Các quan chức dầu mỏ Iraq cho biết xuất khẩu dầu mỏ từ các cảng phía nam Iraq tăng lên 3,2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 7, tăng từ mức 3,175 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6, do quốc gia OPEC này tăng sản lượng dầu thô.
Sản lượng từ giếng Luhais, điều hành bởi công ty dầu mỏ phía nam, tăng 10.000 thùng/ngày thành 90.000 thùng/ngày trong tháng 7.
Các giếng điều hành bởi các công ty nước ngoài tại phía nam Iraq cũng góp phần vào tăng sản lượng trong tháng 7.
Khu vực phía nam sản xuất chủ yếu dầu thô của nước này. Chính phủ khu vực Kurdish phía bắc xuất khẩu khoảng 500.000 thùng/ngày thông qua một đường ống sang cảng Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải, nhưng họ thực hiện độc lập với chính quyền trung ương tại Baghdad.
Iraq đã thu được 3,744 tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 7 theo phát ngôn viên Bộ Dầu mỏ Asim Jihad. Ông cho biết sản lượng trung bình trong tháng 7 là trên 3,202 triệu thùng/ngày.
Các quan chức Iraq và giới phân tích dầu mỏ dự kiến xuất khẩu tăng trưởng hơn nữa trong năm nay, mặc dù với tốc độ chậm lại so với năm 2015 khi họ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tăng trưởng nguồn cung của OPEC.
Năm 2015 Iraq đã tăng sản lượng hơn 500.000 thùng/ngày, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu của các công ty tại các giếng phía nam và xung đột với quân IS.
Trong năm nay, Iran đã đưa ra tăng trưởng nguồn cung lớn nhất từ các nước OPEC do họ khôi phục lại sản lượng sau các lệnh trừng phạt của Phương Tây.
Sản lượng tăng trong tháng 7 tại Iraq bất chấp một đường ống vận chuyển rò rỉ. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết vào hôm 11/7 việc rò rỉ đã được sửa chữa.
Sản lượng từ giếng Luhais, điều hành bởi công ty dầu mỏ phía nam, tăng 10.000 thùng/ngày thành 90.000 thùng/ngày trong tháng 7.
Các giếng điều hành bởi các công ty nước ngoài tại phía nam Iraq cũng góp phần vào tăng sản lượng trong tháng 7.
Khu vực phía nam sản xuất chủ yếu dầu thô của nước này. Chính phủ khu vực Kurdish phía bắc xuất khẩu khoảng 500.000 thùng/ngày thông qua một đường ống sang cảng Ceyhan, Thổ Nhĩ Kỳ trên Địa Trung Hải, nhưng họ thực hiện độc lập với chính quyền trung ương tại Baghdad.
Các quan chức Iraq và giới phân tích dầu mỏ dự kiến xuất khẩu tăng trưởng hơn nữa trong năm nay, mặc dù với tốc độ chậm lại so với năm 2015 khi họ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tăng trưởng nguồn cung của OPEC.
Năm 2015 Iraq đã tăng sản lượng hơn 500.000 thùng/ngày, bất chấp việc cắt giảm chi tiêu của các công ty tại các giếng phía nam và xung đột với quân IS.
Trong năm nay, Iran đã đưa ra tăng trưởng nguồn cung lớn nhất từ các nước OPEC do họ khôi phục lại sản lượng sau các lệnh trừng phạt của Phương Tây.
Sản lượng tăng trong tháng 7 tại Iraq bất chấp một đường ống vận chuyển rò rỉ. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết vào hôm 11/7 việc rò rỉ đã được sửa chữa.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads