Trong phần tranh luận tại tòa ngày 16.1, đại diện Viện KSND khẳng định bị cáo Đinh La Thăng giữ vai trò chủ mưu trong vụ án.
Ngày 16.1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án “cố ý làm trái…” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục phần tranh luận.
Chỉ định PVC làm nhà thầu đúng hay sai?
Cuối phiên tòa sáng qua, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, đã được HĐXX cho nêu quan điểm về phần đối đáp của Viện KSND tối cao (VKS). Trong phần tự bào chữa lần thứ 2 tại tòa, bị cáo một lần nữa khai việc PVN chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là không sai, đã được Thủ tướng cho phép. “Chủ trương chỉ định thầu có từ tháng 1.2006, lúc bị cáo chưa về PVN. Đến tháng 2.2009 Thủ tướng đồng ý cho HĐTV Tập đoàn PVN được quyền chỉ định các đơn vị thành viên tập đoàn thực hiện dự án thuộc tập đoàn. Chỉ được chỉ định cho các đơn vị thành viên thôi chứ không được chỉ định ra ngoài. Khi đó, về xây lắp thì PVC là mạnh nhất nên việc chỉ định thầu cho PVC là hợp lý”, bị cáo Thăng trình bày.
Liên quan việc dẫn Kết luận 41 của Bộ Chính trị để giải thích PVN chỉ định thầu cho PVC nhưng bị VKS phủ nhận, bị cáo cho rằng kết luận này nêu nhiều vấn đề nhưng trong đó có việc phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Kinh doanh đa ngành thì ngoài tìm kiếm khai thác dầu khí còn bổ sung dịch vụ xây lắp, tài chính, vận chuyển… Theo bị cáo, trong Kết luận 41 nêu rất rõ, do sản lượng dầu khí của VN hạn chế nên phải tăng nhanh doanh thu dịch vụ từ 15% lên 30 - 35%. “Kết luận 41 không thể nêu cụ thể nhiệt điện Thái Bình 2 hay Dung Quất hay Cà Mau 1, Cà Mau 2. Đó chỉ là đường hướng, chủ trương của Đảng và căn cứ vào đường hướng kết luận này Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển của PVN đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2025 cũng như các kế hoạch 5 năm. PVN căn cứ kế hoạch 5 năm này để triển khai các hoạt động”, bị cáo Thăng dẫn giải.
Khi bị chủ tọa phiên tòa ngắt lời vì các nội dung này bị cáo đã trình bày trước đó, bị cáo Thăng cho rằng dù đã trình bày trước đó nhưng không được VKS lưu tâm. “Chủ trương chỉ định thầu không phải do bị cáo nghĩ ra, bị cáo cao hứng hay nhất thời mà là chủ trương của Đảng, Chính phủ thực hiện cho tất cả thành viên của Tập đoàn PVN chứ không chỉ riêng PVC”, bị cáo nói.
Bị cáo Thăng trình bày thêm, sau khi bị cáo chuyển công tác khỏi PVN từ tháng 8.2011, hợp đồng được chuyển từ Tổng công ty điện lực dầu khí (PVPower) về PVN thì HĐTV PVN đã đánh giá lại toàn bộ quy trình, nhưng đến 11.10.2011 vẫn chỉ định PVC đủ năng lực để triển khai thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. "Lúc đó bị cáo đã rời khỏi PVN và không trực tiếp chỉ đạo", bị cáo Thăng nói.
Liên quan đến cáo buộc hợp đồng 33 ký sai quy định, bị cáo Thăng cho rằng thẩm quyền ký là của PVPower. HĐTV PVN chỉ chỉ đạo bằng nghị quyết, quyết định, thông báo kết luận, không chỉ đạo bằng miệng và điều này đúng với thẩm quyền của HĐTV và Chủ tịch HĐTV PVN. Bị cáo nói trong tất cả các cuộc họp, bị cáo không nhận được bất kỳ báo cáo nào của PVPower, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Ban Giám đốc PVN và bất kỳ cá nhân nào là hợp đồng 33 sai quy định. “Sau đó, đến khi phát hiện ra việc này, anh Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) chỉ đạo xử lý. Rõ ràng bị cáo hoàn toàn không biết”, bị cáo trình bày.
Về tạm ứng tiền cho PVC sau khi ký bản hợp đồng 33, bị cáo cũng phủ nhận cáo buộc bản thân chỉ định thầu cho PVC để thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng cho PVC sau đó. “Chính bản thân bị cáo đã 3 lần từ chối đề nghị tạm ứng của PVC. Nếu như luận tội của VKS, bị cáo chỉ đạo ký hợp đồng để tạm ứng tiền thì khi PVC xin tạm ứng, bị cáo phải đồng ý ngay”, bị cáo Thăng nói thêm. Theo bị cáo, trong lần duy nhất bị cáo có chỉ đạo chuyển tiền cho dự án tại cuộc họp ngày 1.6.2011, thì cũng chỉ đạo rất rõ là tạm ứng theo quy định của pháp luật và PVC không được sử dụng tiền cho mục đích khác mà phải sử dụng cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng những nội dung chỉ đạo đúng quy định pháp luật đã không được đại diện VKS nhắc tới.
Bị cáo Thăng nói bản thân đồng tình quan điểm của VKS không xem xét trách nhiệm của PVPower và Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, song kiến nghị đây là 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ cuối cùng trong chuỗi sự kiện nhưng lại không bị xử lý thì đề nghị VKS, HĐXX xem xét lại với các bị cáo khác trên cùng quan điểm đó.
“Đủ cơ sở để buộc tội các bị cáo”
Trao đổi lại với phần tranh luận của các luật sư và bị cáo, đại diện VKS cho rằng xuất phát điểm và xuyên suốt vụ án này là việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Qua lời khai tại tòa của các bị cáo, việc PVN chỉ định thầu cho PVC là không đúng nghị quyết của HĐTV PVN. Nghị quyết của HĐTV là chỉ định liên danh tổng thầu. Do đó, VKS khẳng định việc chỉ định thầu đối với PVC là sai từ đầu. “Vai trò trong việc này được quy kết cho bị cáo Đinh La Thăng với tư cách Chủ tịch HĐTV PVN”, đại diện VKS nói.
Về năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC trong thực hiện dự án, đại diện VKS cho rằng ngay cả những người ở PVC như bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC, cũng thừa nhận PVC không có năng lực và kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án. Trong báo cáo mới nhất của PVC gửi VKS và HĐXX cũng nói PVC chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án lớn như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, do đó chưa lường hết phạm vi công việc, chưa lường hết khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đối với quan điểm của luật sư cho rằng, việc chỉ định thầu cho PVC là nhằm phát huy nội lực, người Việt dùng hàng Việt, đại diện VKS cho rằng phát huy nội lực là điều mong muốn của nhà nước, nhân dân. Tuy nhiên, việc phát triển phải có lộ trình vì điều này không chỉ liên quan tới vốn mà còn là nguồn nhân lực, vấn đề làm chủ công nghệ, năng lực quản trị... Đưa một dự án lớn cho một đơn vị không có đủ năng lực sẽ dẫn tới hậu quả mà thực tế hậu quả vụ án đã xảy ra.
Về vấn đề cá thể hóa trách nhiệm của các bị cáo, đại diện VKS cho rằng đã xem xét đến trách nhiệm, vai trò của từng bị cáo trong vụ án. Cùng một sai phạm, một tính chất sai phạm thì người có trách nhiệm cao hơn đương nhiên chịu trách nhiệm cao hơn. Từ đó, đại diện VKS cho rằng, trong vụ án này, vai trò chủ mưu, xuyên suốt vụ án chính là bị cáo Đinh La Thăng. Bởi lẽ, khởi đầu từ việc chỉ định thầu, với vai trò là Chủ tịch HĐTV PVN, bị cáo Thăng biết PVC không đủ năng lực, đang gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn chỉ định thầu cho PVC.
“Từ việc chỉ định thầu, ký hợp đồng số 33 đến hợp đồng 4194 - chuyển đổi chủ đầu tư từ PVPower về PVN và sau đó là việc chi tiền tạm ứng, các bị cáo đều nói là do sức ép về tiến độ. Thử hỏi từ ngày tạm ứng cho tới ngày PVC thực hiện các hạng mục là sau thời gian bao lâu?”, đại diện VKS đặt câu hỏi, từ đó khẳng định ký hợp đồng 33 thực chất là để hợp thức hóa việc chuyển tiền tạm ứng cho PVC. “Với tất cả những lập luận, cơ sở đưa ra, ý phân tích, chúng tôi thấy rằng đủ cơ sở để buộc tội các bị cáo”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Ngày 16.1, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án “cố ý làm trái…” và “tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn dầu khí VN (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) tiếp tục phần tranh luận.
Chỉ định PVC làm nhà thầu đúng hay sai?
Cuối phiên tòa sáng qua, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, đã được HĐXX cho nêu quan điểm về phần đối đáp của Viện KSND tối cao (VKS). Trong phần tự bào chữa lần thứ 2 tại tòa, bị cáo một lần nữa khai việc PVN chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là không sai, đã được Thủ tướng cho phép. “Chủ trương chỉ định thầu có từ tháng 1.2006, lúc bị cáo chưa về PVN. Đến tháng 2.2009 Thủ tướng đồng ý cho HĐTV Tập đoàn PVN được quyền chỉ định các đơn vị thành viên tập đoàn thực hiện dự án thuộc tập đoàn. Chỉ được chỉ định cho các đơn vị thành viên thôi chứ không được chỉ định ra ngoài. Khi đó, về xây lắp thì PVC là mạnh nhất nên việc chỉ định thầu cho PVC là hợp lý”, bị cáo Thăng trình bày.
Liên quan việc dẫn Kết luận 41 của Bộ Chính trị để giải thích PVN chỉ định thầu cho PVC nhưng bị VKS phủ nhận, bị cáo cho rằng kết luận này nêu nhiều vấn đề nhưng trong đó có việc phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế hàng đầu đất nước, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế. Kinh doanh đa ngành thì ngoài tìm kiếm khai thác dầu khí còn bổ sung dịch vụ xây lắp, tài chính, vận chuyển… Theo bị cáo, trong Kết luận 41 nêu rất rõ, do sản lượng dầu khí của VN hạn chế nên phải tăng nhanh doanh thu dịch vụ từ 15% lên 30 - 35%. “Kết luận 41 không thể nêu cụ thể nhiệt điện Thái Bình 2 hay Dung Quất hay Cà Mau 1, Cà Mau 2. Đó chỉ là đường hướng, chủ trương của Đảng và căn cứ vào đường hướng kết luận này Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển của PVN đến năm 2015, tầm nhìn tới năm 2025 cũng như các kế hoạch 5 năm. PVN căn cứ kế hoạch 5 năm này để triển khai các hoạt động”, bị cáo Thăng dẫn giải.
Khi bị chủ tọa phiên tòa ngắt lời vì các nội dung này bị cáo đã trình bày trước đó, bị cáo Thăng cho rằng dù đã trình bày trước đó nhưng không được VKS lưu tâm. “Chủ trương chỉ định thầu không phải do bị cáo nghĩ ra, bị cáo cao hứng hay nhất thời mà là chủ trương của Đảng, Chính phủ thực hiện cho tất cả thành viên của Tập đoàn PVN chứ không chỉ riêng PVC”, bị cáo nói.
Bị cáo Thăng trình bày thêm, sau khi bị cáo chuyển công tác khỏi PVN từ tháng 8.2011, hợp đồng được chuyển từ Tổng công ty điện lực dầu khí (PVPower) về PVN thì HĐTV PVN đã đánh giá lại toàn bộ quy trình, nhưng đến 11.10.2011 vẫn chỉ định PVC đủ năng lực để triển khai thực hiện dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. "Lúc đó bị cáo đã rời khỏi PVN và không trực tiếp chỉ đạo", bị cáo Thăng nói.
Liên quan đến cáo buộc hợp đồng 33 ký sai quy định, bị cáo Thăng cho rằng thẩm quyền ký là của PVPower. HĐTV PVN chỉ chỉ đạo bằng nghị quyết, quyết định, thông báo kết luận, không chỉ đạo bằng miệng và điều này đúng với thẩm quyền của HĐTV và Chủ tịch HĐTV PVN. Bị cáo nói trong tất cả các cuộc họp, bị cáo không nhận được bất kỳ báo cáo nào của PVPower, Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Ban Giám đốc PVN và bất kỳ cá nhân nào là hợp đồng 33 sai quy định. “Sau đó, đến khi phát hiện ra việc này, anh Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) chỉ đạo xử lý. Rõ ràng bị cáo hoàn toàn không biết”, bị cáo trình bày.
Về tạm ứng tiền cho PVC sau khi ký bản hợp đồng 33, bị cáo cũng phủ nhận cáo buộc bản thân chỉ định thầu cho PVC để thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng cho PVC sau đó. “Chính bản thân bị cáo đã 3 lần từ chối đề nghị tạm ứng của PVC. Nếu như luận tội của VKS, bị cáo chỉ đạo ký hợp đồng để tạm ứng tiền thì khi PVC xin tạm ứng, bị cáo phải đồng ý ngay”, bị cáo Thăng nói thêm. Theo bị cáo, trong lần duy nhất bị cáo có chỉ đạo chuyển tiền cho dự án tại cuộc họp ngày 1.6.2011, thì cũng chỉ đạo rất rõ là tạm ứng theo quy định của pháp luật và PVC không được sử dụng tiền cho mục đích khác mà phải sử dụng cho dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Tuy nhiên, bị cáo cho rằng những nội dung chỉ đạo đúng quy định pháp luật đã không được đại diện VKS nhắc tới.
Bị cáo Thăng nói bản thân đồng tình quan điểm của VKS không xem xét trách nhiệm của PVPower và Ban Quản lý dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, song kiến nghị đây là 2 đơn vị thực hiện nhiệm vụ cuối cùng trong chuỗi sự kiện nhưng lại không bị xử lý thì đề nghị VKS, HĐXX xem xét lại với các bị cáo khác trên cùng quan điểm đó.
“Đủ cơ sở để buộc tội các bị cáo”
Trao đổi lại với phần tranh luận của các luật sư và bị cáo, đại diện VKS cho rằng xuất phát điểm và xuyên suốt vụ án này là việc chỉ định PVC làm tổng thầu dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Qua lời khai tại tòa của các bị cáo, việc PVN chỉ định thầu cho PVC là không đúng nghị quyết của HĐTV PVN. Nghị quyết của HĐTV là chỉ định liên danh tổng thầu. Do đó, VKS khẳng định việc chỉ định thầu đối với PVC là sai từ đầu. “Vai trò trong việc này được quy kết cho bị cáo Đinh La Thăng với tư cách Chủ tịch HĐTV PVN”, đại diện VKS nói.
Về năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC trong thực hiện dự án, đại diện VKS cho rằng ngay cả những người ở PVC như bị cáo Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng giám đốc PVC, cũng thừa nhận PVC không có năng lực và kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án. Trong báo cáo mới nhất của PVC gửi VKS và HĐXX cũng nói PVC chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án lớn như dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, do đó chưa lường hết phạm vi công việc, chưa lường hết khó khăn trong quá trình thực hiện.
Đối với quan điểm của luật sư cho rằng, việc chỉ định thầu cho PVC là nhằm phát huy nội lực, người Việt dùng hàng Việt, đại diện VKS cho rằng phát huy nội lực là điều mong muốn của nhà nước, nhân dân. Tuy nhiên, việc phát triển phải có lộ trình vì điều này không chỉ liên quan tới vốn mà còn là nguồn nhân lực, vấn đề làm chủ công nghệ, năng lực quản trị... Đưa một dự án lớn cho một đơn vị không có đủ năng lực sẽ dẫn tới hậu quả mà thực tế hậu quả vụ án đã xảy ra.
Về vấn đề cá thể hóa trách nhiệm của các bị cáo, đại diện VKS cho rằng đã xem xét đến trách nhiệm, vai trò của từng bị cáo trong vụ án. Cùng một sai phạm, một tính chất sai phạm thì người có trách nhiệm cao hơn đương nhiên chịu trách nhiệm cao hơn. Từ đó, đại diện VKS cho rằng, trong vụ án này, vai trò chủ mưu, xuyên suốt vụ án chính là bị cáo Đinh La Thăng. Bởi lẽ, khởi đầu từ việc chỉ định thầu, với vai trò là Chủ tịch HĐTV PVN, bị cáo Thăng biết PVC không đủ năng lực, đang gặp khó khăn về tài chính nhưng vẫn chỉ định thầu cho PVC.
“Từ việc chỉ định thầu, ký hợp đồng số 33 đến hợp đồng 4194 - chuyển đổi chủ đầu tư từ PVPower về PVN và sau đó là việc chi tiền tạm ứng, các bị cáo đều nói là do sức ép về tiến độ. Thử hỏi từ ngày tạm ứng cho tới ngày PVC thực hiện các hạng mục là sau thời gian bao lâu?”, đại diện VKS đặt câu hỏi, từ đó khẳng định ký hợp đồng 33 thực chất là để hợp thức hóa việc chuyển tiền tạm ứng cho PVC. “Với tất cả những lập luận, cơ sở đưa ra, ý phân tích, chúng tôi thấy rằng đủ cơ sở để buộc tội các bị cáo”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Sáng nay, các bị cáo nói lời sau cùng
Sau phần trao đổi của VKS, các luật sư tiếp tục tranh luận, cho rằng cách tính thiệt hại trong vụ án chưa phù hợp, chưa áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo theo tinh thần đổi mới của bộ luật Hình sự. Mặt khác, luật sư đánh giá các cáo buộc về vai trò chủ mưu của bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh là “tùy tiện, cảm tính không có cơ sở” và đề nghị VKS đánh giá lại. Được HĐXX cho phép nêu ý kiến, bị cáo Đinh La Thăng than phiền “mỗi lần bị VKS nêu ý kiến, bị cáo lại bị thêm một tình tiết nặng hơn”.
Do thời gian kéo dài nên phiên xét xử với phần nói lời sau cùng của các bị cáo sẽ chuyển sang đầu giờ sáng nay (17.1).
Lê Hiệp - Thái Sơn
Báo Thanh Niên
https://thanhnien.vn/thoi-su/vien-ksnd-cao-buoc-bi-cao-dinh-la-thang-giu-vai-tro-chu-muu-924659.html
Báo Thanh Niên
https://thanhnien.vn/thoi-su/vien-ksnd-cao-buoc-bi-cao-dinh-la-thang-giu-vai-tro-chu-muu-924659.html
Relate Threads