“Tối hậu thư” xử lý hợp đồng EPC dự án nghìn tỷ thua lỗ

Thảo luận trong 'Trong nước' bắt đầu bởi Oil Gas Vietnam, 15/9/17.

  1. Oil Gas Vietnam
    Offline

    Oil Gas Vietnam Administrator Thành viên BQT

    Bài viết:
    13,587
    Đã được thích:
    114
    Điểm thành tích:
    63
    Giới tính:
    Nam
    Nơi ở:
    Bà Rịa - Vũng Tàu
    Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có “tối hậu thư” yêu cầu các đơn vị ngành công thương đẩy nhanh xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

    Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, hiện việc xử lý các vướng mắc của các hợp đồng EPC tại các dự án nghìn tỷ thua lỗ còn chậm, phức tạp và chưa hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra. Một số chính sách còn phải chờ thực hiện quy trình, thủ tục ban hành luật và chưa có giải pháp xử lý nợ vay của các dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Cùng đó, việc thể chế hóa chỉ thị của Bộ Chính trị còn chậm trong khi chuyển biến ở một số dự án, doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu đề ra.

    Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, Bộ Công Thương phải tiếp thu ý kiến, phối hợp với các bộ ngành dự thảo báo cáo gửi Ban Bí thư, Quốc hội về xử lý các tồn tại, yếu kém đối với 12 dự án thua lỗ trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017. Bộ Công Thương phải kiên quyết chỉ đạo, đôn đốc các dự án, doanh nghiệp hoàn thành việc xử lý các tồn tại, vướng mắc về hợp đồng EPC của các dự án ngành hóa chất, dầu khí và tổng công ty Thép Việt Nam trong năm 2017. Trong trường hợp phức tạp, còn nhiều vướng mắc thì xem xét, gia hạn đến hết quý I/2018. Các doanh nghiệp, dự án phải rà soát, báo cáo và có cam kết lộ trình xử lý cụ thể.

    Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2017 về tình hình vay vốn của 12 dự án cũng như việc xử lý trong thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các ngân hàng tiếp tục tái cơ cấu nợ đối với các dự án theo quy định và theo nguyên tắc chia sẻ rủi ro trong đầu tư, kinh doanh.

    [​IMG]
    Phó Thủ tướng cũng cho biết, với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Bộ Công Thương chỉ đạo tiếp tục bán đấu giá dự án theo quy định của pháp luật. Về kinh phí khởi động lại dự án Nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ, Nhà máy sản xuất cồn sinh học Ethanol Dung Quất do các cổ đông của các doanh nghiệp xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

    Trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ ngành công thương, có tới 6 dự án đang “mắc kẹt” vì những điều khoản đã ký trong hợp đồng EPC. Do bị “trói” với những điều khoản của hợp đồng EPC, 6 dự án (gồm Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình, Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Đóng tàu Dung Quất, Công ty Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung và dự án nhà máy Thép Việt - Trung), đang phải trả lãi vay tới hàng trăm tỷ đồng/tháng do hoạt động không hiệu quả và cả do “đắp chiếu”.

    Đến nay, cả 6 đại dự án thua lỗ nêu trên chưa tìm được lối thoát do chưa thực hiện hết các hợp đồng EPC; tổng thầu chưa hoàn thành nhiều nhiệm vụ mà hai bên đã ký kết, dự án liên tục điều chỉnh về tổng mức đầu tư, gói thiết bị hay thay đổi mức đầu tư của từng giai đoạn.

    Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, trong số 12 dự án nghìn tỷ thua lỗ, nhiều dự án lỗ do việc triển khai đầu tư, nghiệm thu có vấn đề, nhưng có những dự án không hiệu quả, phải trả giá do cơ chế ràng buộc khi đàm phán và thực hiện hợp đồng EPC. Trường hợp dự án đầu tư khai thác mỏ sắt Quý Sa và xây dựng Nhà máy Gang thép Lào Cai của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) với vốn đầu tư gần 5.400 tỷ đồng là một ví dụ điển hình.

    Một dự án nghìn tỷ thua lỗ khác của ngành hóa chất nằm trong danh sách bị giám sát đặc biệt của ngành công thương phải kể đến dự án Nhà máy DAP Đình Vũ (DAP Hải Phòng) với tổng mức đầu tư hơn 172 triệu USD. Đây là dự án có hai gói thầu lớn (gói thầu chính EPC và gói thầu tư vấn quản lý dự án) đều do các nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây dựng hóa chất quốc gia và nhà thầu Hoàn Cầu đảm nhiệm. Sau khi đi vào vận hành, nhà máy, khởi công từ tháng 7/2003 nhưng đến tháng 4/2009 mới hoàn thành, sản phẩm làm ra không đạt tiêu chuẩn như thiết kế. Phân bón DAP sản xuất ra chỉ có hàm lượng dinh dưỡng hơn 61%. Đến tháng 8/2011, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã phạt nhà thầu tổng cộng gần 6 triệu USD (120 tỷ đồng) do thi công nhà máy không đảm bảo một số chỉ tiêu theo hợp đồng. Trong số gần 6 triệu USD phạt này có 2,9 triệu USD là tiền bồi thường thiệt hại sau khi nhà thầu Trung Quốc bất lực trong việc khắc phục các vấn đề về công nghệ của nhà máy. Chỉ hai năm sau khi được bàn giao, DAP Đình Vũ bắt đầu thua lỗ.

    PHẠM TUYÊN
    Báo Tiền Phong​
     

Chia sẻ trang này