Vỡ mộng “Dubai mới” vì dầu

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Khi giá dầu tăng cao ngất ngưởng vào đầu thập kỷ này, những tòa nhà kính cao chọc trời vươn lên trên đống đổ nát của cuộc nội chiến kéo dài 27 năm ở Angola. Nhiều ngôi sao nhạc pop Mỹ như Mariah Carey đến đây biểu diễn trong những chương trình riêng. Chính phủ Angola tuyên bố, Luanda sẽ trở thành “Dubai mới”.

Nhưng khi giá dầu lao dốc, tác động của nó đối với một trong những quốc gia giàu có nhất và bất bình đẳng nhất ở châu Phi thật khủng khiếp. Những quan chức từng cao giọng về tương lai của Luanda nay đang xin vay hàng tỷ đô la Mỹ. Hàng ngàn người đang chết vì những bệnh có thể phòng ngừa, và các bệnh viện khắp đất nước hầu như không còn viên thuốc nào. Một túi gạo giờ có giá cao gấp 5 lần cách đây 1 năm.

Bệnh nhân tự mua thuốc, kim tiêm ngoài chợ đen

Ở lục địa mà tài nguyên thiên nhiên từng tạo nên sự phát triển bùng nổ, Angola mang những đặc điểm riêng nguy hiểm. Đất nước này phụ thuộc vào xuất khẩu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào ở tiểu vùng Sahara của châu Phi. Giờ đây họ phải trả giá cho sự phụ thuộc đó theo những cách bi thảm.

Angola không phải nước duy nhất hứng chịu hậu quả của việc giá dầu lao dốc từ hơn 100 USD/thùng năm 2014 xuống chưa đầy 30 USD trong năm ngoái và khoảng 40 USD hiện nay. Venezuela cũng đang trải qua đợt khủng hoảng thiếu lương thực. Nigeria khốn khổ vì cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua. Nhưng tình trạng của Angola ít được thế giới bên ngoài biết đến vì nước này hiếm khi cấp visa cho nhà báo. Khoảng 45% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Angola đến từ ngành dầu khí, trong khi của Venezuela là 25% và Nigeria 35%, theo số liệu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Tại bệnh viện Cajueiros ở Luanda, cuộc khủng hoảng dầu đã biến thành tình trạng khẩn cấp về y tế. Giống như các bệnh viện trên khắp đất nước, Cajueiros đã hết kim tiêm, găng tay phẫu thuật và hầu như tất cả các loại thuốc. Cách duy nhất để bệnh nhân được chữa bệnh là người nhà của họ phải mua những thứ này ở chợ đen.

Một ngày gần đây, chị Christina Da Silva đợi bên ngoài bệnh viện Cajueiros để đưa găng tay phẫu thuật, kim tiêm và thuốc cho người chồng bị sốt rét. Gia đình chị đã gom đủ tiền để mua mấy viên thuốc với giá 10 USD - mức giá không tưởng ở đất nước mà một nửa số công nhân chỉ kiếm được 2 USD/ngày. Trước khủng hoảng, người dân được nhận thuốc miễn phí trong các bệnh viện công. Hầu hết dân Angola không đủ tiền mua thuốc và thiết bị y tế. Những tuần gần đây, Angola không còn bất kỳ dụng cụ xét nghiệm HIV hay liều vắc-xin lao nào, các nhân viên y tế quốc tế và Angola cho biết.

12b_ZOWG.jpg

Sau khi chính phủ cắt giảm 53% chi tiêu ngân sách trong năm ngoái, Angola không nhập khẩu liều vắc-xin sốt rét nào. Trong 3 tháng đầu năm 2016, Angola có gần 1,3 triệu trường hợp sốt rét. Ít nhất 3.000 người đã chết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết. “Ngay cả trong lúc chiến tranh, chúng tôi cũng không có nhiều người chết như vậy”, Rafael Marques de Morais, một người chỉ trích chính phủ và là người sáng lập tổ chức giám sát Maka Angola, so sánh tình hình hiện nay với cuộc xung đột chấm dứt năm 2002.

“Giờ đây, khi đến bất kỳ bộ nào và hỏi bất kỳ điều gì cũng sẽ nhận được câu trả lời: “Chúng tôi không có tiền”, ông Francisco Songne, đại diện của UNICEF tại Angola, cho biết.

Người giàu vẫn xa xỉ

Nhờ giá dầu tăng vọt và sản lượng cao, nền kinh tế của Angola tăng trung bình 17% trong giai đoạn 2004-2008. Đến năm 2014, GDP của Angola cao thứ ba ở tiểu vùng Sahara, đứng sau Nigeria và Nam Phi. Nhưng của cải tập trung vào tay số ít người.

Ngay cả khi kinh tế Angola suy thoái, giới thượng lưu nước này vẫn chi tiêu xa xỉ. Tháng 12 ngăm ngoái, hãng điện thoại di động lớn nhất Angola là Unitel được cho là đã trả ca sĩ nhạc rap người Mỹ Nicki Minaj 2 triệu USD để đến Luanda biểu diễn. Tổng giám đốc điều hành Unitel thời điểm đó là Isabel dos Santos, con gái của Tổng thống Angola José Eduardo dos Santos - người lãnh đạo đất nước kể từ năm 1979. Tháng 6 vừa qua, bà Isabel dos Santos, nữ tỷ phú đầu tiên ở châu Phi, được bổ nhiệm làm lãnh đạo công ty dầu khí nhà nước.

Giá dầu lao dốc dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng lượng đô la Mỹ chảy vào Angola và khiến đồng nội tệ kwanza mất giá nghiêm trọng, đẩy giá hàng hóa (chủ yếu hàng nhập khẩu) tăng vọt. Ngoài ra, Angola thiếu chuyên gia nên phải thuê nhiều kỹ sư, bác sĩ và giáo viên nước ngoài đến làm việc. Giờ đây, những chi phí đó trở nên quá sức.

Kinh tế bùng nổ trong 15 năm khiến Angola khó nhận được viện trợ nước ngoài trong hoàn cảnh này, khi Ngân hàng Thế giới đã xếp Angola vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Tháng 6 vừa qua, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho Angola vay 4,5 tỷ USD để bù đắp khoản thu nhập thiếu hụt từ ngành dầu khí. Bù lại, Angola phải có các biện pháp tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các công ty nhà nước khét tiếng tham nhũng.

Theo Washington Post​
 

Việc làm nổi bật

Top