Tại TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi khai mạc kỳ họp lần thứ 83 Ủy ban Quốc gia Dầu khí ASEAN (ASCOPE). Tại đây, các tiểu ban đã cùng nhau trao đổi, nghiên cứu thông tin, xây dựng những dự án hợp tác chung, đồng thời học hỏi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin về các dự án cụ thể.
ASCOPE là Hội đồng Dầu khí ASEAN gồm các công ty dầu khí hoặc cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí của 10 nước ASEAN gồm: Công ty Dầu khí Quốc gia Brunei (PetroleumBRUNEI); Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia (Ministry of Mines and Energy - MME); Công ty Dầu khí Quốc gia Indonesia (Pertamina); Công ty Nhiên liệu Quốc gia Lào (LSFC); Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas); Công ty Dầu khí Quốc gia Myanmar (MOGE); Công ty Dầu Quốc gia Philippines (PNOC); Tổng Công ty Singapore Liquefied Natural Gas Corp. - SLNG (Singapore); Công ty Dầu khí Quốc gia PTT (Thái Lan) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Việt Nam với đại diện là Petrovietnam đã gia nhập ASCOPE từ năm 1996.
Tại mỗi kỳ họp, đại diện các quốc gia trong 7 tiểu ban gồm: Thăm dò khai thác (E&P); Chế biến dầu khí (P&R); Thương mại thị trường (T&M); Đường ống khí ASEAN (TAGP); Hội đồng tư vấn khí ASEAN (AGCC); Công nghệ và dịch vụ (TSC); An toàn môi trường (HSSE) sẽ cùng nhau bàn bạc, trao đổi, nghiên cứu các thông tin, xây dựng những dự án hợp tác chung cũng như chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Kỳ họp lần thứ 83 sẽ diễn ra với các nội dung trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, sẽ tiếp tục xây dựng cuốn Hướng dẫn Hợp nhất các hoạt động TKTD trong ASCOPE. Tập trung nghiên cứu cơ hội hợp tác trong phạm vi 5 nội dung: Tái sử dụng xúc tác thải giữa các nhà máy lọc dầu, nâng cấp và mở rộng nhà máy lọc dầu; mô hình tối ưu hóa làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt; xếp loại mức độ tối ưu về năng lực vận hành.
Đề xuất phối hợp với Tiểu ban T&M nghiên cứu xem xét khả năng Co-offloading dầu thô giữa các nước thành viên. Đồng thời sẽ nghiên cứu về đánh giá chất lượng khí để hỗ trợ việc vận chuyển khí giữa các nước thành viên. Xây dựng chia sẻ thông tin gồm dữ liệu và kinh nghiệm cho việc vận hành các Trạm hóa khí.
Ngoài ra sẽ xây dựng Chiến lược Ứng cứu trong tình huống khẩn cấp thiếu hụt về khí là một phần của việc thực hiện Cơ chế phối hợp khi xảy ra Tình huống khẩn cấp về năng lượng giữa các nước ASEAN (APSA).
Để gia tăng khả năng tiếp cận, trao đổi khí và LNG giữa các nước thành viên, ASCOPE đã chọn công ty tư vấn Ashurst làm tư vấn pháp lý cho hợp đồng bán LNG. Dự thảo Mô hình Thỏa thuận mua bán LNG ASEAN do Ashurst tư vấn xây dựng sẽ được các nước thành viên xem xét và góp ý.
Tham gia tích cực vào nhóm nghiên cứu Hiệp định An ninh Dầu khí ASEAN (APSA) của ASEAN với mục đích đảm bảo an toàn năng lượng giữa các quốc gia ASEAN. Đồng thời sẽ nghiên cứu, thành lập nhóm công tác về thống kê các số liệu về dầu khí trong khu vực ASEAN.
Trong thư gửi các đại biểu tham dự kỳ họp, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc PVN, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASCOPE Việt Nam đã viết: “Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã chứng kiến những bước chuyển đổi và chuyển đổi lớn trong quan hệ hợp tác dầu khí giữa các nước thành viên ASCOPE. Trong đó, hội nghị ASCOPE đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những cơ hội nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ mà chúng ta đã hình thành trong suốt thời gian qua”.
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến 17/5/2017.
ASCOPE là Hội đồng Dầu khí ASEAN gồm các công ty dầu khí hoặc cơ quan quản lý nhà nước về dầu khí của 10 nước ASEAN gồm: Công ty Dầu khí Quốc gia Brunei (PetroleumBRUNEI); Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia (Ministry of Mines and Energy - MME); Công ty Dầu khí Quốc gia Indonesia (Pertamina); Công ty Nhiên liệu Quốc gia Lào (LSFC); Công ty Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas); Công ty Dầu khí Quốc gia Myanmar (MOGE); Công ty Dầu Quốc gia Philippines (PNOC); Tổng Công ty Singapore Liquefied Natural Gas Corp. - SLNG (Singapore); Công ty Dầu khí Quốc gia PTT (Thái Lan) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam). Việt Nam với đại diện là Petrovietnam đã gia nhập ASCOPE từ năm 1996.
Tại mỗi kỳ họp, đại diện các quốc gia trong 7 tiểu ban gồm: Thăm dò khai thác (E&P); Chế biến dầu khí (P&R); Thương mại thị trường (T&M); Đường ống khí ASEAN (TAGP); Hội đồng tư vấn khí ASEAN (AGCC); Công nghệ và dịch vụ (TSC); An toàn môi trường (HSSE) sẽ cùng nhau bàn bạc, trao đổi, nghiên cứu các thông tin, xây dựng những dự án hợp tác chung cũng như chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Đề xuất phối hợp với Tiểu ban T&M nghiên cứu xem xét khả năng Co-offloading dầu thô giữa các nước thành viên. Đồng thời sẽ nghiên cứu về đánh giá chất lượng khí để hỗ trợ việc vận chuyển khí giữa các nước thành viên. Xây dựng chia sẻ thông tin gồm dữ liệu và kinh nghiệm cho việc vận hành các Trạm hóa khí.
Ngoài ra sẽ xây dựng Chiến lược Ứng cứu trong tình huống khẩn cấp thiếu hụt về khí là một phần của việc thực hiện Cơ chế phối hợp khi xảy ra Tình huống khẩn cấp về năng lượng giữa các nước ASEAN (APSA).
Để gia tăng khả năng tiếp cận, trao đổi khí và LNG giữa các nước thành viên, ASCOPE đã chọn công ty tư vấn Ashurst làm tư vấn pháp lý cho hợp đồng bán LNG. Dự thảo Mô hình Thỏa thuận mua bán LNG ASEAN do Ashurst tư vấn xây dựng sẽ được các nước thành viên xem xét và góp ý.
Tham gia tích cực vào nhóm nghiên cứu Hiệp định An ninh Dầu khí ASEAN (APSA) của ASEAN với mục đích đảm bảo an toàn năng lượng giữa các quốc gia ASEAN. Đồng thời sẽ nghiên cứu, thành lập nhóm công tác về thống kê các số liệu về dầu khí trong khu vực ASEAN.
Trong thư gửi các đại biểu tham dự kỳ họp, ông Nguyễn Quỳnh Lâm, Phó Tổng giám đốc PVN, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASCOPE Việt Nam đã viết: “Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã chứng kiến những bước chuyển đổi và chuyển đổi lớn trong quan hệ hợp tác dầu khí giữa các nước thành viên ASCOPE. Trong đó, hội nghị ASCOPE đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những cơ hội nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác trên cơ sở các mối quan hệ mà chúng ta đã hình thành trong suốt thời gian qua”.
Kỳ họp sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15 đến 17/5/2017.
NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads