PVC lên tiếng 102 tỷ vốn góp vào PXS không liên quan khoản tạm ứng của CĐT Nhiệt điện Thái Bình 2

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
PVC vừa có văn bản xác nhận số tiền 102 tỷ đồng góp vốn vào PXS không liên quan đến khoản tạm ứng của của Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 từ việc thực hiện hợp đồng EPC tại dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - Mã: PVX) vừa có văn bản phúc đáp đề nghị PVC xác nhận số tiền 102 tỷ đồng góp vốn vào Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (Mã: PXS).

PVC xác nhận rằng số tiền 102 tỷ đồng góp vốn vào PXS không liên quan đến khoản tạm ứng của Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 từ việc thực hiện hợp đồng EPC tại dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

1_5020142.gif

Cụ thể, ngày 4/5/2011 PVC lập uỷ nhiệm chi để chuyển số tiền 102 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí - Chi nhánh Hà Nội là đại lý lưu ký với nội dung "Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán 045C002588 - TCTXLDK Việt Nam thực hiện quyền mua PXS của cổ đông hiện hữu.

Đến ngày 23/5/2011, ngày 31/5/2011, 12/7/2011 là các mốc thời gian PVC nhận các khoản tạm ứng của hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 từ chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2.

Việc xác nhận 102 tỷ đồng nằm trong lùm xùm liên quan đến dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do PVC làm tổng thầu, trong đó có nhiều sai phạm của PVC khi đã dùng vốn đầu tư vào dự án này sai mục đích.

Ngày 15/12 vừa qua, PVC đã tiến hành họp đại hội cổ đông thường niên 2017 trong đó cổ đông đã thống nhất điều chỉnh từ hình thức hợp đồng trọn gói sang hợp đồng theo giá kết hợp gồm phần trọn gói và phần giá điều chỉnh của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Nguyên nhân điều chỉnh hợp đồng EPC, PVC cho biết vì khối lượng thi công dở dang và công nợ phải trả nhà thầu nên việc điều chỉnh về giá hợp đồng EPC dự án này là rất cấp thiết, để đảm bảo nguồn lực tiếp tục triển khai hoàn thành dự án.

Cụ thể, giá hợp đồng (trước VAT) tạm xác định khoảng 949 triệu USD và 10.710 tỷ đồng, với cơ cấu gồm phần trọn gói là 820 triệu USD và 26,6 tỷ đồng; còn phần giá điều chỉnh là 129 triệu USD và 10.683 tỷ đồng.

Mức giá hợp đồng trên bao gồm tất cả chi phí để thực hiện các nội dung công việc của hợp đồng EPC (kể cả chi phí các hạng mục dùng chung Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình), ngoại trừ thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, chi phí thu xếp tài chính của chủ đầu tư.

Trước đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVC đã ký hợp đồng EPC với giá trị 1,2 tỷ USD theo hình thức trọn gói. Giá trị hợp đồng quy đổi gần 921 triệu USD và 5.874 tỷ đồng.


Hoàng Kiều
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
 

Việc làm nổi bật

Top