Trên đây là so sánh được ông Trần Việt Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TP.HCM đưa ra trong buổi gặp gỡ với Đoàn ĐBQH TP.HCM ngày 3/10, với sự có mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
Theo ông, 1 tấn dầu hiện nay giá khoảng 288 USD, còn hạt nhựa đang có giá nhập bình quân là 1.300 USD.
Chính vì vậy: “Chúng ta để ra một khoảng hở cỡ 1.000 USD cho một tấn, có nghĩa chúng ta có khoảng hở khoảng gần 10 tỷ USD” – ông nói và “Mong muốn rằng Việt Nam làm dầu, xuất dầu thì Việt Nam làm được hạt nhựa”.
Cũng theo ông Việt Anh, nhà máy lọc dầu Dung Quất đang cung cấp được hơn 100 ngàn tấn hạt nhựa mỗi năm nhưng chỉ 1 doanh nghiệp lớn trong ngành nhựa đã dùng tới 60.000 tấn/năm. Thậm chí tới đây nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ cung cấp được khoảng 300 ngàn tấn nhưng cũng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu.
“Đây là vấn đề hết sức lo lắng và rất băn khoăn cho ngành nhựa Việt Nam, vì những ông hàng xóm của ta như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều sản xuất được hạt nhựa. Hiện họ dư ra và xuất qua Việt Nam với giá họ có lời, và các doanh nghiệp Việt Nam đang mua hạt nhựa đó để sản xuất và cạnh tranh với họ là một điều rất áp lực và hết sức đau khổ” – ông Việt Anh “than thở”.
Ngoài ra vị Chủ tịch Hiệp hội còn đưa ra 2 lo ngại đang khiến các doanh nghiệp nhựa rất “đau đầu”.
Thứ nhất, ông cho rằng việc nhà nước áp dụng thuế 3% cho nhập khẩu nhựa hạt nhựa PVC (đang nhập 1,2 triệu tấn/năm với mức tăng 25%/năm) đã khiến các công ty cung cấp đến từ Thái Lan, Indonesia “bám” vào đó để tăng giá và chính cách doanh nghiệp nhựa là người “lãnh đủ”.
Tuy nhiên theo ông, vấn đề trên không đáng lo ngại bằng việc các doanh nghiệp Thái Lan hiện giờ đang nắm toàn bộ kênh phân phối tại Việt Nam, do đó các sản phẩm nhựa của chúng ta không thể vào các kênh phân phối như Metro, Big C… mà lý do là vì chúng ta mua nhựa cao hơn họ và họ ưu tiên cho doanh nghiệp của mình.
Công nhân đòi… tăng giờ làm
Một vấn đề khác cũng được ông Việt Anh kiến nghị là việc làm ngoài giờ của các công nhân trong ngành nhựa.
Ông dẫn ra số liệu cho thấy Việt Nam đang áp dụng mức làm ngoài giờ là 200h/năm, trong khi Trung Quốc cho làm 500h/năm, Singapore cho làm 571h/năm, riêng Indonesia và Malaysia cho làm đến 1.020h/năm.
Ông khẳng định hiện rất nhiều công nhân mong muốn được làm 12h/ngày, nên “mỗi lần siết ca lại làm 8h thì công nhân phản đối rất nhiều, vì khi qua 8h1’ thì họ được hưởng 1,5 lần thu nhập”.
“Công nhân chúng ta rất trẻ, khỏe, họ làm thêm 4h nữa mà để thêm 1,5 lần thu nhập họ vẫn mong muốn làm điều đó. Mỗi lần trao đổi với công nhân tôi nói rằng “Nếu chú để các cháu làm 12h chú phạm pháp” thì công nhân nói “Chú phạm pháp cháu chịu!” – ông dẫn chứng khi nói chuyện với các công nhân trong nhà máy của mình.
Bổ sung cho lập luận đề nghị được tăng giờ làm, ông nhấn mạnh rằng công nghệ hiện nay không còn như ngày xưa mà rất hiện đại, hầu như là tự động, do đó công nhân không phải dùng cơ bắp nhiều nên không mất thêm nhiều sức lao động.
“Công nhân họ nói rằng từ 2h đến 6h chiều cháu không biết là gì ở nhà trọ cả, cháu chỉ xài tiền thôi, và cháu mong muốn trong thời gian đó được kiếm thêm tiền để nuôi gia đình, và chính trong khoảng thời gian đó là khoảng thời gian tích lũy kiến thức trên công nghệ mới” – ông Trần Việt Anh chia sẻ.
Theo ông, 1 tấn dầu hiện nay giá khoảng 288 USD, còn hạt nhựa đang có giá nhập bình quân là 1.300 USD.
Chính vì vậy: “Chúng ta để ra một khoảng hở cỡ 1.000 USD cho một tấn, có nghĩa chúng ta có khoảng hở khoảng gần 10 tỷ USD” – ông nói và “Mong muốn rằng Việt Nam làm dầu, xuất dầu thì Việt Nam làm được hạt nhựa”.
Cũng theo ông Việt Anh, nhà máy lọc dầu Dung Quất đang cung cấp được hơn 100 ngàn tấn hạt nhựa mỗi năm nhưng chỉ 1 doanh nghiệp lớn trong ngành nhựa đã dùng tới 60.000 tấn/năm. Thậm chí tới đây nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ cung cấp được khoảng 300 ngàn tấn nhưng cũng chưa thấm vào đâu so với nhu cầu.
“Đây là vấn đề hết sức lo lắng và rất băn khoăn cho ngành nhựa Việt Nam, vì những ông hàng xóm của ta như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều sản xuất được hạt nhựa. Hiện họ dư ra và xuất qua Việt Nam với giá họ có lời, và các doanh nghiệp Việt Nam đang mua hạt nhựa đó để sản xuất và cạnh tranh với họ là một điều rất áp lực và hết sức đau khổ” – ông Việt Anh “than thở”.
Ngoài ra vị Chủ tịch Hiệp hội còn đưa ra 2 lo ngại đang khiến các doanh nghiệp nhựa rất “đau đầu”.
Tuy nhiên theo ông, vấn đề trên không đáng lo ngại bằng việc các doanh nghiệp Thái Lan hiện giờ đang nắm toàn bộ kênh phân phối tại Việt Nam, do đó các sản phẩm nhựa của chúng ta không thể vào các kênh phân phối như Metro, Big C… mà lý do là vì chúng ta mua nhựa cao hơn họ và họ ưu tiên cho doanh nghiệp của mình.
Công nhân đòi… tăng giờ làm
Một vấn đề khác cũng được ông Việt Anh kiến nghị là việc làm ngoài giờ của các công nhân trong ngành nhựa.
Ông dẫn ra số liệu cho thấy Việt Nam đang áp dụng mức làm ngoài giờ là 200h/năm, trong khi Trung Quốc cho làm 500h/năm, Singapore cho làm 571h/năm, riêng Indonesia và Malaysia cho làm đến 1.020h/năm.
Ông khẳng định hiện rất nhiều công nhân mong muốn được làm 12h/ngày, nên “mỗi lần siết ca lại làm 8h thì công nhân phản đối rất nhiều, vì khi qua 8h1’ thì họ được hưởng 1,5 lần thu nhập”.
“Công nhân chúng ta rất trẻ, khỏe, họ làm thêm 4h nữa mà để thêm 1,5 lần thu nhập họ vẫn mong muốn làm điều đó. Mỗi lần trao đổi với công nhân tôi nói rằng “Nếu chú để các cháu làm 12h chú phạm pháp” thì công nhân nói “Chú phạm pháp cháu chịu!” – ông dẫn chứng khi nói chuyện với các công nhân trong nhà máy của mình.
Bổ sung cho lập luận đề nghị được tăng giờ làm, ông nhấn mạnh rằng công nghệ hiện nay không còn như ngày xưa mà rất hiện đại, hầu như là tự động, do đó công nhân không phải dùng cơ bắp nhiều nên không mất thêm nhiều sức lao động.
“Công nhân họ nói rằng từ 2h đến 6h chiều cháu không biết là gì ở nhà trọ cả, cháu chỉ xài tiền thôi, và cháu mong muốn trong thời gian đó được kiếm thêm tiền để nuôi gia đình, và chính trong khoảng thời gian đó là khoảng thời gian tích lũy kiến thức trên công nghệ mới” – ông Trần Việt Anh chia sẻ.
Nguyễn Cường - infonet.vn
Relate Threads