Brazil có kế hoạch tăng mạnh xuất khẩu dầu mỏ trong năm nay, do việc đầu tư mạnh mẽ thúc đẩy sản lượng mới và họ đã giành được thêm khách hàng đối với nhu cầu dầu thô nhẹ, đặc biệt tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Sản lượng được dự kiến tăng 210.000 thùng/ngày trong năm 2017, đứng thứ hai về quy mô tăng trưởng nguồn cung trong số các nhà sản xuất ngoài OPEC. Sản lượng tăng từ Mỹ và Brazil là các yếu tố đang cản trở nỗ lực nâng giá dầu thô của OPEC thông qua việc cắt giảm sản lượng.
Tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục trong những năm tới, do các công ty như Royal Dutch Shell Plc chuẩn bị để khai thác một trong số những khám phá lớn nhất thực hiện kể từ cuối thập kỷ trước ở ngoài bờ biển Đại Tây Dương của quốc gia này.
Theo số liệu của Reuters lấy từ chính phủ chỉ trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu dầu mỏ của Brazil đã tăng 65% so với cùng kỳ năm trước lên mức cao kỷ lục hơn 1,46 triệu thùng/ngày.
Công ty tư vấn Wood Mackenzie ước tính xuất khẩu năm 2017 sẽ đạt gần 1 triệu thùng/ngày tăng từ 798.000 thùng trong năm ngoái.
Sau nhiều năm đầu tư mạnh khiến công ty dầu mỏ nhà nước Petrobras trở thành công ty dầu mỏ nợ lớn nhất thế giới đang bắt đầu trả nợ. Quốc gia này hy vọng doanh số bán dầu thô cao hơn giúp kéo nền kinh tế của họ ra khỏi suy thoái kéo dài hai năm.
Guilherme Franca, giám đốc kinh doanh và tiếp thị tại Petrobras đã trả lời Reuters rằng xuất khẩu đang tăng cùng với sản lượng dầu thô ngọt, nhẹ của công ty.
Dầu thô nhẹ, lưu huỳnh thấp dễ dàng hơn và rẻ hơn để lọc thành xăng và dầu diesel, và đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ít ô nhiễm hơn tại châu Á, Mỹ và châu Âu.
Ông Franca cho biết xuất khẩu riêng của Petrobras tăng lên 420.000 thùng/ngày trong năm 2016 và sẽ đạt được 450.000 thùng/ngày trong năm nay. Nếu đáp ứng các mục tiêu tương lai, công ty này có thể sớm xuất khẩu khoảng 750.000 thùng/ngày vào năm 2020.
Trong hai tháng đầu năm nay, Brazil đã bán 10,4 triệu thùng dầu thô sang Ấn Độ, khoảng một nửa số lượng đã xuất sang Ấn Độ trong năm 2016, theo số liệu của Bộ Thương mại Brazil.
Doanh số bán sang Trung Quốc trong tháng 1 và 2 đạt tổng cộng 40,8 triệu thùng, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2016 và gấp hơn 10 lần lượng xuất khẩu của Brazil sang nước này trong 5 năm trước.
Một số chuyến dầu mỏ có thể liên quan tới việc hoàn trả khoản vay khoảng 15 tỷ USD từ Trung Quốc, gồm cả nợ vay trong năm 2009.
Theo thỏa thuận với ngân hàng Phát triển Trung Quốc, công ty dầu mỏ này sẽ chuyển khoảng 300.000 thùng dầu/ngày tới 4 công ty của Trung Quốc: Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Dầu Zhenhua, công ty Hóa dầu Chemchina và Unipec châu Á, một công ty con của tập đoàn Sinopec.
Esa Ramasamy, một nhà phân tích tại S&P Global Platts cho biết “hiện nay có nhu cầu mạnh đối với dầu thô ngọt vừa của Brazil. Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, họ là tất cả các khách hàng của loại dầu thô này, do các tiêu chuẩn mới hơn về việc giảm hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu”.
Ramasamy cho biết 65% sản lượng của Brazil là loại ngọt vừa và hầu hết sản lượng mới của nước này sẽ là cùng loại đó.
Petrobras đã sản xuất 2,14 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2016 và mục tiêu 2,77 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Công ty đang cố gắng giảm nợ này đổ tất cả những nỗ lực của mình vào khu vực muối bazơ năng suất cao.
Shell, nhà sản xuất lớn thứ hai tại Brazil sau Petrobras, đang bơm khoảng 295.000 thùng/ngày và muốn tăng gấp 4 lần trong vòng 3 năm tới. Công ty này là một bộ phận của tập đoàn sẽ thăm dò khu muối bazơ khổng lồ Libra, cùng với Petrobras, Total SA của Pháp, CNOOC và Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc.
Số liệu xuất khẩu tháng 3 cho thấy PetroChina đã vận chuyển một tàu 130.000 tấn từ Brazil sang Trung Quốc. Công ty hàng hóa Vitol cũng có hai tàu mang 260.000 tấn dầu thô Brazil, Shell và Repsol SA có 560.000 tấn cũng hướng tới Trung Quốc.
Nhà phân tích Ixchel Castro tại công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết xuất khẩu cũng tăng bởi tiêu thụ trong nước yếu hơn do cuộc suy thoái sâu nhất của nước này.
Sản lượng được dự kiến tăng 210.000 thùng/ngày trong năm 2017, đứng thứ hai về quy mô tăng trưởng nguồn cung trong số các nhà sản xuất ngoài OPEC. Sản lượng tăng từ Mỹ và Brazil là các yếu tố đang cản trở nỗ lực nâng giá dầu thô của OPEC thông qua việc cắt giảm sản lượng.
Tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục trong những năm tới, do các công ty như Royal Dutch Shell Plc chuẩn bị để khai thác một trong số những khám phá lớn nhất thực hiện kể từ cuối thập kỷ trước ở ngoài bờ biển Đại Tây Dương của quốc gia này.
Theo số liệu của Reuters lấy từ chính phủ chỉ trong hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu dầu mỏ của Brazil đã tăng 65% so với cùng kỳ năm trước lên mức cao kỷ lục hơn 1,46 triệu thùng/ngày.
Công ty tư vấn Wood Mackenzie ước tính xuất khẩu năm 2017 sẽ đạt gần 1 triệu thùng/ngày tăng từ 798.000 thùng trong năm ngoái.
Sau nhiều năm đầu tư mạnh khiến công ty dầu mỏ nhà nước Petrobras trở thành công ty dầu mỏ nợ lớn nhất thế giới đang bắt đầu trả nợ. Quốc gia này hy vọng doanh số bán dầu thô cao hơn giúp kéo nền kinh tế của họ ra khỏi suy thoái kéo dài hai năm.
Guilherme Franca, giám đốc kinh doanh và tiếp thị tại Petrobras đã trả lời Reuters rằng xuất khẩu đang tăng cùng với sản lượng dầu thô ngọt, nhẹ của công ty.
Dầu thô nhẹ, lưu huỳnh thấp dễ dàng hơn và rẻ hơn để lọc thành xăng và dầu diesel, và đáp ứng nhu cầu nhiên liệu ít ô nhiễm hơn tại châu Á, Mỹ và châu Âu.
Ông Franca cho biết xuất khẩu riêng của Petrobras tăng lên 420.000 thùng/ngày trong năm 2016 và sẽ đạt được 450.000 thùng/ngày trong năm nay. Nếu đáp ứng các mục tiêu tương lai, công ty này có thể sớm xuất khẩu khoảng 750.000 thùng/ngày vào năm 2020.
Trong hai tháng đầu năm nay, Brazil đã bán 10,4 triệu thùng dầu thô sang Ấn Độ, khoảng một nửa số lượng đã xuất sang Ấn Độ trong năm 2016, theo số liệu của Bộ Thương mại Brazil.
Doanh số bán sang Trung Quốc trong tháng 1 và 2 đạt tổng cộng 40,8 triệu thùng, tăng 125% so với cùng kỳ năm 2016 và gấp hơn 10 lần lượng xuất khẩu của Brazil sang nước này trong 5 năm trước.
Một số chuyến dầu mỏ có thể liên quan tới việc hoàn trả khoản vay khoảng 15 tỷ USD từ Trung Quốc, gồm cả nợ vay trong năm 2009.
Theo thỏa thuận với ngân hàng Phát triển Trung Quốc, công ty dầu mỏ này sẽ chuyển khoảng 300.000 thùng dầu/ngày tới 4 công ty của Trung Quốc: Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc, Tập đoàn Dầu Zhenhua, công ty Hóa dầu Chemchina và Unipec châu Á, một công ty con của tập đoàn Sinopec.
Ramasamy cho biết 65% sản lượng của Brazil là loại ngọt vừa và hầu hết sản lượng mới của nước này sẽ là cùng loại đó.
Petrobras đã sản xuất 2,14 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2016 và mục tiêu 2,77 triệu thùng/ngày vào năm 2021. Công ty đang cố gắng giảm nợ này đổ tất cả những nỗ lực của mình vào khu vực muối bazơ năng suất cao.
Shell, nhà sản xuất lớn thứ hai tại Brazil sau Petrobras, đang bơm khoảng 295.000 thùng/ngày và muốn tăng gấp 4 lần trong vòng 3 năm tới. Công ty này là một bộ phận của tập đoàn sẽ thăm dò khu muối bazơ khổng lồ Libra, cùng với Petrobras, Total SA của Pháp, CNOOC và Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia Trung Quốc.
Số liệu xuất khẩu tháng 3 cho thấy PetroChina đã vận chuyển một tàu 130.000 tấn từ Brazil sang Trung Quốc. Công ty hàng hóa Vitol cũng có hai tàu mang 260.000 tấn dầu thô Brazil, Shell và Repsol SA có 560.000 tấn cũng hướng tới Trung Quốc.
Nhà phân tích Ixchel Castro tại công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết xuất khẩu cũng tăng bởi tiêu thụ trong nước yếu hơn do cuộc suy thoái sâu nhất của nước này.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads