Một nghiên cứu rất mới: Đánh dấu trong khai thác dầu khí được xem là bước đột phá trong bối cảnh giá dầu sụt giảm thê thảm, sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng giảm đi rất nhiều.
Ông Nguyễn Hữu Quang - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Canti) đã trao đổi với Năng lượng Việt Nam xung quanh nghiên cứu này.
Ông nhận định thế nào về công nghệ đánh dấu trong khai thác dầu khí hiện nay?
Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Hiện nay, trên thế giới có 3 nhóm quan tâm đến đề tài này là Việt Nam, Đại học Houston - Bang Texas - Hoa Kỳ cũng như các viện nghiên cứu của Pháp và Na Uy.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trước đây còn nặng về lý thuyết. Người ta đề xuất một nguyên lý nhưng để triển khai nguyên lý đó trên thực tế còn thiếu nhiều thứ.
Phương pháp của họ chỉ thực hiện được nếu có sự rửa trôi của các chất khi bắt dầu khai thác cho đến đoạn gần cuối của mỏ. Tôi nghĩ, việc đấy là không thể bởi có những mỏ đã được khai thác từ lâu mà nhu cầu cần biết lượng dầu còn lại trong mỏ lại luôn hiện hữu.
Như vậy, phải có cách nào đó để không cần theo dõi từ đầu đến cuối quá trình khai thác mà vẫn có thể phục hồi được lịch sử và chúng tôi đi sâu nghiên cứu điều đó.
Công nghệ đánh dấu dầu trong khai thác dầu khí được xem là một nghiên cứu rất mới. Là một trong những người tham gia nhóm nghiên cứu, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Công việc này chúng tôi thực hiện từ năm 1999 đến nay. Đánh dấu là đưa những chất có thể phân biệt được với môi trường tự nhiên để biết được các thông tin về mỏ. Ví dụ, công nghệ … nó hiệu quả như thế nào, khai thác dầu hiệu quả như thế nào.
Gần đây có những bước tiến mới trong công nghệ đánh dấu dầu. Người ta sử dụng mô phỏng kết hợp với đánh dấu nhưng, giá thành còn rất cao, tới vài trăm nghìn đô la/một giếng bơm.
Chúng tôi cho rằng cần có những cách mới để thu được nhiều thông tin hơn, giá thành chi phí thấp hơn, tính ứng dụng đại trà hơn.
Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất một đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây của Đại học Houston - Bang Texas - Hoa Kỳ, tức là dùng các chất chỉ thị tự nhiên trôi từ mỏ ra để đánh giá lượng dầu còn lại trong mỏ và khu vực phân bố.
Một đề tài mới, lần đầu tiên được người Việt Nam nghiên cứu nhưng tiềm năng của nó chưa được nhiều người biết đến, ông nói gì về điều này?
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng và kết hợp với mô phỏng để xem lượng dầu còn lại ở các vùng khác nhau trong mỏ. Phương pháp này đã mang lại thành công, phạm vi ứng dụng rộng, rất có ích trong khai thác dầu khí.
Trước đó chúng tôi đã thực hiện một đề tài nghiên cứu với Công ty Dầu khí Cửu Long khi có lượng nước ngập trong mỏ khiến hiệu quả khai thác dầu kém đi.
Một trong những câu hỏi được đặt ra: Nước đến từ các nguồn nào?
Chúng tôi đã đề xuất một phương pháp sử dụng các chất chỉ thị trong nước biển để tìm được các thành phần khác nhau trong nước biển đóng góp vào trong mỏ.
Thực tế, trong nước biển có rất nhiều thành phần muối nhưng khi nước địa chất chôn vùi nhiều triệu năm trong lòng đất với điều kiện nhiệt độ đất và đá nhất định thì các thành phần ấy thay đổi.
Việc này được chúng tôi hoàn thành và kết quả nghiên cứu đó cho đến nay đang phục vụ sản xuất của Công ty Dầu khí Cửu Long.
Ông dự báo thế nào về lợi ích kinh tế của đề tài này khi được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong thực tế?
Rất khó đánh giá cụ thể, nhưng để ước được lượng dầu còn lại trong mỏ, các công ty khai thác dầu khí phải tốn hàng chục triệu đô la. Hơn nữa, việc đánh giá không chỉ làm một lần mà phải thực hiện thường xuyên. Cho nên, đây là một phương pháp giúp có một cách nhìn mới.
Thực tế, khi đã nói đến công nghệ dầu khí, không ai nói đến một hai triệu đô la, mà là hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đô la. Cho nên tôi nghĩ, tầm vóc đóng góp của nó cũng nằm trong thang như vậy.
Trên thực tế, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực dầu khí khá nhiều song những nghiên cứu được ứng dụng không bao nhiêu. Ông dự liệu thế nào về khả năng ứng dụng nghiên cứu này?
Hiện có hai khó khăn. Về học thuật, chúng tôi có thể chủ động được. Nhưng khó khăn thứ hai là sự phối hợp của các đơn vị sản xuất và đơn vị nghiên cứu.
Ngành dầu khí có kinh phí dành cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ… tất nhiên, mức đầu tư tuỳ từng công ty, dự án. Song cũng rất không may trong thời điểm giá dầu giảm thê thảm, sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng giảm đi rất nhiều.
Tất nhiên, giảm không có nghĩa là hết, mà vẫn có phần dành cho nghiên cứu nếu nghiên cứu ấy thiết thực, thực sự đóng góp vào khai thác, thì doanh nghiệp vẫn cần.
Ai nấu cơm phải biết trong nhà còn bao nhiêu gạo hay đi chợ phải biết trong túi mình có bao nhiêu tiền. Ở đây, chúng tôi đang hướng đến vấn đề hết sức thiết thực.
Chúng tôi nhắm đến những vấn đề hót nhất, khả thi nhất trong bối cảnh có nhiều đề tài nghiên cứu cho sản xuất.
Vấn đề kinh phí cho nghiên cứu đề tài này có khó khăn gì không, thưa ông?
Nhà nước đầu tư khoảng 900 triệu để nghiên cứu đề tài này trong 2,5 năm, nên chúng tôi không khó khăn lắm về kinh phí, nhưng cần có thêm tài chính cho phần trao đổi học thuật với quốc tế, thay vì làm từ xa như hiện nay.
Công tác nghiên cứu về đánh dấu dầu chúng tôi đã làm vài chục năm nay, các phương tiện nghiên cứu đã được tích lũy.
Nghiên cứu được áp dụng thành công và sau khi công bố quốc tế, tôi tin rằng các đồng nghiệp trên thế giới sẽ rất phấn khởi và sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của họ để cho phương pháp này được hoàn thiện.
Ông Nguyễn Hữu Quang - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp (Canti) đã trao đổi với Năng lượng Việt Nam xung quanh nghiên cứu này.
Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này. Hiện nay, trên thế giới có 3 nhóm quan tâm đến đề tài này là Việt Nam, Đại học Houston - Bang Texas - Hoa Kỳ cũng như các viện nghiên cứu của Pháp và Na Uy.
Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trước đây còn nặng về lý thuyết. Người ta đề xuất một nguyên lý nhưng để triển khai nguyên lý đó trên thực tế còn thiếu nhiều thứ.
Phương pháp của họ chỉ thực hiện được nếu có sự rửa trôi của các chất khi bắt dầu khai thác cho đến đoạn gần cuối của mỏ. Tôi nghĩ, việc đấy là không thể bởi có những mỏ đã được khai thác từ lâu mà nhu cầu cần biết lượng dầu còn lại trong mỏ lại luôn hiện hữu.
Như vậy, phải có cách nào đó để không cần theo dõi từ đầu đến cuối quá trình khai thác mà vẫn có thể phục hồi được lịch sử và chúng tôi đi sâu nghiên cứu điều đó.
Công nghệ đánh dấu dầu trong khai thác dầu khí được xem là một nghiên cứu rất mới. Là một trong những người tham gia nhóm nghiên cứu, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Công việc này chúng tôi thực hiện từ năm 1999 đến nay. Đánh dấu là đưa những chất có thể phân biệt được với môi trường tự nhiên để biết được các thông tin về mỏ. Ví dụ, công nghệ … nó hiệu quả như thế nào, khai thác dầu hiệu quả như thế nào.
Gần đây có những bước tiến mới trong công nghệ đánh dấu dầu. Người ta sử dụng mô phỏng kết hợp với đánh dấu nhưng, giá thành còn rất cao, tới vài trăm nghìn đô la/một giếng bơm.
Chúng tôi cho rằng cần có những cách mới để thu được nhiều thông tin hơn, giá thành chi phí thấp hơn, tính ứng dụng đại trà hơn.
Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất một đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu trước đây của Đại học Houston - Bang Texas - Hoa Kỳ, tức là dùng các chất chỉ thị tự nhiên trôi từ mỏ ra để đánh giá lượng dầu còn lại trong mỏ và khu vực phân bố.
Một đề tài mới, lần đầu tiên được người Việt Nam nghiên cứu nhưng tiềm năng của nó chưa được nhiều người biết đến, ông nói gì về điều này?
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ứng dụng và kết hợp với mô phỏng để xem lượng dầu còn lại ở các vùng khác nhau trong mỏ. Phương pháp này đã mang lại thành công, phạm vi ứng dụng rộng, rất có ích trong khai thác dầu khí.
Trước đó chúng tôi đã thực hiện một đề tài nghiên cứu với Công ty Dầu khí Cửu Long khi có lượng nước ngập trong mỏ khiến hiệu quả khai thác dầu kém đi.
Một trong những câu hỏi được đặt ra: Nước đến từ các nguồn nào?
Chúng tôi đã đề xuất một phương pháp sử dụng các chất chỉ thị trong nước biển để tìm được các thành phần khác nhau trong nước biển đóng góp vào trong mỏ.
Thực tế, trong nước biển có rất nhiều thành phần muối nhưng khi nước địa chất chôn vùi nhiều triệu năm trong lòng đất với điều kiện nhiệt độ đất và đá nhất định thì các thành phần ấy thay đổi.
Việc này được chúng tôi hoàn thành và kết quả nghiên cứu đó cho đến nay đang phục vụ sản xuất của Công ty Dầu khí Cửu Long.
Ông dự báo thế nào về lợi ích kinh tế của đề tài này khi được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong thực tế?
Rất khó đánh giá cụ thể, nhưng để ước được lượng dầu còn lại trong mỏ, các công ty khai thác dầu khí phải tốn hàng chục triệu đô la. Hơn nữa, việc đánh giá không chỉ làm một lần mà phải thực hiện thường xuyên. Cho nên, đây là một phương pháp giúp có một cách nhìn mới.
Thực tế, khi đã nói đến công nghệ dầu khí, không ai nói đến một hai triệu đô la, mà là hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đô la. Cho nên tôi nghĩ, tầm vóc đóng góp của nó cũng nằm trong thang như vậy.
Trên thực tế, nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực dầu khí khá nhiều song những nghiên cứu được ứng dụng không bao nhiêu. Ông dự liệu thế nào về khả năng ứng dụng nghiên cứu này?
Hiện có hai khó khăn. Về học thuật, chúng tôi có thể chủ động được. Nhưng khó khăn thứ hai là sự phối hợp của các đơn vị sản xuất và đơn vị nghiên cứu.
Ngành dầu khí có kinh phí dành cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ… tất nhiên, mức đầu tư tuỳ từng công ty, dự án. Song cũng rất không may trong thời điểm giá dầu giảm thê thảm, sự quan tâm đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ cũng giảm đi rất nhiều.
Tất nhiên, giảm không có nghĩa là hết, mà vẫn có phần dành cho nghiên cứu nếu nghiên cứu ấy thiết thực, thực sự đóng góp vào khai thác, thì doanh nghiệp vẫn cần.
Ai nấu cơm phải biết trong nhà còn bao nhiêu gạo hay đi chợ phải biết trong túi mình có bao nhiêu tiền. Ở đây, chúng tôi đang hướng đến vấn đề hết sức thiết thực.
Chúng tôi nhắm đến những vấn đề hót nhất, khả thi nhất trong bối cảnh có nhiều đề tài nghiên cứu cho sản xuất.
Vấn đề kinh phí cho nghiên cứu đề tài này có khó khăn gì không, thưa ông?
Nhà nước đầu tư khoảng 900 triệu để nghiên cứu đề tài này trong 2,5 năm, nên chúng tôi không khó khăn lắm về kinh phí, nhưng cần có thêm tài chính cho phần trao đổi học thuật với quốc tế, thay vì làm từ xa như hiện nay.
Công tác nghiên cứu về đánh dấu dầu chúng tôi đã làm vài chục năm nay, các phương tiện nghiên cứu đã được tích lũy.
Nghiên cứu được áp dụng thành công và sau khi công bố quốc tế, tôi tin rằng các đồng nghiệp trên thế giới sẽ rất phấn khởi và sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của họ để cho phương pháp này được hoàn thiện.
Cảm ơn ông!
HẢI VÂN (Thực hiện) - nangluongvietnam.vn
HẢI VÂN (Thực hiện) - nangluongvietnam.vn
Relate Threads