EVN cần thêm 632.000 tỉ đồng cho các dự án điện

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Trong giai đoạn 5 năm tới (2016 – 2020), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tiếp tục đầu tư khoảng 632.000 tỉ đồng cho hạ tầng điện lực sau khi đã đầu tư 492.000 tỉ đồng cho các dự án nguồn và lưới điện, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện gần 11%/năm trong 5 năm qua.

Trao đổi với báo chí tại cuộc gặp giữa ngành điện với báo chí diễn ra tối 13-1, ông Đặng Hoàng An, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết tập đoàn luôn duy trì tốc độ đầu tư cao trong 5 năm qua để phát triển hạ tầng điện lực cho cả nước.

Tính đến cuối năm 2015, hệ thống điện cả nước đạt công suất 38.800 MW, quy mô xếp thứ hai khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia) và đứng thứ 30 trên thế giới về công suất lắp đặt.

4e31e_sua_dien_online.jpg

Về nguồn điện cho nông thôn, ông An cho biết tính đến nay đã có 98,76% các hộ dân nông thôn cả nước có điện lưới quốc gia. Điện khí hóa nông thôn giúp thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo.

Về lộ trình thực hiện thị trường điện cạnh tranh, Tổng giám đốc EVN cho biết thị trường phát điện cạnh tranh bắt đầu thực hiện từ năm 2012 và đến nay các nhà máy đã chào giá trực tiếp trên thị trường điện, theo đó các nhà máy chào giá thấp được huy động còn nhà máy chào giá cao phải chờ.

“Bước thứ hai, bắt đầu tư năm 2016 và năm 2017 sẽ bắt đầu giai đoạn bán buôn điện cạnh tranh. Nghĩa là các khách hàng lớn như các nhà máy sản xuất sắt thép, xi măng … sẽ được quyền chọn đơn vị cung ứng điện cho mình, không nhất thiết phải lệ thuộc vào các tổng công ty điện lực các khu vực. Dự kiến đến năm 2022 sẽ chuyển sang thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, nghĩa là khách hàng hộ gia đình sẽ chọn đơn vị cấp điện cho mình. Dần dần sẽ phân tách ra từng khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối điện, trong vòng 7 năm nữa sẽ hoàn thiện hết các bước”, ông An thông tin thêm.

Song song với tăng đầu tư, triển khai thị trường cạnh tranh, vị lãnh đạo EVN còn cho biết thêm tính đến cuối năm 2015, EVN đã thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành như bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản. Sau 3 năm thực hiện việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành (2012 – 2015), EVN đã thu về gần 2.000 tỉ đồng, lãi gần 35 tỉ đồng.

Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn​
 

Việc làm nổi bật

Top