Tòa án Ý vừa mở phiên xét xử 2 "ông lớn" trong ngành dầu khí gồm Shell (Hà Lan - Anh) và Eni (Ý) do hối lộ chính quyền Nigeria 1,3 tỷ USD (năm 2011) để đổi quyền khai thác mỏ dầu OPL-245 (trữ lượng ước đạt 9,3 tỷ thùng dầu thô/năm).
Theo cáo trạng, Shell và Eni đã chuyển 1,1 tỷ USD cho Chính phủ Nigeria thông qua tài khoản công ty có liên hệ với cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Dan Etete (người từng bị Pháp cáo buộc tội danh rửa tiền năm 2007 khi đầu tư 300 triệu USD vào bất động sản, máy bay và xe bọc thép). Các bằng chứng thu thập từ email John Copleston, cựu nhân viên tình báo Anh kiêm cố vấn chiến lược Shell cho thấy hàng trăm triệu USD có thể đã lót tay các chính trị gia Nigeria, trong đó có cựu Tổng thống Goodluck Jonathan.
Hiện cả Shell và Eni đều lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc trên.
Nhà máy dầu khí phía Nam Nigeria do Shell khai thác từ năm 2011. Ảnh: AFP
Shell cho biết không có bất kỳ thỏa thuận nào mang tính "lợi cả đôi bên" với giới chức Nigeria. Phát ngôn viên hãng Shell nhấn mạnh không đủ cơ sở kết án Shell hay buộc tội nhân viên hãng sau khi xem xét dữ liệu do công tố viên TP Milan (Ý) cung cấp.
Bên cạnh đó, Eni cũng khẳng định các bản hợp đồng hãng ký kết hoàn toàn hợp pháp và xác nhận việc xin giấy phép hoạt động cho OPL245 diễn ra theo đúng luật.
Dù vậy, việc 2 Giám đốc điều hành Claudio Descalzi (Eni) và Malcolm Brinded (Shell) phải hầu tòa ví như hồi chuông cảnh tỉnh nền công nghiệp dầu khí Ý. Phụ trách chiến dịch nhân chứng toàn cầu Barnaby cho rằng, 2 vị lãnh đạo cấp cao của 2 hãng có thể đối mặt với án tù giam.
Các công tố viên dự kiến mất ít nhất 1 năm tiếp tục thẩm vấn bị cáo và thu thập bằng chứng liên quan, trong khi đó, Cơ quan Giám sát tài chính Nigeria và Ủy ban Tội phạm Kinh tế tài chính (EFCC) đang tích cực điều tra vụ án.
Phiên điều trần dự kiến bắt đầu vào tháng 6/2018.
Theo cáo trạng, Shell và Eni đã chuyển 1,1 tỷ USD cho Chính phủ Nigeria thông qua tài khoản công ty có liên hệ với cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Dan Etete (người từng bị Pháp cáo buộc tội danh rửa tiền năm 2007 khi đầu tư 300 triệu USD vào bất động sản, máy bay và xe bọc thép). Các bằng chứng thu thập từ email John Copleston, cựu nhân viên tình báo Anh kiêm cố vấn chiến lược Shell cho thấy hàng trăm triệu USD có thể đã lót tay các chính trị gia Nigeria, trong đó có cựu Tổng thống Goodluck Jonathan.
Hiện cả Shell và Eni đều lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc trên.
Nhà máy dầu khí phía Nam Nigeria do Shell khai thác từ năm 2011. Ảnh: AFP
Bên cạnh đó, Eni cũng khẳng định các bản hợp đồng hãng ký kết hoàn toàn hợp pháp và xác nhận việc xin giấy phép hoạt động cho OPL245 diễn ra theo đúng luật.
Dù vậy, việc 2 Giám đốc điều hành Claudio Descalzi (Eni) và Malcolm Brinded (Shell) phải hầu tòa ví như hồi chuông cảnh tỉnh nền công nghiệp dầu khí Ý. Phụ trách chiến dịch nhân chứng toàn cầu Barnaby cho rằng, 2 vị lãnh đạo cấp cao của 2 hãng có thể đối mặt với án tù giam.
Các công tố viên dự kiến mất ít nhất 1 năm tiếp tục thẩm vấn bị cáo và thu thập bằng chứng liên quan, trong khi đó, Cơ quan Giám sát tài chính Nigeria và Ủy ban Tội phạm Kinh tế tài chính (EFCC) đang tích cực điều tra vụ án.
Phiên điều trần dự kiến bắt đầu vào tháng 6/2018.
Võ Như Uyên
Báo Thanh Tra
Báo Thanh Tra
Relate Threads