thể tăng tới 60 USD/thùng vào cuối năm nay”.
Cho đến nay, việc cắt giảm bắt đầu hồi tháng 1/2017 hầu như không giảm nguồn cung tại châu Á, nơi có ba trong số 4 nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Các nhà xuất khẩu muốn duy trì thị phần trên toàn cầu và họ cắt giảm các nguồn cung trong nước hay các chuyến hàng cho khách mua vãng lai. Kết quả là tồn kho tại các thị trường tiêu thụ lớn vẫn mạnh và giá thấp. Các nguồn tin của OPEC cho biết rằng điều đó sẽ thay đổi do nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đặc biệt quan tâm để thấy thị trường siết chặt một cách rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nhà máy lọc dầu vẫn không mong muốn thiếu hụt dầu thô thực sự, phần lớn do nguồn cung thay thế phong phú.
Các nhà sản xuất Mỹ đã trở thành một nguồn thay thế quan trọng do sản lượng của họ, phần lớn là dầu đá phiến, đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016 lên 9,3 triệu thùng, gần với mức của Saudi Arabia và Nga.
Các nhà sản xuất này đã nhanh chóng lấp chỗ chống của OPEC, với trung bình 374.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Mỹ sang châu Á trong 4 tháng đầu năm 2017, theo số liệu của Bộ phận Nghiên cứu và Dự báo Dầu mỏ của Thomson Reuters. Mức xuất khẩu trung bình sang châu Á năm 2016 chỉ là 48.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích gồm Goldman Sachs, Jefferies và Barclays dự kiến giá dần tăng đến đầu năm 2018 do thị trường siết chặt.
Trong khi nhiều nhà tiêu dùng có thể phải sống với mức giá cao do OPEC và đồng minh của họ hạn chế sản lượng, kéo dài chính sách này thì tổ chức này càng có nguy cơ mất thị phần.
Kim Wookyung, một phát ngôn viên tại SK Innovation, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu SK Energy lớn nhất của Hàn Quốc cho biết “để phản ứng lại việc cắt giảm sản lượng của OPEC chúng tôi đang thực hiện đa dạng hóa nguồn dầu mỏ nhập khẩu và nhìn ra ngoài Trung Đông”.
Tại Vienna, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và một số nhà sản xuất khác ngày 25/5 đã gia hạn cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết quý 1/2018.
Các nhà kinh doanh tài chính không thích những gì họ đã nghe thấy, nghĩ rằng nó có nghĩa dư thừa sẽ kéo dài.
Yasushi Kimura, chủ tịch của Hiệp hội Dầu mỏ Nhật Bản và chủ tịch của Tập đoàn dầu khí JXTG Holdings cho biết đây là một tuyên bố mạnh mẽ của OPEC cũng như các nhà sản xuất ngoài tổ chức này để siết chặt cung cầu tổng thể. Để đảm bảo nguồn cung dầu thô “chúng tôi cần theo dõi việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của OPEC một cách cận thận”.
Dầu thô là chi phí lớn nhất cho các nhà máy lọc dầu và ngành hóa dầu, lợi nhuận biến động mạnh bất cứ khi nào giá dao động. Kimura cho biết việc gia hạn cắt giảm có nghĩa là nhu cầu có thể vượt nguồn cung trong năm 2017, sẽ là lần đầu tiên trong nhiều năm.
Điều này sẽ buộc các nhà máy lọc dầu bắt đầu sử dụng dự trữ, đẩy giá tăng ít nhất cho tới khi sản lượng bắt kịp với tiêu dùng. Ông Kimura cho biết “trong năm 2017, nhu cầu toàn cầu dường như vượt nguồn cung và giá dầu có thể tăng tới 60 USD/thùng vào cuối năm nay”.
Cho đến nay, việc cắt giảm bắt đầu hồi tháng 1/2017 hầu như không giảm nguồn cung tại châu Á, nơi có ba trong số 4 nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Các nhà xuất khẩu muốn duy trì thị phần trên toàn cầu và họ cắt giảm các nguồn cung trong nước hay các chuyến hàng cho khách mua vãng lai. Kết quả là tồn kho tại các thị trường tiêu thụ lớn vẫn mạnh và giá thấp. Các nguồn tin của OPEC cho biết rằng điều đó sẽ thay đổi do nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đặc biệt quan tâm để thấy thị trường siết chặt một cách rõ ràng. Tuy nhiên nhiều nhà máy lọc dầu vẫn không mong muốn thiếu hụt dầu thô thực sự, phần lớn do nguồn cung thay thế phong phú.
Các nhà sản xuất Mỹ đã trở thành một nguồn thay thế quan trọng do sản lượng của họ, phần lớn là dầu đá phiến, đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016 lên 9,3 triệu thùng, gần với mức của Saudi Arabia và Nga.
Các nhà sản xuất này đã nhanh chóng lấp chỗ chống của OPEC, với trung bình 374.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Mỹ sang châu Á trong 4 tháng đầu năm 2017, theo số liệu của Bộ phận Nghiên cứu và Dự báo Dầu mỏ của Thomson Reuters. Mức xuất khẩu trung bình sang châu Á năm 2016 chỉ là 48.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích gồm Goldman Sachs, Jefferies và Barclays dự kiến giá dần tăng đến đầu năm 2018 do thị trường siết chặt.
Trong khi nhiều nhà tiêu dùng có thể phải sống với mức giá cao do OPEC và đồng minh của họ hạn chế sản lượng, kéo dài chính sách này thì tổ chức này càng có nguy cơ mất thị phần.
Kim Wookyung, một phát ngôn viên tại SK Innovation, chủ sở hữu nhà máy lọc dầu SK Energy lớn nhất của Hàn Quốc cho biết “để phản ứng lại việc cắt giảm sản lượng của OPEC chúng tôi đang thực hiện đa dạng hóa nguồn dầu mỏ nhập khẩu và nhìn ra ngoài Trung Đông”.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads