"Các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của nước này, chỉ ảnh hưởng đến các dự án hợp tác với các tập đoàn năng lượng quốc tế lớn", theo ông Vagit Alekperov - Giám đốc điều hành Lukoil, công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Nga.
Ông Alekperov cảnh báo rằng các công ty dầu và khí đốt của Nga nên chuẩn bị phương án đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế này có thể sẽ kéo dài ít nhất trong 10 năm nữa.
"Kế hoạch chiến lược hiện tại của chúng tôi trong 10 năm tới là các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ vẫn còn hiệu lực. Tôi chưa nhận thấy có tín hiệu rằng những biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ trong tương lai gần và thậm chí sẽ là một quá trình kéo dài và rất phức tạp", Giám đốc Alekperov trả lời phỏng vấn tờ Financial Times.
Các nước phương Tây và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga từ đầu năm 2014 liên quan đến cáo buộc Moscow giữ vai trò nhất định trong cuộc xung đột Ukraine.
Lukoil, công ty dầu tư nhân lớn nhất tại Nga, chỉ đứng sau Công ty Dầu khí quốc gia Rosneft, hiện sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày.
Theo ông Alekperov, các lệnh trừng phạt kinh tế áp đặt đối với Nga không ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu của nước này, nó chỉ tác động tiêu cực đến các dự án hợp tác với các tập đoàn năng lượng quốc tế lớn, đặc biệt đối với các công ty năng lượng của Mỹ. ExxonMobil đã buộc phải trì hoãn kế hoạch đầu tư ở Sakhalin và vùng Bắc Cực của Nga.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt này cũng hạn chế các công ty năng lượng Nga trong việc đầu tư thiết bị khai thác dầu khí.
Nhận định về giá dầu, Giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Nga cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ không nên mở rộng hạn ngạch sản lượng khai thác sau khi kết thúc thỏa thuận vào cuối tháng 3/2018 nếu giá dầu tăng lên 60 USD/thùng.
"Nga và Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nên ngừng thỏa thuận từ tháng 4 nếu đẩy giá dầu lên mức đó. Họ không nên để thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung", ông Alekperov nói.
"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu 55 - 60 USD/thùng, thì việc gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu sẽ không phù hợp", Giám đốc Alekperov nhấn mạnh.
OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác, bao gồm cả Nga, đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ đầu năm nay nhằm cân bằng thị trường dầu, hỗ trợ giá "vàng đen" phục hồi. Các thành viên trong và ngoài OPEC cũng đã thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận này đến gần hết năm 2018 do hàng tồn kho vẫn duy trì ở mức cao.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cho biết ông để ngỏ khả năng kéo dài cho đến cuối năm tới, mặc dù vẫn còn quá sớm để đưa ra quyết định.
Theo ông Alekperov, người đã điều hành Lukoil kể từ khi công ty này được thành lập và cũng là cổ đông lớn nhất, sự cắt giảm nguồn cung đã giúp ổn định thị trường. Ông nói: "Một mức giá từ 55-60 USD/thùng là phù hợp với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng”.
Giá dầu Brent đã giao dịch quanh mức 56 USD/thùng trong các phiên gần đây. Nếu thị trường dầu toàn cầu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, OPEC và Nga có thể sẽ mở rộng hạn ngạch cắt giảm nguồn cung, Alekperov cho biết.
Lukoil là một trong những công ty đầu tiên của Nga ủng hộ cắt giảm sản lượng hợp tác với OPEC.
Ông Alekperov cảnh báo rằng các công ty dầu và khí đốt của Nga nên chuẩn bị phương án đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế này có thể sẽ kéo dài ít nhất trong 10 năm nữa.
"Kế hoạch chiến lược hiện tại của chúng tôi trong 10 năm tới là các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ vẫn còn hiệu lực. Tôi chưa nhận thấy có tín hiệu rằng những biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ trong tương lai gần và thậm chí sẽ là một quá trình kéo dài và rất phức tạp", Giám đốc Alekperov trả lời phỏng vấn tờ Financial Times.
Các nước phương Tây và Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga từ đầu năm 2014 liên quan đến cáo buộc Moscow giữ vai trò nhất định trong cuộc xung đột Ukraine.
Lukoil, công ty dầu tư nhân lớn nhất tại Nga, chỉ đứng sau Công ty Dầu khí quốc gia Rosneft, hiện sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt này cũng hạn chế các công ty năng lượng Nga trong việc đầu tư thiết bị khai thác dầu khí.
Nhận định về giá dầu, Giám đốc điều hành của công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Nga cho biết các nhà sản xuất dầu mỏ không nên mở rộng hạn ngạch sản lượng khai thác sau khi kết thúc thỏa thuận vào cuối tháng 3/2018 nếu giá dầu tăng lên 60 USD/thùng.
"Nga và Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nên ngừng thỏa thuận từ tháng 4 nếu đẩy giá dầu lên mức đó. Họ không nên để thị trường rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung", ông Alekperov nói.
"Nếu chúng ta đạt được mục tiêu 55 - 60 USD/thùng, thì việc gia hạn cắt giảm nguồn cung dầu sẽ không phù hợp", Giám đốc Alekperov nhấn mạnh.
OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác, bao gồm cả Nga, đang thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày từ đầu năm nay nhằm cân bằng thị trường dầu, hỗ trợ giá "vàng đen" phục hồi. Các thành viên trong và ngoài OPEC cũng đã thảo luận về việc gia hạn thỏa thuận này đến gần hết năm 2018 do hàng tồn kho vẫn duy trì ở mức cao.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cho biết ông để ngỏ khả năng kéo dài cho đến cuối năm tới, mặc dù vẫn còn quá sớm để đưa ra quyết định.
Theo ông Alekperov, người đã điều hành Lukoil kể từ khi công ty này được thành lập và cũng là cổ đông lớn nhất, sự cắt giảm nguồn cung đã giúp ổn định thị trường. Ông nói: "Một mức giá từ 55-60 USD/thùng là phù hợp với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng”.
Giá dầu Brent đã giao dịch quanh mức 56 USD/thùng trong các phiên gần đây. Nếu thị trường dầu toàn cầu diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, OPEC và Nga có thể sẽ mở rộng hạn ngạch cắt giảm nguồn cung, Alekperov cho biết.
Lukoil là một trong những công ty đầu tiên của Nga ủng hộ cắt giảm sản lượng hợp tác với OPEC.
kinhtedothi.vn
Relate Threads