Các nhà máy lọc dầu ở vùng Vịnh duyên hải Mexico (Gulf Coast) của Mỹ đang nhập khẩu dầu thô từ các quốc gia khác để né khỏi các lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt lên Venezuela.
Sử dụng dữ liệu được tổng hợp từ EIA, S & P Global Platts báo cáo hôm thứ Tư rằng trong tháng 1 năm 2018, chỉ có 5 nhà máy lọc dầu vùng Gulf Coast nhập khẩu lượng lớn khác thường 92% tổng lượng dầu của Venezuela tới Mỹ.
Năm nhà máy lọc dầu này gồm nhà Pascagoula của Chevron, các nhà máy lọc dầu Lake Charles và Corpus Christi của Citgo, các nhà máy lọc dầu Port Arthur và St. Charles của Valero - do đó họ dễ bị ảnh hưởng bởi gián đoạn cung từ quốc gia Latinh đang gặp rắc rối.
Chính vì thế chính quyền tổng thống Trump đã do dự khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với việc vận chuyển dầu thô từ Venezuela đến Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Venezuela vẫn chưa được áp dụng, nhưng vẫn còn những lo ngại về vấn đề này, và các nhà máy lọc dầu đang tự bảo vệ mình tránh khỏi khả năng thua lỗ, dù không phải là không gây ra một số vấn đề hóc búa cho khâu hậu cần.
Trong tháng 1, các nhà máy lọc dầu vùng Gulf Coast mà phụ thuộc vào dầu thô của Venezuela đã tăng lượng dầu nhập từ các quốc gia khác, và nhập khẩu dầu thô của Canada vào các nhà máy lọc dầu vùng Gulf Coast đã vượt lượng dầu nhập từ Venezuela lần đầu tiên.
Theo Platts, những nỗ lực tự bảo vệ mình khác đã được chứng kiến từ nhà máy lọc dầu Corpus Christi của Citgo, hãng đã mua thêm 52% dầu của Ecuador vào tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Citgo cũng nhập dầu thô từ Chad lần đầu tiên, và từ Colombia - lần thứ hai hãng này làm như vậy. Nhà máy lọc dầu Port Arthur của Valero tìm mua dầu thô của Iraq để lấp đầy chỗ trống, và Chevron đã mua một ít dầu thô của Saudi.
Nhìn chung, nhập khẩu dầu chua nặng ở vùng Gulf Coast giảm xuống còn 1,85 triệu thùng/ngày trong tháng 1, từ mức 2,31 triệu thùng/ngày của tháng 1 năm 2017.
Trong khi chính quyền Trump vẫn đang xem xét các biện pháp cấm vận đối với dầu thô của Venezuela, thì chắc chắn họ cũng hiểu rằng làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến các nhà máy lọc dầu ở Mỹ.
Sử dụng dữ liệu được tổng hợp từ EIA, S & P Global Platts báo cáo hôm thứ Tư rằng trong tháng 1 năm 2018, chỉ có 5 nhà máy lọc dầu vùng Gulf Coast nhập khẩu lượng lớn khác thường 92% tổng lượng dầu của Venezuela tới Mỹ.
Năm nhà máy lọc dầu này gồm nhà Pascagoula của Chevron, các nhà máy lọc dầu Lake Charles và Corpus Christi của Citgo, các nhà máy lọc dầu Port Arthur và St. Charles của Valero - do đó họ dễ bị ảnh hưởng bởi gián đoạn cung từ quốc gia Latinh đang gặp rắc rối.
Chính vì thế chính quyền tổng thống Trump đã do dự khi áp đặt các lệnh trừng phạt đối với việc vận chuyển dầu thô từ Venezuela đến Mỹ. Tuy nhiên, mặc dù các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Venezuela vẫn chưa được áp dụng, nhưng vẫn còn những lo ngại về vấn đề này, và các nhà máy lọc dầu đang tự bảo vệ mình tránh khỏi khả năng thua lỗ, dù không phải là không gây ra một số vấn đề hóc búa cho khâu hậu cần.
Theo Platts, những nỗ lực tự bảo vệ mình khác đã được chứng kiến từ nhà máy lọc dầu Corpus Christi của Citgo, hãng đã mua thêm 52% dầu của Ecuador vào tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Citgo cũng nhập dầu thô từ Chad lần đầu tiên, và từ Colombia - lần thứ hai hãng này làm như vậy. Nhà máy lọc dầu Port Arthur của Valero tìm mua dầu thô của Iraq để lấp đầy chỗ trống, và Chevron đã mua một ít dầu thô của Saudi.
Nhìn chung, nhập khẩu dầu chua nặng ở vùng Gulf Coast giảm xuống còn 1,85 triệu thùng/ngày trong tháng 1, từ mức 2,31 triệu thùng/ngày của tháng 1 năm 2017.
Trong khi chính quyền Trump vẫn đang xem xét các biện pháp cấm vận đối với dầu thô của Venezuela, thì chắc chắn họ cũng hiểu rằng làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến các nhà máy lọc dầu ở Mỹ.
Nguồn tin: xangdau.net
Relate Threads