Dãn tiến độ các dự án không hiệu quả, tự thực hiện các công việc dịch vụ để giảm chi phí thuê ngoài, thậm chí Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) phải dừng khai thác một số giàn khoan do có chi phí sản xuất cao vượt quá doanh thu bán dầu để tiết kiệm tối đa chi phí... là bức tranh về hoạt động của các Cty dầu khí trong bối cảnh giá dầu suy giảm. Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2016 của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) ngày 9.1, nhiều Cty hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí và dịch vụ dầu khí cho biết đang phải áp dụng mọi biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để đối phó với giá dầu giảm.
Vietsovpetro cắt giảm 400 biên chế
Ông Từ Thành Nghĩa - TGĐ Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro - VSP) - chia sẻ: Năm 2015 là năm khó khăn nhất trong lịch sử hoạt động của VSP trong hơn 30 năm qua do giá dầu giảm quá sâu. Cuối năm 2014, nghị quyết hội đồng liên doanh lần thứ 44 cho phép VSP được để lại 35% lợi nhuận để đầu tư tìm kiếm, thăm dò. Nhưng do giá dầu hạ, VSP đã không đủ trang trải chi phí hoạt động, dẫn đến mất cân đối tài chính khoảng 230 triệu USD. Trong đó, 170 triệu USD là thiếu hụt chi phí sản xuất và 60 triệu USD đầu tư các công trình dang dở như đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 và 2 tàu dịch vụ dầu khí. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lãnh đạo VSP quyết liệt trong việc tự thực hiện các dịch vụ, giảm chi phí thuê ngoài, giảm đơn giá các hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị, dãn tiến độ các dự án không hiệu quả, dừng khai thác các giếng khoan có chi phí sản xuất cao...
“Hiện chi phí sản xuất 1 thùng dầu của VSP là 23,7 USD/thùng, thấp hơn 7,6USD/thùng so với năm 2014, nếu giá dầu tiếp tục giảm, khả năng VSP phải đưa chi phí xuống dưới 20USD/thùng mới có hiệu quả” - ông Từ Thành Nghĩa nói. Cũng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, trong năm 2015, VSP hoàn tất việc giải thể 2 đơn vị trực thuộc, sáp nhập các phòng, ban, bộ phận sản xuất, tinh giản biên chế. Đến hết tháng 12.2015, VSP cắt giảm 400 biên chế gồm 46 người Nga và 354 người Việt.
Doanh nghiệp chủ lực trong khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác của PVN là TCty Thăm dò Khai thác dầu khí năm qua cũng thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư thăm dò. Các chỉ tiêu tài chính của PVEP sụt giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này đạt 7.081 tỉ đồng, nhưng sau khi nộp thuế, lợi nhuận còn lại chỉ là... 20 tỉ đồng (năm 2014, lợi nhuận sau thuế của PVEP lên tới 14.711 tỉ đồng). Trong điều kiện giá dầu giảm sâu, PVEP cũng đứng trước nguy cơ không thể vay được vốn ngân hàng (khoảng 250 triệu USD) để đầu tư khâu thăm dò khai thác do quá rủi ro với các mỏ giá thành cao hơn hoặc tiệm cận giá bán bình quân.
Nhiều công ty dịch vụ có nguy cơ mất việc làm
Giá dầu giảm chính là lý do khiến các nhà thầu hoãn kế hoạch khoan kéo theo nhiều dịch vụ liên quan giảm sút đáng kể. Đại diện TCty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) cho biết, hiện giá thuê giàn đã giảm mạnh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế cực kỳ gay gắt, các nhà thầu khoan có tiềm lực tài chính sẵn sàng chấp nhận giá thấp để có việc làm. Thậm chí nhiều nước chấp nhận bảo hộ cho doanh nghiệp nước họ chiếm lĩnh thị phần trong nước như Malaysia, Indonesia... Năm 2016, PV Drilling cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí, đàm phán giảm lương chuyên gia nước ngoài, chuyển giao kỹ thuật từ người nước ngoài sang người Việt Nam để giảm sức ép về tiền lương. Các hoạt động khác như cơ khí dầu khí, đóng mới, sửa chữa giàn khoan, vận tải dầu khí đều có doanh thu, lợi nhuận thấp hơn nhiều so với trước, phải lên kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”.
Phó TGĐ PVN Nguyễn Hùng Dũng dự báo: Lĩnh vực dịch vụ dầu khí sẽ giảm tới 40 - 45% lợi nhuận do các Cty dầu khí gặp nhiều khó khăn, không có vốn đầu tư tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ. Trường hợp giá dầu vẫn ở mức thấp như hiện nay, PVN cũng phải xem xét lại tính hiệu quả kinh tế của các dự án đang hoặc sẽ triển khai trong năm nay. Trước mắt, để vượt qua cơn bĩ cực, nhiều doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, giảm lương để cân bằng tài chính.
Việt Nam chỉ có 4 mỏ còn có lãi. Theo PVN, hiện giá thành khai thác tại các mỏ dầu trong nước trung bình là 49,6USD/thùng; các mỏ ở nước ngoài là 37,2USD/thùng. Như vậy, nếu giá dầu hiện tại đang ở mức dưới 35USD/thùng sẽ chỉ có 4 mỏ ở Việt Nam có khả năng có lãi. Đó là mỏ Bạch Hổ, lô 09-1 bể Cửu Long của VSP, các mỏ liên danh Cửu Long, Hoàng Long - Hoàn Vũ và mỏ Rạng Đông của Cty dầu khí Việt - Nhật (JVPC). Các dự án mới triển khai trong năm 2016 như dự án khai thác mỏ Cá Rồng, đường ống nối từ mỏ Cá Rồng sang khu vực Nam Côn Sơn, dự án khí lô B và mỏ Cá Voi Xanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm tiến độ đưa vào khai thác.
Vietsovpetro cắt giảm 400 biên chế
Ông Từ Thành Nghĩa - TGĐ Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro - VSP) - chia sẻ: Năm 2015 là năm khó khăn nhất trong lịch sử hoạt động của VSP trong hơn 30 năm qua do giá dầu giảm quá sâu. Cuối năm 2014, nghị quyết hội đồng liên doanh lần thứ 44 cho phép VSP được để lại 35% lợi nhuận để đầu tư tìm kiếm, thăm dò. Nhưng do giá dầu hạ, VSP đã không đủ trang trải chi phí hoạt động, dẫn đến mất cân đối tài chính khoảng 230 triệu USD. Trong đó, 170 triệu USD là thiếu hụt chi phí sản xuất và 60 triệu USD đầu tư các công trình dang dở như đóng mới giàn khoan Tam Đảo 05 và 2 tàu dịch vụ dầu khí. Để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lãnh đạo VSP quyết liệt trong việc tự thực hiện các dịch vụ, giảm chi phí thuê ngoài, giảm đơn giá các hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị, dãn tiến độ các dự án không hiệu quả, dừng khai thác các giếng khoan có chi phí sản xuất cao...
“Hiện chi phí sản xuất 1 thùng dầu của VSP là 23,7 USD/thùng, thấp hơn 7,6USD/thùng so với năm 2014, nếu giá dầu tiếp tục giảm, khả năng VSP phải đưa chi phí xuống dưới 20USD/thùng mới có hiệu quả” - ông Từ Thành Nghĩa nói. Cũng nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động, trong năm 2015, VSP hoàn tất việc giải thể 2 đơn vị trực thuộc, sáp nhập các phòng, ban, bộ phận sản xuất, tinh giản biên chế. Đến hết tháng 12.2015, VSP cắt giảm 400 biên chế gồm 46 người Nga và 354 người Việt.
Doanh nghiệp chủ lực trong khâu tìm kiếm, thăm dò, khai thác của PVN là TCty Thăm dò Khai thác dầu khí năm qua cũng thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư thăm dò. Các chỉ tiêu tài chính của PVEP sụt giảm mạnh. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp này đạt 7.081 tỉ đồng, nhưng sau khi nộp thuế, lợi nhuận còn lại chỉ là... 20 tỉ đồng (năm 2014, lợi nhuận sau thuế của PVEP lên tới 14.711 tỉ đồng). Trong điều kiện giá dầu giảm sâu, PVEP cũng đứng trước nguy cơ không thể vay được vốn ngân hàng (khoảng 250 triệu USD) để đầu tư khâu thăm dò khai thác do quá rủi ro với các mỏ giá thành cao hơn hoặc tiệm cận giá bán bình quân.
Nhiều công ty dịch vụ có nguy cơ mất việc làm
Giá dầu giảm chính là lý do khiến các nhà thầu hoãn kế hoạch khoan kéo theo nhiều dịch vụ liên quan giảm sút đáng kể. Đại diện TCty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling) cho biết, hiện giá thuê giàn đã giảm mạnh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế cực kỳ gay gắt, các nhà thầu khoan có tiềm lực tài chính sẵn sàng chấp nhận giá thấp để có việc làm. Thậm chí nhiều nước chấp nhận bảo hộ cho doanh nghiệp nước họ chiếm lĩnh thị phần trong nước như Malaysia, Indonesia... Năm 2016, PV Drilling cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí, đàm phán giảm lương chuyên gia nước ngoài, chuyển giao kỹ thuật từ người nước ngoài sang người Việt Nam để giảm sức ép về tiền lương. Các hoạt động khác như cơ khí dầu khí, đóng mới, sửa chữa giàn khoan, vận tải dầu khí đều có doanh thu, lợi nhuận thấp hơn nhiều so với trước, phải lên kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”.
Phó TGĐ PVN Nguyễn Hùng Dũng dự báo: Lĩnh vực dịch vụ dầu khí sẽ giảm tới 40 - 45% lợi nhuận do các Cty dầu khí gặp nhiều khó khăn, không có vốn đầu tư tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ. Trường hợp giá dầu vẫn ở mức thấp như hiện nay, PVN cũng phải xem xét lại tính hiệu quả kinh tế của các dự án đang hoặc sẽ triển khai trong năm nay. Trước mắt, để vượt qua cơn bĩ cực, nhiều doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, giảm lương để cân bằng tài chính.
Việt Nam chỉ có 4 mỏ còn có lãi. Theo PVN, hiện giá thành khai thác tại các mỏ dầu trong nước trung bình là 49,6USD/thùng; các mỏ ở nước ngoài là 37,2USD/thùng. Như vậy, nếu giá dầu hiện tại đang ở mức dưới 35USD/thùng sẽ chỉ có 4 mỏ ở Việt Nam có khả năng có lãi. Đó là mỏ Bạch Hổ, lô 09-1 bể Cửu Long của VSP, các mỏ liên danh Cửu Long, Hoàng Long - Hoàn Vũ và mỏ Rạng Đông của Cty dầu khí Việt - Nhật (JVPC). Các dự án mới triển khai trong năm 2016 như dự án khai thác mỏ Cá Rồng, đường ống nối từ mỏ Cá Rồng sang khu vực Nam Côn Sơn, dự án khí lô B và mỏ Cá Voi Xanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chậm tiến độ đưa vào khai thác.
Theo: Báo Lao Động - laodong.com.vn/
Sửa lần cuối:
Relate Threads