Mặc dù phục hồi vào phiên cuối cùng của năm 2015, song giá dầu - “yếu tố” chính gây nên sự xáo động của thị trường toàn cầu trong cả năm qua - vẫn chứng kiến kết quả thảm hại khi nhìn lại năm cũ.
Tính chung cả năm 2015, giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) giảm 30%, còn giá dầu Brent Biển Bắc cũng mất gần 35%.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do tình trạng dư thừa quá nhiều nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng giảm. Giới phân tích dự báo rằng giá dầu thậm chí sẽ tiếp tục ở mức rất thấp trong một thời gian dài sắp tới.
Mối lo nguồn cung càng gia tăng khi vào ngày 4/12 tại cuộc họp chính sách ở Vienna, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã quyết định không cắt giảm sản lượng dầu thô.
Sản lượng thực tế của OPEC hiện vào khoảng 31,7 triệu thùng dầu mỗi ngày và tổ chức này kiên quyết từ chối cắt giảm mức trần sản lượng (30 triệu thùng/ngày).
Động thái đó của OPEC khiến giới đầu tư lo ngại rằng tình trạng dư thừa nguồn cung kéo dài khiến thị trường dầu tiếp tục tuột dốc. Trong lúc đó, nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến ở Mỹ mà sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong 6 năm qua.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Mỹ đã tăng từ 4,6 triệu thùng/ngày trong năm 2008 lên khoảng 9,2 triệu thùng/ngày hiện nay.
Theo ước tính của Goldman Sachs, thị trường dầu thô hiện nay dư thừa khoảng 2 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và sự bấp bênh của kinh tế thế giới tiếp tục hạn chế nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Đáng chú ý là ngày 21/12, giá dầu Brent chạm mức thấp kỷ lục của 11 năm qua, trong khi giá dầu WTI của Mỹ ở mức thấp nhất trong gần 7 năm.
Góp thêm vào bức tranh ảm đạm của thị trường năng lượng trong tuần này là báo cáo vừa được công bố ngày 30/12 của Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy lượng dầu dự trữ của nền kinh tế số 1 thế giới đã trở lại quỹ đạo tăng sau một tuần đi xuống.
Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 25/12, tổng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng thêm 2,6 triệu thùng, lên 487,4 triệu thùng, cao hơn mức dự báo tăng 2,5 triệu thùng của giới phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg.
Hiện dự trữ dầu thô của Mỹ vẫn xấp xỉ mức cao kỷ lục và tăng tới 26,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015, giá dầu WTI và dầu Brent lại đồng loạt đi lên, khi các nhà đầu tư cố gắng giảm thiểu rủi ro và thận trọng hơn trước kỳ nghỉ lễ Năm mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2016 tăng 44 xu Mỹ, lên 37,04 USD/thùng. Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 82 xu Mỹ, lên 37,28 USD/thùng.
Tính chung cả năm 2015, giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) giảm 30%, còn giá dầu Brent Biển Bắc cũng mất gần 35%.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do tình trạng dư thừa quá nhiều nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu hướng giảm. Giới phân tích dự báo rằng giá dầu thậm chí sẽ tiếp tục ở mức rất thấp trong một thời gian dài sắp tới.
Mối lo nguồn cung càng gia tăng khi vào ngày 4/12 tại cuộc họp chính sách ở Vienna, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã quyết định không cắt giảm sản lượng dầu thô.
Sản lượng thực tế của OPEC hiện vào khoảng 31,7 triệu thùng dầu mỗi ngày và tổ chức này kiên quyết từ chối cắt giảm mức trần sản lượng (30 triệu thùng/ngày).
Động thái đó của OPEC khiến giới đầu tư lo ngại rằng tình trạng dư thừa nguồn cung kéo dài khiến thị trường dầu tiếp tục tuột dốc. Trong lúc đó, nhờ cuộc cách mạng dầu khí đá phiến ở Mỹ mà sản lượng dầu của Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong 6 năm qua.
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Mỹ đã tăng từ 4,6 triệu thùng/ngày trong năm 2008 lên khoảng 9,2 triệu thùng/ngày hiện nay.
Theo ước tính của Goldman Sachs, thị trường dầu thô hiện nay dư thừa khoảng 2 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và sự bấp bênh của kinh tế thế giới tiếp tục hạn chế nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu.
Đáng chú ý là ngày 21/12, giá dầu Brent chạm mức thấp kỷ lục của 11 năm qua, trong khi giá dầu WTI của Mỹ ở mức thấp nhất trong gần 7 năm.
Cụ thể, trong tuần kết thúc ngày 25/12, tổng dự trữ dầu thô của Mỹ tăng thêm 2,6 triệu thùng, lên 487,4 triệu thùng, cao hơn mức dự báo tăng 2,5 triệu thùng của giới phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg.
Hiện dự trữ dầu thô của Mỹ vẫn xấp xỉ mức cao kỷ lục và tăng tới 26,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2015, giá dầu WTI và dầu Brent lại đồng loạt đi lên, khi các nhà đầu tư cố gắng giảm thiểu rủi ro và thận trọng hơn trước kỳ nghỉ lễ Năm mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 2/2016 tăng 44 xu Mỹ, lên 37,04 USD/thùng. Còn tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 82 xu Mỹ, lên 37,28 USD/thùng.
Theo: Vietnam+
Relate Threads