Xuất khẩu dầu thô Mỹ sẽ không phiền lòng OPEC: Iran mới là vấn đề chính

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Sự kết thúc lệnh cấm xuất khẩu dầu thô nội địa Mỹ đã kéo dài 40 năm có thể là điều mà OPEC cần lúc này. Tuy nhiên sự nổ lên của Iran có thể đại diện cho một nguy cơ lớn hơn nhiều do quốc gia này đang chuẩn bị đổ hàng triệu thùng dầu thô vào thị trường năm tới.

Trong khi OPEC “có thể không cần phài làm gì” với sự quay lại của dầu thô Mỹ, thì nhóm này “có thể bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bất cứ nguồn cung này xuất hiện từ Iran, bắt đầu tại thời điểm nào đó trong quý hai,” David Fyfe, trưởng nghiên cứu và phân tích thị trường tại nhà thương mại giao dịch Gunvor Group Ltd. Hãng nghiên cứu IHS Inc. cũng cho rằng tác động ngay lập tức của việc tháo gỡ cấm vận sẽ là “tương đối nhỏ.”

opec-building-with-logo.jpg

Iran, từng là nhà sản xuất lớn thứ hai OPEC trước cấm vận, có kế hoạch thúc đẩy nguồn cung thêm 500 ngàn thùng một ngày trong vòng vài tuần sau khi lệnh trừng phạt kinh tế được bãi bỏ vào đầu năm 2016, và 1 triệu thùng vài tháng sau đó. Quốc gia vùng Vịnh này đã kiên quyết bảo vệ quyền phục hồi sản xuất của mình trong bối cảnh cung thừa toàn cầu kéo giá dầu thô xuống mức dưới ngưỡng 40usd một thùng.

Ngược lại, việc tháo bỏ xuất khẩu dầu Mỹ - có thể được tiến hành bỏ phiếu sớm nhất là tối thứ Năm – sẽ không có một “tác động lớn về mặt khối lượng” trong thời gian tới vì sản xuất nội địa Mỹ đang giảm, ông Fyfe nói. Việc chấm dứt lệnh cấm sẽ không “ảnh hưởng thực tế” lên cán cân thị trường toàn cầu trong vòng 6 tháng tới, theo chuyên gia này, người đã từng là trưởng nghiên cứu thị trường dầu mỏ tại IEA.

“Với sản xuất nội địa Mỹ giảm trong ngắn hạn, áp lực hữu hình để xuất khẩu đang giảm dần.”

Nguồn cung trong nước của Mỹ đang giảm xuống kể từ tháng 06 năm nay do giá dầu thô suy thoái đang siết chặt các nhà sản xuất chi phí cao, cho thấy rằng chiến lược một năm tuổi của OPEC, duy trì sản xuất để bảo vệ thị phần, đang bắt đầu có hiệu quả. Sự thu hẹp mức chênh lệch giữa WTI và Brent, chuẩn dầu thô toàn cầu, cũng khiến cho xuất khẩu một khối lượng đáng kể là khó có thể vì nó đang tương đối đắt tiền, theo IHS.

WTI đã giao dịch ở mức chênh lệch giảm thấp nhất so với Brent trong 11 tháng hôm tối thứ Tư sau khi Hạ và Thượng viện Mỹ hôm trước đó đã đạt một thỏa thuận về thuế và kế hoạch chi tiêu mà trong đó bao gồm việc kết thúc giới hạn thương mại dầu mỏ. Thỏa thuận đang đóng vai trò trung gian để hỗ trợ tiến trình bầu cửa thông suốt tại Quốc hội.

Việc bãi bỏ lệnh cấm có thể có một tác động lớn hơn lên OPEC trong dài hạn, đặc biệt những thành viên như Nigieria đang sản xuất các loại dầu tương tự như các loại dầu ngọt nhẹ của Mỹ.

“Nguy cơ này chủ yếu chống lại các nhà sản xuất Tây Phi những nước có thể nhìn thấy được nhiều sự canh tranh hơn từ các nhà sản dầu mỏ để tìm kiếm khách hàng,” Torbjorn Kjus, trưởng phân tích dầu tại DNB Markets. “Đây là bởi vì chúng là dầu ngọt nhẹ, như dầu đá phiến Mỹ.”

Nigieria đang phụ thuộc vào những thị trường khác sau khi xuất dầu của nước này đến Mỹ giảm xuống với đà tăng vọt sản xuất của dầu đá phiến Mỹ.

Những quốc gia khác trong nhóm 13 thành viên này sau cùng cũng có thể bị tổn thương do xuất khẩu của Mỹ làm dư thừa hơn nữa nguồn cung dầu thô trong khu vực Đại Tây Dương, theo Citigroup Inc.

OPEC, vốn kiểm soát 40% sản xuất dầu toàn cầu, ngay lập tức bác bỏ bất kỳ những quan ngại nào về vấn đề này.

“Tác động ròng của việc xuất khẩu dầu thô Mỹ lên thị trường là bằng không,” TTK OPEC, Abdalla El-Badri, hôm thứ Ba tuần này đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố. “Điều này sẽ không ảnh hưởng lên giá dầu bởi vì Mỹ vẫn là nước nhập khẩu dầu.”

Mỹ, nhập khẩu trung bình hơn 7 triệu thùng một ngày trong năm 2014, đã vượt qua Nga và Saudi Arabia hồi đầu năm nay để trở thành nhà sản xuất dầu thô và khí đốt lớn nhất thế giới.

Nguồn: xangdau.net​
 

Việc làm nổi bật

Top