Thông tin mới nhất từ Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX), hai cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đã phê duyệt kế hoạch khởi động một phần Nhà máy Xơ sợi (NMXS) Đình Vũ. Như vậy là sau gần 3 năm phải tạm ngừng vận hành, hy vọng vận hành trở lại của NMXS Đình Vũ đã trở thành hiện thực.
Trong ngày làm việc đầu năm 2018 giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, PVN và PVTEX, một lần nữa chủ trương về khắc phục các dự án yếu kém ngành công thương đối với Dự án NMXS Đình Vũ được đưa ra, đó là phải tìm mọi cách đưa NMXS Đình Vũ vận hành sản xuất trở lại.
Để làm được điều đó, trước hết phải làm rõ các điều kiện tiên quyết để NMXS Đình Vũ vận hành sớm nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Với số tiền đầu tư lớn lên tới hơn 7.000 tỉ đồng thì quyết sách nhanh chóng, quyết liệt là cực kỳ cần thiết. Đồng thời việc tìm ra phương án để nhà máy vận hành hiệu quả, có sản phẩm giá trị cao, ổn định về cả năng suất và chất lượng, cần PVTEX cùng các cổ đông tìm được phương án sản xuất kinh doanh hợp lý nhất, đó là hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ xơ sợi tổng hợp.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐTV PVN kiểm tra hệ thống sản xuất xơ sợi tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ
Theo báo cáo của lãnh đạo PVTEX, thời gian qua, công ty đã đánh giá hồ sơ đề xuất của các đối tác quan tâm đến NMXS Đình Vũ và đã tìm được một liên doanh gồm 3 doanh nghiệp của Việt Nam, Singapore, Ấn Độ có uy tín, năng lực và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh xơ sợi tổng hợp tại Việt Nam và trên thế giới. Liên doanh thể hiện thiện chí, mong muốn hợp tác, thẳng thắn nêu ra các điều kiện tiên quyết để đưa nhà máy vận hành ổn định, lâu dài và hiệu quả.
Trước tiên, Chính phủ bảo đảm về pháp lý và bảo đảm trên thực tế quyền hợp tác, quản lý, vận hành nhà máy ổn định, không bị trì hoãn, gián đoạn hoặc ảnh hưởng khác gây ra bởi bất cứ bên nào, bao gồm các chủ nợ, các bên cho vay, nhà thầu, người lao động của PVTEX… Đây là điều kiện tiên quyết, bởi bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ ra hàng trăm tỉ đồng đầu tư cũng yêu cầu sự bảo đảm và lo ngại sẽ bị mất vốn bởi các yếu tố ngoài kiểm soát, “thay đổi cơ chế”. Đây cũng là điểm yếu cố hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về môi trường đầu tư Việt Nam, đó là sự thiếu ổn định về cơ chế, có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp và quá nhiều đợt thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Tiếp theo, các nhà đầu tư cũng yêu cầu được xem xét khả năng cho phép bao tiêu sản phẩm Paraxylene (PX) tại Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Đây là nguyên liệu cơ bản để chế tạo PTA (1 trong 2 nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các nhà máy xơ sợi tổng hợp). Đặc biệt, về quyền bao tiêu sản phẩm PX, các đối tác của NMXS Đình Vũ cam kết sẽ đồng ý với các điều khoản, điều kiện tương tự như NSRP đã ký hợp đồng bán PX cho các đối tác khác (IKC, Mitsui...). Ở đây phải nói thêm rằng, hiện nay các nhà máy lọc hóa dầu của Việt Nam chưa có đủ điều kiện và công nghệ chế biến từ PX sang sản phẩm PTA. Có chăng thì chỉ khi hoàn thành mở rộng và nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (dự kiến vào năm 2021) mới có đủ điều kiện để sản xuất nguyên liệu PTA cho nhà máy xơ sợi tổng hợp. Mặt khác, liên doanh cũng đề nghị được hưởng quyền bao tiêu khoảng 50% sản lượng Polypropylene của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với các điều kiện mua bán tương tự như BSR đang áp dụng bán cho các công ty khác trong PVN.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành trở lại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ
Các đối tác cũng đề nghị các cổ đông PVTEX xem xét tăng thời hạn hợp tác dài hạn, tối thiểu là 5 năm, trong đó 3 năm không tính khấu hao tài sản cố định và 2 năm tiếp theo sẽ cùng xem xét chi phí khấu hao một phần tài sản cố định nếu sản xuất có lãi.
Cùng với điều kiện đó là việc chấp thuận cho đối tác được quyền ưu tiên mua cổ phần của PVTEX trong trường hợp PVTEX cổ phần hóa hoặc PVN thoái vốn tại PVTEX. Các đối tác đề xuất được hưởng quyền ưu tiên khi chào bán đầu tiên cổ phần của PVTEX theo hình thức bán chỉ định với số lượng cổ phần được ưu tiên mua không thấp hơn 25% tổng số cổ phần chào bán.
Hai điều kiện trên cũng có thể coi như một sự thể hiện đầy thiện chí của liên doanh đối tác vận hành của PVTEX. Bởi hơn ai hết, họ có sự tin tưởng lớn vào chất lượng thiết bị máy móc, khả năng vận hành, chất lượng sản phẩm, hệ thống kinh doanh của NMXS Đình Vũ.
Theo kế hoạch, cuối tháng 3-2018, PVTEX sẽ chạy lại 3 máy của phân xưởng kéo sợi (POY). Lãnh đạo PVTEX đang kêu gọi một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật chủ chốt để cử đi đào tạo, bảo dưỡng và vận hành máy. Đây tuy là kế hoạch nhỏ nhưng sẽ là động lực để khởi động lại nhà máy trong thời gian tới.
Thành Công
Petrotimes.vn
Trong ngày làm việc đầu năm 2018 giữa lãnh đạo Bộ Công Thương, PVN và PVTEX, một lần nữa chủ trương về khắc phục các dự án yếu kém ngành công thương đối với Dự án NMXS Đình Vũ được đưa ra, đó là phải tìm mọi cách đưa NMXS Đình Vũ vận hành sản xuất trở lại.
Để làm được điều đó, trước hết phải làm rõ các điều kiện tiên quyết để NMXS Đình Vũ vận hành sớm nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Với số tiền đầu tư lớn lên tới hơn 7.000 tỉ đồng thì quyết sách nhanh chóng, quyết liệt là cực kỳ cần thiết. Đồng thời việc tìm ra phương án để nhà máy vận hành hiệu quả, có sản phẩm giá trị cao, ổn định về cả năng suất và chất lượng, cần PVTEX cùng các cổ đông tìm được phương án sản xuất kinh doanh hợp lý nhất, đó là hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ xơ sợi tổng hợp.
Đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch HĐTV PVN kiểm tra hệ thống sản xuất xơ sợi tại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ
Trước tiên, Chính phủ bảo đảm về pháp lý và bảo đảm trên thực tế quyền hợp tác, quản lý, vận hành nhà máy ổn định, không bị trì hoãn, gián đoạn hoặc ảnh hưởng khác gây ra bởi bất cứ bên nào, bao gồm các chủ nợ, các bên cho vay, nhà thầu, người lao động của PVTEX… Đây là điều kiện tiên quyết, bởi bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ ra hàng trăm tỉ đồng đầu tư cũng yêu cầu sự bảo đảm và lo ngại sẽ bị mất vốn bởi các yếu tố ngoài kiểm soát, “thay đổi cơ chế”. Đây cũng là điểm yếu cố hữu mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá về môi trường đầu tư Việt Nam, đó là sự thiếu ổn định về cơ chế, có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước can thiệp và quá nhiều đợt thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Tiếp theo, các nhà đầu tư cũng yêu cầu được xem xét khả năng cho phép bao tiêu sản phẩm Paraxylene (PX) tại Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP). Đây là nguyên liệu cơ bản để chế tạo PTA (1 trong 2 nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các nhà máy xơ sợi tổng hợp). Đặc biệt, về quyền bao tiêu sản phẩm PX, các đối tác của NMXS Đình Vũ cam kết sẽ đồng ý với các điều khoản, điều kiện tương tự như NSRP đã ký hợp đồng bán PX cho các đối tác khác (IKC, Mitsui...). Ở đây phải nói thêm rằng, hiện nay các nhà máy lọc hóa dầu của Việt Nam chưa có đủ điều kiện và công nghệ chế biến từ PX sang sản phẩm PTA. Có chăng thì chỉ khi hoàn thành mở rộng và nâng cấp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (dự kiến vào năm 2021) mới có đủ điều kiện để sản xuất nguyên liệu PTA cho nhà máy xơ sợi tổng hợp. Mặt khác, liên doanh cũng đề nghị được hưởng quyền bao tiêu khoảng 50% sản lượng Polypropylene của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) với các điều kiện mua bán tương tự như BSR đang áp dụng bán cho các công ty khác trong PVN.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng kiểm tra công tác chuẩn bị vận hành trở lại Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ
Cùng với điều kiện đó là việc chấp thuận cho đối tác được quyền ưu tiên mua cổ phần của PVTEX trong trường hợp PVTEX cổ phần hóa hoặc PVN thoái vốn tại PVTEX. Các đối tác đề xuất được hưởng quyền ưu tiên khi chào bán đầu tiên cổ phần của PVTEX theo hình thức bán chỉ định với số lượng cổ phần được ưu tiên mua không thấp hơn 25% tổng số cổ phần chào bán.
Hai điều kiện trên cũng có thể coi như một sự thể hiện đầy thiện chí của liên doanh đối tác vận hành của PVTEX. Bởi hơn ai hết, họ có sự tin tưởng lớn vào chất lượng thiết bị máy móc, khả năng vận hành, chất lượng sản phẩm, hệ thống kinh doanh của NMXS Đình Vũ.
Theo kế hoạch, cuối tháng 3-2018, PVTEX sẽ chạy lại 3 máy của phân xưởng kéo sợi (POY). Lãnh đạo PVTEX đang kêu gọi một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật chủ chốt để cử đi đào tạo, bảo dưỡng và vận hành máy. Đây tuy là kế hoạch nhỏ nhưng sẽ là động lực để khởi động lại nhà máy trong thời gian tới.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: NMXS Đình Vũ vận hành lại được phân xưởng DTY vào tháng 3 là một kết quả đáng khích lệ, tạo niềm tin cho các cấp lãnh đạo đối với công tác vận hành toàn bộ nhà máy. Đặc biệt, khi thấy công tác nào có lợi cho nhà máy thì PVN phải quyết liệt thực hiện ngay. Ban chỉ đạo Chính phủ sau khi phân tích, đánh giá cụ thể kế hoạch hợp tác giữa PVTEX và các đối tác, nếu có lợi cho nhà máy thì sẽ có giải pháp để bảo đảm quyền lợi của đối tác tham gia vào dự án.
Thành Công
Petrotimes.vn
Relate Threads