Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất được phê duyệt trong năm 2017 với tổng vốn đăng ký lên tới 1,27 tỉ USD, và là dự án tỉ USD thứ hai đăng ký đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm nay, sau dự án của Samsung Display trị giá 2,5 tỉ USD.
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đối tác nước ngoài là Mitsui Oil Exploration (Nhật Bản) và PTT Exploration and Production (Thái Lan) đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép dự án xây dựng đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn, tại tỉnh Kiên Giang, Tây Nam Việt Nam.
Dự kiến, đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn sẽ vận chuyển khoảng 20,3 triệu m3 khí/ngày để cung cấp khí nguyên liệu cho 2 nhà máy phát điện có tổng công suất 3.660 MW.
Dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn nằm trong Chuỗi dự án khí Lô B bao gồm các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành từ quý 2/2020. Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó, tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km, đường kính 28 inch vận chuyển khí từ Lô B đến trạm tiếp bờ tại An Minh/Kiên Giang, ống nhánh 37 km 18 inch nối từ KP209 về trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 – Cà Mau;
Tuyến ống bờ có chiều dài khoảng 102 km, đường kính 30 inch chạy qua tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ và tuyến để cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Kiên Giang và Trung tâm điện lực Ô Môn tại Cần Thơ. Ngoài ra, dọc theo tuyến ống sẽ có trạm tiếp bờ, trạm van ngắt tuyến, trạm phân phối khí Kiên Giang (GDS) và Trung tâm phân phối khí Ô Môn (GDC).
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Mục tiêu nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ: Khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí trên toàn quốc; đảm bảo thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam; phấn đấu sản lượng khai thác khí cả nước đạt 17 - 21 tỉ m3/năm giai đoạn 2026 - 2035.
Về phát triển thị trường tiêu thụ khí, tiếp tục phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) với tỷ trọng khoảng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện; phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu...
Theo đó, ngành công nghiệp khí phấn đấu phát triển thị trường với quy mô sẽ đạt 23 - 31 tỉ m3/năm vào giai đoạn 2026 - 2035.
Theo Tổng cục Thống kê, về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), từ đầu năm đến thời điểm hết tháng 4.2017, Việt Nam đã thu hút 734 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,88 tỉ USD, tăng 5,3% về số dự án và giảm 4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Bên cạnh đó có 345 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt hơn 4,36 tỉ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2017, có 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là hơn 1,35 tỉ USD.
Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 4 tháng đầu năm đạt hơn 10,59 tỉ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng ước tính đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, Kiên Giang lại là tỉnh có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,3 tỉ USD, chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Dương 861,7 triệu USD, chiếm 17,7%; Tây Ninh 326 triệu USD, chiếm 6,7%...
Nhật Bản hiện nay đang là nhà đầu tư có số vốn lớn nhất với 1,5 tỉ USD, chiếm 31,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc đầu tư hơn 1 tỉ USD, chiếm 22,4%; Trung Quốc với 735,2 triệu USD, chiếm 15,1%...
Dự kiến, đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn sẽ vận chuyển khoảng 20,3 triệu m3 khí/ngày để cung cấp khí nguyên liệu cho 2 nhà máy phát điện có tổng công suất 3.660 MW.
Dự án đường ống dẫn khí thiên nhiên lô B - Ô Môn nằm trong Chuỗi dự án khí Lô B bao gồm các dự án thành phần: Dự án phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn.
Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn theo kế hoạch sẽ đưa vào vận hành từ quý 2/2020. Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó, tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km, đường kính 28 inch vận chuyển khí từ Lô B đến trạm tiếp bờ tại An Minh/Kiên Giang, ống nhánh 37 km 18 inch nối từ KP209 về trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 – Cà Mau;
Tuyến ống bờ có chiều dài khoảng 102 km, đường kính 30 inch chạy qua tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ và tuyến để cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm điện lực Kiên Giang và Trung tâm điện lực Ô Môn tại Cần Thơ. Ngoài ra, dọc theo tuyến ống sẽ có trạm tiếp bờ, trạm van ngắt tuyến, trạm phân phối khí Kiên Giang (GDS) và Trung tâm phân phối khí Ô Môn (GDC).
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Mục tiêu nhằm phát triển lĩnh vực công nghiệp khí hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ: Khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí trên toàn quốc; đảm bảo thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà PVN và các nhà thầu dầu khí khai thác tại Việt Nam; phấn đấu sản lượng khai thác khí cả nước đạt 17 - 21 tỉ m3/năm giai đoạn 2026 - 2035.
Về phát triển thị trường tiêu thụ khí, tiếp tục phát triển thị trường điện là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (bao gồm LNG nhập khẩu) với tỷ trọng khoảng 70 - 80% tổng sản lượng khí, đáp ứng nguồn nhiên liệu khí đầu vào để sản xuất điện; phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu...
Theo đó, ngành công nghiệp khí phấn đấu phát triển thị trường với quy mô sẽ đạt 23 - 31 tỉ m3/năm vào giai đoạn 2026 - 2035.
Theo Tổng cục Thống kê, về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), từ đầu năm đến thời điểm hết tháng 4.2017, Việt Nam đã thu hút 734 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4,88 tỉ USD, tăng 5,3% về số dự án và giảm 4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Bên cạnh đó có 345 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt hơn 4,36 tỉ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2017, có 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là hơn 1,35 tỉ USD.
Như vậy, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 4 tháng đầu năm đạt hơn 10,59 tỉ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 4 tháng ước tính đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong khi đó, Kiên Giang lại là tỉnh có số vốn đăng ký lớn nhất với 1,3 tỉ USD, chiếm 26,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Bình Dương 861,7 triệu USD, chiếm 17,7%; Tây Ninh 326 triệu USD, chiếm 6,7%...
Nhật Bản hiện nay đang là nhà đầu tư có số vốn lớn nhất với 1,5 tỉ USD, chiếm 31,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc đầu tư hơn 1 tỉ USD, chiếm 22,4%; Trung Quốc với 735,2 triệu USD, chiếm 15,1%...
Tuyết Nhung - Một Thế Giới
Relate Threads