WB vừa công bố báo cáo cho hay tăng trưởng kinh tế năm 2015 tại khu vực Trung Đông và Nam Phi ở mức 2,6%, giảm nhẹ so với mức dự báo 2,8% trước đó, do chiến tranh, khủng bố và giá dầu thấp gây ra.
Trong báo cáo này, WB cho biết cuộc chiến kéo dài 5 năm tại Syria và lan sang các quốc gia láng giềng đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này thiệt hại khoảng 35 tỷ USD (tính theo mức giá ghi nhận được năm 2007), tương đương với GDP của Syria trong năm đó.
Giá dầu thô lao dốc, xuống khoảng 30 USD/thùng so với mức hơn 100 USD/thùng của hai năm trước đó đang gây ra vấn đề lớn cho các nước xuất khẩu dầu của khu vực này, khi nguồn thu của chính phủ sụt giảm mạnh và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
WB cho biết nợ công của Saudi Arabia có thể lên tới 20% GDP trong năm 2017, gấp 10 lần so với mức 2,2% GDP năm 2013.
Cũng trong báo cáo này, WB cho biết các nước xuất khẩu dầu giàu có nhất trong khu vực, như Saudi Arabia, Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), có trữ lượng lớn mà có thể giúp họ “trang trải” mức thâm hụt trong vài năm tới, mặc dù không vượt quá nhiều. Với mức chi tiêu hiện nay và giá dầu 40 USD/thùng, Saudi Arabia sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ của mình vào cuối thập niên này.
Báo cáo trên được công bố giữa lúc WB đang đàm phán về việc hỗ trợ tài chính với một vài nước sản xuất dầu tại các khu vực khác, trong đó có Azerbaijan, Nigeria và Angola. WB ước tính các thành phố bị chiến tranh tàn phá ở Syria là Aleppo, Dar'a, Hama, Homs, Idlib và Latakia thiệt hại vật chất từ 3,6 tỷ USD đến 4,5 tỷ USD, chủ yếu là nhà ở, y tế, giáo dục, năng lượng, nước, giao thông và cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Một đánh giá tương tự tại Yemen, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, cho thấy bốn thành phố, thủ đô là Sanaa, Aden, Taiz và Zinjiba thiệt hại từ 4 tỷ USD đến 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh ở đó và ở những nơi khác có thể thiệt hại lớn hơn nữa về con người như người tị nạn Syria đang mòn mỏi với rất ít hoặc không có công việc, trong khi đó mức tăng trong giáo dục đang bị đảo ngược. Hơn 50% trẻ em đến tuổi đi học ở Syria không được đến trường trong thời gian 2014-2015.
Lili Mottaghi , chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Trung Đông và Nam Phi thuộc WB nhận định một giải pháp hòa bình ở Syria, Iraq, Libya và Yemen có thể đem lại sự phục hồi nhanh chóng về sản lượng dầu, cho phép các nước này tăng không gian tài chính, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung hạn với các tác động tích cực đến các nước láng giềng.
Trong báo cáo này, WB cho biết cuộc chiến kéo dài 5 năm tại Syria và lan sang các quốc gia láng giềng đã khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực này thiệt hại khoảng 35 tỷ USD (tính theo mức giá ghi nhận được năm 2007), tương đương với GDP của Syria trong năm đó.
Giá dầu thô lao dốc, xuống khoảng 30 USD/thùng so với mức hơn 100 USD/thùng của hai năm trước đó đang gây ra vấn đề lớn cho các nước xuất khẩu dầu của khu vực này, khi nguồn thu của chính phủ sụt giảm mạnh và thâm hụt ngân sách ngày càng tăng.
WB cho biết nợ công của Saudi Arabia có thể lên tới 20% GDP trong năm 2017, gấp 10 lần so với mức 2,2% GDP năm 2013.
Cũng trong báo cáo này, WB cho biết các nước xuất khẩu dầu giàu có nhất trong khu vực, như Saudi Arabia, Qatar, Kuwait và Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE), có trữ lượng lớn mà có thể giúp họ “trang trải” mức thâm hụt trong vài năm tới, mặc dù không vượt quá nhiều. Với mức chi tiêu hiện nay và giá dầu 40 USD/thùng, Saudi Arabia sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ của mình vào cuối thập niên này.
Một đánh giá tương tự tại Yemen, vốn cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, cho thấy bốn thành phố, thủ đô là Sanaa, Aden, Taiz và Zinjiba thiệt hại từ 4 tỷ USD đến 5 tỷ USD.
Tuy nhiên, các cuộc chiến tranh ở đó và ở những nơi khác có thể thiệt hại lớn hơn nữa về con người như người tị nạn Syria đang mòn mỏi với rất ít hoặc không có công việc, trong khi đó mức tăng trong giáo dục đang bị đảo ngược. Hơn 50% trẻ em đến tuổi đi học ở Syria không được đến trường trong thời gian 2014-2015.
Lili Mottaghi , chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực Trung Đông và Nam Phi thuộc WB nhận định một giải pháp hòa bình ở Syria, Iraq, Libya và Yemen có thể đem lại sự phục hồi nhanh chóng về sản lượng dầu, cho phép các nước này tăng không gian tài chính, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong trung hạn với các tác động tích cực đến các nước láng giềng.
Theo: Bnews.vn
Relate Threads