Xuất khẩu dầu mỏ của Iraq có thể sụt giảm trong tháng 6, tháng sụt giảm thứ hai liên tiếp, tăng trưởng nguồn cung cấp từ nhà sản xuất lớn thứ hai OPEC đang chậm lại trong năm nay.
Iraq trong năm 2015 đã có tăng trưởng nguồn cung lớn nhất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC. Nhưng các công ty đang làm việc ở Iraq cảnh báo chính phủ rằng các dự án thúc đẩy sản lượng sẽ bị trì hoãn nếu Baghdad cắt giảm chi tiêu để đối phó với giá dầu thấp.
Xuất khẩu của phía nam Iraq trong 29 ngày đầu tháng 6 đạt trung bình 3,14 triệu thùng/ngày, theo số liệu theo dõi của Reuters và nguồn tin trong ngành. Số liệu này giảm 60.000 thùng/ngày so với tháng 5.
Samuel Ciszuk, cố vấn thị trường dàu mỏ tại Swedish Energy Agency cho biết có một số vấn đề ảnh hưởng tới xuất khẩu của Iraq – hạn chế kỹ thuật, tăng trưởng sản lượng chậm hơn và khả năng một số cạnh tranh trong thị trường này từ Iran.
Giám đốc công ty dầu nhà nước Iraq South Oil trả lời Reuters đưa ra số liệu xuất khẩu tương tự và cho biết sự sụt giảm này là do công việc bảo dưỡng và nhu cầu trong nước tăng lên.
Các quan chức Iraq không đưa ra bình luận tiếp.
Phía nam sản xuất chủ yếu dầu thô của Iraq. Iraq cũng xuất khẩu một khối lượng dầu thô ít hơn từ phía bắc qua các đường ống sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Xuất khẩu dầu thô ở phía bắc từ các mỏ trong khu vực bán tự trị của người Kurd giảm xuống 480.000 thùng/ngày từ đầu tháng 6 tới nay so với 510.000 thùng/ngày trong tháng 5. Xuất khẩu này ở mức 600.000 thùng/ngày trong đầu năm nhưng đã chậm lại do sự phá hoại đường ống và một quyết định của chính quyền trung ương ở Baghdad ngừng bơm dầu Kirkuk vào đường ống này.
Năm ngoái Iraq tăng sản lượng hơn 500.000 thùng/ngày, mặc dù các công ty cắt giảm chi tiêu tại các giếng phía nam và xung đột với phiến quân nhà nước hồi giáo IS.
Công ty nghiên cứu dầu mỏ JBC Energy vẫn dự kiến tăng trưởng đáng kể trong năm nay, xuất khẩu năm 2016 ở mức 3,9 triệu thùng/ngày, tăng từ 3,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Các quan chức Iraq dự kiến tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu của nước này vào năm nay, nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2015.
Trong năm nay Iran cung cấp mức tăng nguồn cung lớn nhất của OPEC do họ phục hồi sau lệnh trừng phạt của phương Tây.
Iraq trong năm 2015 đã có tăng trưởng nguồn cung lớn nhất trong Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC. Nhưng các công ty đang làm việc ở Iraq cảnh báo chính phủ rằng các dự án thúc đẩy sản lượng sẽ bị trì hoãn nếu Baghdad cắt giảm chi tiêu để đối phó với giá dầu thấp.
Xuất khẩu của phía nam Iraq trong 29 ngày đầu tháng 6 đạt trung bình 3,14 triệu thùng/ngày, theo số liệu theo dõi của Reuters và nguồn tin trong ngành. Số liệu này giảm 60.000 thùng/ngày so với tháng 5.
Giám đốc công ty dầu nhà nước Iraq South Oil trả lời Reuters đưa ra số liệu xuất khẩu tương tự và cho biết sự sụt giảm này là do công việc bảo dưỡng và nhu cầu trong nước tăng lên.
Các quan chức Iraq không đưa ra bình luận tiếp.
Phía nam sản xuất chủ yếu dầu thô của Iraq. Iraq cũng xuất khẩu một khối lượng dầu thô ít hơn từ phía bắc qua các đường ống sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Xuất khẩu dầu thô ở phía bắc từ các mỏ trong khu vực bán tự trị của người Kurd giảm xuống 480.000 thùng/ngày từ đầu tháng 6 tới nay so với 510.000 thùng/ngày trong tháng 5. Xuất khẩu này ở mức 600.000 thùng/ngày trong đầu năm nhưng đã chậm lại do sự phá hoại đường ống và một quyết định của chính quyền trung ương ở Baghdad ngừng bơm dầu Kirkuk vào đường ống này.
Năm ngoái Iraq tăng sản lượng hơn 500.000 thùng/ngày, mặc dù các công ty cắt giảm chi tiêu tại các giếng phía nam và xung đột với phiến quân nhà nước hồi giáo IS.
Công ty nghiên cứu dầu mỏ JBC Energy vẫn dự kiến tăng trưởng đáng kể trong năm nay, xuất khẩu năm 2016 ở mức 3,9 triệu thùng/ngày, tăng từ 3,6 triệu thùng/ngày trong năm 2015.
Các quan chức Iraq dự kiến tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu của nước này vào năm nay, nhưng với tốc độ chậm hơn năm 2015.
Trong năm nay Iran cung cấp mức tăng nguồn cung lớn nhất của OPEC do họ phục hồi sau lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nguồn: VITIC/ Reuters
Relate Threads