Theo nguồn tin riêng của Dân trí, Bộ Công Thương vừa có một báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm của Dự án Liên hợp lọc hoá dầu (LHD) Nghi Sơn trong đó có nêu, chất lượng sản phẩm của Liên hợp này không đạt Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cấp 4 và cấp 5.
Cụ thể, theo Bộ Công Thương, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ban hành từ năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với ô tô, xe máy 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thì từ năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn 4 (tương đương Euro 4) và năm năm 2022 sẽ áp dụng tiêu chuẩn mức 5 (Euro 5). Trên cơ sở lộ trình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm mức 4 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học trình Chính phủ.
Cụ thể, theo Bộ Công Thương, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ban hành từ năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với ô tô, xe máy 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thì từ năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn 4 (tương đương Euro 4) và năm năm 2022 sẽ áp dụng tiêu chuẩn mức 5 (Euro 5). Trên cơ sở lộ trình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm mức 4 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học trình Chính phủ.
Cũng theo Bộ Công Thương, cho đến tháng 3/2015, Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (NSRP) đã có công văn (số 261/2015/NSRP-HCM) khẳng định: "Tiêu chuẩn thiết kế về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy không đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 và mức 5".
Công ty này cũng cho biết, việc đầu tư bổ sung các phân xưởng xử lý để đáp ứng lộ trình khí thải chỉ có thể xem xét thực hiện sau năm 2021 do các cam kết về tiến độ hợp đồng vay vốn. Thậm chí, NSRP còn đã đề nghị Chính phủ "nới lỏng các tiêu chuẩn sản phẩm".
Theo Bộ Công Thương, về mặt pháp lý, căn cứ theo Hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu cho Dự án Liên hợp LHD này, tiêu chuẩn sản phẩm của NSRP phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam tại thời điểm bao tiêu. Tuy nhiên, so với Tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, sản phẩm xăng dầu của NSRP có một số chỉ tiêu chưa đạt mức Tiêu chuẩn Việt Nam cấp 4. Thậm chí, có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO của Công ty này chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Chính vì điều này, theo Bộ Công Thương, nếu Chính phủ vẫn yêu cầu NSRP tuân thủ lộ trình khí thải và Công ty NSRP không có giải pháp nâng cấp chất lượng sản phẩm để đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 trước ngày 1/1/2016 và mức 5 trước ngày 1/1/2021 thì đối chiếu Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký, sản phẩm của Liên hợp LHD Nghi Sơn không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
"Khi đó, căn cứ vào điều kiện chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đàm phán lại với NSRP về nghĩa vụ bao tiêu của PVN theo Hợp đồng đã ký hoặc phải bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng", lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.
Đây là một lối thoát để giải quyết vấn đề bế tắc là PVN sẽ phải thanh toán cho NSRP số tiền phát sinh do việc thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của dự án này trong suốt 10 năm với số tiền hiện được tạm tính có thể lên tới con số 75.000 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn mà PVN có nhiều khả năng không thực hiện được. Thậm chí Tập đoàn này còn đã đề nghị lập một quỹ lấy tiền thu phí xăng dầu của người tiêu dùng để trả cho việc cam kết bao tiêu sản phẩm của NSRP.
Liên hợp LHD Nghi Sơn (Thanh Hoá) hiện vẫn là dự án về lọc hoá dầu có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay với số vốn đầu tư lên tới khoảng 9 tỉ USD. Theo kế hoạch, Liên hợp này sẽ vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018. Nguồn cung xăng dầu từ Liên hợp này đạt 9.625 ngàn m3/năm.
Cụ thể, theo Bộ Công Thương, theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ban hành từ năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải với ô tô, xe máy 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thì từ năm 2017, Việt Nam sẽ áp dụng tiêu chuẩn 4 (tương đương Euro 4) và năm năm 2022 sẽ áp dụng tiêu chuẩn mức 5 (Euro 5). Trên cơ sở lộ trình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các tiêu chuẩn sản phẩm mức 4 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học trình Chính phủ.
Cũng theo Bộ Công Thương, cho đến tháng 3/2015, Công ty TNHH LHD Nghi Sơn (NSRP) đã có công văn (số 261/2015/NSRP-HCM) khẳng định: "Tiêu chuẩn thiết kế về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy không đáp ứng đầy đủ Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 và mức 5".
Công ty này cũng cho biết, việc đầu tư bổ sung các phân xưởng xử lý để đáp ứng lộ trình khí thải chỉ có thể xem xét thực hiện sau năm 2021 do các cam kết về tiến độ hợp đồng vay vốn. Thậm chí, NSRP còn đã đề nghị Chính phủ "nới lỏng các tiêu chuẩn sản phẩm".
Theo Bộ Công Thương, về mặt pháp lý, căn cứ theo Hợp đồng bao tiêu sản phẩm nhiên liệu cho Dự án Liên hợp LHD này, tiêu chuẩn sản phẩm của NSRP phải đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam tại thời điểm bao tiêu. Tuy nhiên, so với Tiêu chuẩn Việt Nam đã ban hành, sản phẩm xăng dầu của NSRP có một số chỉ tiêu chưa đạt mức Tiêu chuẩn Việt Nam cấp 4. Thậm chí, có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO của Công ty này chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Chính vì điều này, theo Bộ Công Thương, nếu Chính phủ vẫn yêu cầu NSRP tuân thủ lộ trình khí thải và Công ty NSRP không có giải pháp nâng cấp chất lượng sản phẩm để đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam mức 4 trước ngày 1/1/2016 và mức 5 trước ngày 1/1/2021 thì đối chiếu Hợp đồng bao tiêu sản phẩm đã ký, sản phẩm của Liên hợp LHD Nghi Sơn không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.
"Khi đó, căn cứ vào điều kiện chất lượng sản phẩm, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ đàm phán lại với NSRP về nghĩa vụ bao tiêu của PVN theo Hợp đồng đã ký hoặc phải bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng", lãnh đạo Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.
Đây là một lối thoát để giải quyết vấn đề bế tắc là PVN sẽ phải thanh toán cho NSRP số tiền phát sinh do việc thay mặt Chính phủ thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của dự án này trong suốt 10 năm với số tiền hiện được tạm tính có thể lên tới con số 75.000 tỉ đồng. Đây là số tiền quá lớn mà PVN có nhiều khả năng không thực hiện được. Thậm chí Tập đoàn này còn đã đề nghị lập một quỹ lấy tiền thu phí xăng dầu của người tiêu dùng để trả cho việc cam kết bao tiêu sản phẩm của NSRP.
Liên hợp LHD Nghi Sơn (Thanh Hoá) hiện vẫn là dự án về lọc hoá dầu có vốn đầu tư lớn nhất hiện nay với số vốn đầu tư lên tới khoảng 9 tỉ USD. Theo kế hoạch, Liên hợp này sẽ vận hành thương mại vào năm 2017 và đạt công suất tối đa vào năm 2018. Nguồn cung xăng dầu từ Liên hợp này đạt 9.625 ngàn m3/năm.
Mạnh Quân - Báo Dân Trí
Relate Threads