Xuất khẩu năng lượng của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong năm ngoái, với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đạt mức cao kỷ lục do sự bùng nổ của đá phiến và năm thứ hai không có hạn chế đối với xuất khẩu dầu thô đã thúc đẩy vận chuyển khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) và dầu ra nước ngoài.
Theo báo cáo Năng lượng hàng tháng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu- gồm dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ -đã tăng lên trung bình 6,343 triệu thùng/ngày trong năm 2017 từ 5,261 triệu thùng/ngày vào năm 2016. Trong đó, xuất khẩu dầu thô tăng lên trung bình 1.1 triệu thùng/ngày trong năm ngoái, từ 591.000 thùng/ngày vào năm 2016.
Sản xuất của Mỹ đang bùng nổ, công suất đường ống và xuất khẩu mở rộng, WTI giao ngay có giá thấp hơn 3 USD/thùng so với Brent đã hỗ trợ cho sự gia tăng xuất khẩu dầu của Mỹ vào năm ngoái, là năm thứ hai kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được gỡ bỏ vào cuối năm 2015.
Trong giao dịch khí tự nhiên, tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất, và xuất khẩu hàng tỷ feet khối vượt tổng lượng khí gas tự nhiên nhập khẩu lần đầu tiên.
Thâm hụt thương mại năng lượng của Mỹ trong năm ngoái thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, theo dữ liệu EIA cho thấy.
EIA cho biết, xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Hoa Kỳ trong năm ngoái đã tăng gấp 4 lần so với năm 2016, và Mỹ được dự báo sẽ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới vào năm 2020.
Hơn một nửa lượng LNG xuất khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2017 đã đi đến ba thị trường: Mexico, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Nhu cầu khí đốt tự nhiên của Mexico ngày càng tăng, trong khi trì hoãn việc xây dựng một số đường ống thì xuất khẩu LNG sang châu Á bị tác động bởi chênh lệch ngày càng nới rộng giữa giá khí tự nhiên Henry Hub – là giá hợp đồng LNG Mỹ lấy làm căn cứ- và dầu thô - LNG lấy giá này làm chuẩn ở Châu Á.
Xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sang Trung Quốc - chiếm 15% tổng các lô hàng LNG của Hoa Kỳ - được bán chủ yếu trên cơ sở giao ngay, và lượng hàng trong mùa đông tăng lên khi Trung Quốc cố gắng đảm bảo nguồn cung khí đốt như là một phần trong nỗ lực chuyển từ than sang khí tự nhiên.
Kể từ năm 2016, hai dự án LNG - Sabine Pass ở Louisiana và Cove Point ở Maryland - đã đi vào hoạt động và bốn dự án khác dự kiến sẽ ra mắt trong hai năm tới.
"Vì năng lực xuất khẩu tiếp tục tăng, Mỹ được dự báo sẽ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới vào năm 2020, vượt qua Malaysia và chỉ đứng sau Australia và Qatar", EIA cho biết.
Theo báo cáo Năng lượng hàng tháng của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), tổng lượng dầu mỏ xuất khẩu- gồm dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ -đã tăng lên trung bình 6,343 triệu thùng/ngày trong năm 2017 từ 5,261 triệu thùng/ngày vào năm 2016. Trong đó, xuất khẩu dầu thô tăng lên trung bình 1.1 triệu thùng/ngày trong năm ngoái, từ 591.000 thùng/ngày vào năm 2016.
Sản xuất của Mỹ đang bùng nổ, công suất đường ống và xuất khẩu mở rộng, WTI giao ngay có giá thấp hơn 3 USD/thùng so với Brent đã hỗ trợ cho sự gia tăng xuất khẩu dầu của Mỹ vào năm ngoái, là năm thứ hai kể từ khi lệnh cấm xuất khẩu dầu thô được gỡ bỏ vào cuối năm 2015.
Trong giao dịch khí tự nhiên, tổng lượng khí đốt xuất khẩu của Mỹ cũng tăng lên mức cao nhất, và xuất khẩu hàng tỷ feet khối vượt tổng lượng khí gas tự nhiên nhập khẩu lần đầu tiên.
Thâm hụt thương mại năng lượng của Mỹ trong năm ngoái thu hẹp xuống mức thấp nhất kể từ năm 1998, theo dữ liệu EIA cho thấy.
EIA cho biết, xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Hoa Kỳ trong năm ngoái đã tăng gấp 4 lần so với năm 2016, và Mỹ được dự báo sẽ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới vào năm 2020.
Hơn một nửa lượng LNG xuất khẩu của Hoa Kỳ trong năm 2017 đã đi đến ba thị trường: Mexico, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ sang Trung Quốc - chiếm 15% tổng các lô hàng LNG của Hoa Kỳ - được bán chủ yếu trên cơ sở giao ngay, và lượng hàng trong mùa đông tăng lên khi Trung Quốc cố gắng đảm bảo nguồn cung khí đốt như là một phần trong nỗ lực chuyển từ than sang khí tự nhiên.
Kể từ năm 2016, hai dự án LNG - Sabine Pass ở Louisiana và Cove Point ở Maryland - đã đi vào hoạt động và bốn dự án khác dự kiến sẽ ra mắt trong hai năm tới.
"Vì năng lực xuất khẩu tiếp tục tăng, Mỹ được dự báo sẽ trở thành nước xuất khẩu LNG lớn thứ 3 thế giới vào năm 2020, vượt qua Malaysia và chỉ đứng sau Australia và Qatar", EIA cho biết.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads