Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh vừa cho biết lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đạt 2,44 triệu thùng/ngày vào cuối tháng Mười vừa qua.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh vừa cho biết lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đạt 2,44 triệu thùng/ngày vào cuối tháng Mười vừa qua, trong bối cảnh Tehran đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhằm lấy lại thị phần đã mất sau nhiều năm bị trừng phạt kinh tế.
Hãng tin Mehr của Iran dẫn lời ông Zanganeh nói ngày 2/11 rằng khối lượng xuất khẩu 2,44 triệu thùng dầu/ngày là một trong những mức cao nhất từ trước tới nay, đồng thời khẳng định Iran vẫn tiếp tục triển khai các dự án khai thác cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu mỏ.
Kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đạt được với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) có hiệu lực vào tháng 1/2016, mở đường cho việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran, quốc gia Trung Đông này đã tăng nhanh mức xuất khẩu dầu thô từ khoảng một triệu thùng/ngày.
Tại cuộc họp không chính thức ở Algeria hồi cuối tháng 9/2016, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã nhất trí cắt giảm sản lượng nhằm giảm tình trạng dư cung trên thị trường toàn cầu và hỗ trợ giá dầu, vốn đã giảm hơn 50% kể từ tháng 6/2014 xuống khoảng 50 USD/thùng hiện nay.
Iran, quốc gia có trữ lượng dầu thô được kiểm chứng lớn thứ tư thế giới, đã từ chối cắt giảm hoặc đóng băng sản lượng vì Tehran vẫn đang tìm cách khôi phục thị phần đã mất.
Cùng với Libya và Nigeria, Iran đã đề nghị được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC cho tới khi nước này khôi phục và đưa sản lượng lên bằng các mức trước thời điểm bị trừng phạt.
Trước đó, hồi giữa tháng 10, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) đã chính thức mở thầu quốc tế với 50 mỏ dầu và khí đốt ở nước này.
Đây là đợt mở thầu quốc tế đầu tiên của ngành dầu khí Iran kể từ sau khi Tehran đạt được thỏa thuận lịch sử với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015 về vấn đề hạt nhân gây nhiều tranh cãi.
Theo Bộ Dầu mỏ Iran, các công ty nước ngoài có thể nộp đơn dự thầu đến hết ngày 19/11 và danh sách công ty trúng thầu dự kiến sẽ được công bố vào ngày 7/12.
Iran hy vọng thu hút hơn 150 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu vào năm 2020.
Quốc gia Hồi giáo này cũng đã cập nhật mô hình hợp đồng mới liên quan đến các dự án dầu khí, theo đó các nhà đầu tư có thể thu hồi đầy đủ vốn chỉ trong vòng 20 năm.
Nhiều tập đoàn và công ty dầu mỏ lớn của châu Âu như Eni SpA (Italy) và Total SA (Pháp) bày tỏ mong muốn tham gia các dự án phát triển dầu khí tại Iran.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Zanganeh, sản lượng dầu thô của nước này có thể đạt 4 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2017, so với mức 2,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 1/2016.
Công suất sản xuất của Iran đã ở mức 3,85 triệu thùng/ngày sau nửa đầu năm nay và Iran đặt mục tiêu đạt mức sản lượng 4,6 triệu thùng/ngày trong 5 năm tới.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh vừa cho biết lượng dầu thô xuất khẩu của nước này đạt 2,44 triệu thùng/ngày vào cuối tháng Mười vừa qua, trong bối cảnh Tehran đang nỗ lực thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu nhằm lấy lại thị phần đã mất sau nhiều năm bị trừng phạt kinh tế.
Hãng tin Mehr của Iran dẫn lời ông Zanganeh nói ngày 2/11 rằng khối lượng xuất khẩu 2,44 triệu thùng dầu/ngày là một trong những mức cao nhất từ trước tới nay, đồng thời khẳng định Iran vẫn tiếp tục triển khai các dự án khai thác cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu mỏ.
Kể từ sau khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà Iran đạt được với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức) có hiệu lực vào tháng 1/2016, mở đường cho việc bãi bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran, quốc gia Trung Đông này đã tăng nhanh mức xuất khẩu dầu thô từ khoảng một triệu thùng/ngày.
Iran, quốc gia có trữ lượng dầu thô được kiểm chứng lớn thứ tư thế giới, đã từ chối cắt giảm hoặc đóng băng sản lượng vì Tehran vẫn đang tìm cách khôi phục thị phần đã mất.
Cùng với Libya và Nigeria, Iran đã đề nghị được miễn tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC cho tới khi nước này khôi phục và đưa sản lượng lên bằng các mức trước thời điểm bị trừng phạt.
Trước đó, hồi giữa tháng 10, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) đã chính thức mở thầu quốc tế với 50 mỏ dầu và khí đốt ở nước này.
Đây là đợt mở thầu quốc tế đầu tiên của ngành dầu khí Iran kể từ sau khi Tehran đạt được thỏa thuận lịch sử với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015 về vấn đề hạt nhân gây nhiều tranh cãi.
Theo Bộ Dầu mỏ Iran, các công ty nước ngoài có thể nộp đơn dự thầu đến hết ngày 19/11 và danh sách công ty trúng thầu dự kiến sẽ được công bố vào ngày 7/12.
Iran hy vọng thu hút hơn 150 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và hóa dầu vào năm 2020.
Quốc gia Hồi giáo này cũng đã cập nhật mô hình hợp đồng mới liên quan đến các dự án dầu khí, theo đó các nhà đầu tư có thể thu hồi đầy đủ vốn chỉ trong vòng 20 năm.
Nhiều tập đoàn và công ty dầu mỏ lớn của châu Âu như Eni SpA (Italy) và Total SA (Pháp) bày tỏ mong muốn tham gia các dự án phát triển dầu khí tại Iran.
Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Zanganeh, sản lượng dầu thô của nước này có thể đạt 4 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2017, so với mức 2,7 triệu thùng/ngày hồi tháng 1/2016.
Công suất sản xuất của Iran đã ở mức 3,85 triệu thùng/ngày sau nửa đầu năm nay và Iran đặt mục tiêu đạt mức sản lượng 4,6 triệu thùng/ngày trong 5 năm tới.
Nguyễn Trường (P/v TTXVN tại Cairo)
Relate Threads