PVOil đầu tư 6.500 tỷ đồng vào các dự án, công ty liên doanh, liên kết nhưng đã “bốc hơi” còn gần 2.000 tỷ đồng sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng vì thua lỗ.
PVN chỉ còn nắm giữ 35,1% vốn
Sau nhiều lần trễ hẹn, phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2018 sắp tới.
Theo phương án cổ phần hóa được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định phê duyệt, vốn điều lệ của PVOil sau cổ phần hóa là 10.342 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 35,1% vốn, bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp hơn 1,8 triệu cổ phần – tương đương 0,18% vốn và bán cho nhà đầu tư chiến lược 44,72% vốn cổ phần. Còn lại, 207 triệu cổ phần – tương ứng 20% vốn điều lệ của PVOil sẽ được bán đấu giá công khai trên sàn chứng khoán với giá khởi điểm 13.400 đồng.
Quy mô phiên IPO doanh nghiệp thành viên của tập đoàn PVN dự kiến sẽ đem về cho ngân sách Nhà nước tối thiểu 2.771 tỷ đồng – được kỳ vọng là cú bom tấn khai màn cho thị trường chứng khoán đầu năm 2018.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phần của PVOil, doanh nghiệp này đang nắm giữ 19-20% thị phần xăng dầu Việt Nam, chỉ đứng sau đại gia Petrolimex. Theo PVOil, đây là một thế mạnh của tổng công ty sau cổ phần hóa vì dư địa phát triển còn rất lớn, so với mức trần 50% thị phần theo quy định của luật Cạnh tranh và quy mô thị trường tiêu thụ xăng dầu Việt Nam còn nhỏ (16 triệu tấn xăng dầu/năm so với Thái Lan 70 triệu tấn/năm; Indonesia 95 triệu tấn/năm).
Theo phương án CPH được phê duyệt, nhiều vấn đề vướng mắc trước đó đã được sáng tỏ. Đầu tiên phải kể đến phương án sử dụng quỹ đất của PVOil sau cổ phần hóa. Doanh nghiệp này hiện đang quản lý, sử dụng tổng số 40 lô đất trên khắp cả nước. PVOil đã xây dựng phương án sử dụng đất và xin ý kiến của các Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh theo quy định. Trong đó, 21 lô đất thuê trả tiền 1 lần/ nhận chuyển nhượng/ giao đất đã được UBND cấp Tỉnh chấp thuận. Giá trị các khu đất này đã được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa PVOil theo quy định.
Đối với 19 lô đất thuê trả tiền hàng năm, một số Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chưa có ý kiến, PVOil vẫn đang tiếp tục làm việc với UBND các Tỉnh, Thành phố để có được ý kiến về phương án sử dụng đất đối với những khu đất thuê trả tiền hàng năm này và sẽ hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định trước thời điểm PVOil chuyển sang công ty cổ phần.
Kinh doanh lao dốc
Một điểm đáng chú ý đối với các nhà đầu tư có ý định rót vốn mua cổ phần của PVOil, cả nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá trên sàn chứng khoán là tình hình kinh doanh của PVOil thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn.
Dự án Ethanol Phú Thọ rỉ sét do dừng thi công từ năm 2011
Doanh thu, lợi nhuận của PVOil giai đoạn 2014 – 2016 giảm liên tục. Cụ thể, doanh thu hợp nhất giảm từ 66.300 tỷ đồng năm 2014 còn 39.263 tỷ đồng năm 2016, giảm 41% sau hai năm.
Đặc biệt, lợi nhuận trồi sụt thất thường do giá dầu thế giới biến động. Năm 2014, PVOil phải ngậm ngùi báo lỗ 1.372 tỷ đồng vì giá dầu thô giảm sốc trong khi tổng công ty phải đảm bảo hàng tồn kho theo quy định. Đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế phục hồi lên mức 565 tỷ đồng nhưng vẫn rất khiêm tốn so với giai đoạn trước đó cũng như so với quy mô vốn đầu tư tại PVOil.
Mới đây nhất, ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc PVOil cho biết, ước tính năm 2017, doanh thu hợp nhất cả năm đạt 55.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả năm chỉ đạt 520 tỷ đồng.
6.500 tỷ “chôn” tại các dự án thua lỗ
PVOil hiện đầu tư dài hạn 6.500 tỷ đồng vào các dự án, công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, 6.500 tỷ kể trên đã “bốc hơi” còn gần 2.000 tỷ đồng sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng vì thua lỗ.
Đầu tiên phải kể đến “vũng lầy” 2.464 tỷ đồng góp vốn tại Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETEC).
PETEC là đơn vị kinh doanh thua lỗ có tiếng trong hệ thống doanh nghiệp của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Khi “ôm lại” PETEC vào tháng 4/2013, PVOil đã phải chấp nhận “ôm” thêm khoản lỗ lũy kế gần 1.200 tỷ đồng của doanh nghiệp này. Sau khi thành đơn vị thành viên của PVOil từ năm 2013, “với nhiều nỗ lực tái cấu trúc, PETEC vẫn tiếp tục lỗ thêm gần 500 tỷ đồng chủ yếu do quy mô tài sản lớn, lại trùng với hệ thống sẵn có của PVOil nên khai thác không hiệu quả”.
Hiện PVOil đang tiến hành thoái vốn khỏi “cục nợ” này, PVOil cũng lưu ý nhà đầu tư mua cổ phần của PVOil đồng nghĩa với việc chấp thuận để PVOil tiếp tục thoái vốn tại Petec theo phương án đã duyệt.
Hai doanh nghiệp khác trong hệ thống PVOil kéo tình hình kinh doanh chung toàn hệ thống đi xuống đó là hai nhà máy sản xuất ethanol từ sắn lát, cũng là những cái tên quen thuộc khi nhắc đến các dự án “ném tiền qua cửa sổ” của PVOil.
PVOil đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại 3 nhà máy NLSH là nhà máy Phú Thọ của CTCP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB), Nhà máy Bio- Ethanol Dung Quất của CTCP NLSH Dầu khí miền Trung (BSR-BF), Nhà máy NLSH Bình Phước thuộc công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF). Trong nhiều năm qua, tổng công ty vẫn phải trích lập dự phòng cho các nhà máy NLSH do chưa thể vận hành theo thiết kế.
Cuối năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra ba dự án trên, khui hàng loạt sai phạm của tập đoàn PVN và các đơn vị liên quan. Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quá trình đầu tư, PVN và các đơn vị liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm như: Không khảo sát công tác đền bù trước khi chọn địa điểm xây dựng; lựa chọn nhà thầu năng lực hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án nhiên liệu sinh học; vi phạm quy định của luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng, dẫn đến chậm tiến độ, gây thiệt hại cho chủ đầu tư...
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC, việc sử dụng vốn đầu tư, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng của PVN và các chủ đầu tư cũng dính nhiều sai phạm.
Cụ thể, tại dự án Dung Quất, nhà thầu PTSC chậm tiến độ 24 tháng, thi công hạng mục xử lý nước thải chỉ đáp ứng 60 – 65% công suất của nhà máy. Còn tại dự án Phú Thọ, nhà thầu PVC đơn phương ngừng thi công, khiến toàn bộ máy móc han gỉ, 1.534 tỷ vốn đầu tư không được phát huy, tăng chi phí vốn vay và chi phí khác.
Đội vốn, chậm tiến độ... nhưng 3 dự án nhiên liệu sinh học khi hoạt động đều thua lỗ lớn và hầu như không thể vận hành thương mại. Toàn bộ vốn đầu tư của cả tập đoàn tại 3 dự án trên là hơn 5.400 tỷ đồng đã bị sử dụng không hiệu quả.
Trong bản công bố thông tin phục vụ phiên IPO, PVOil kỳ vọng sẽ lật ngược thế cờ tại các NMSH, biến ba nhà máy thành lợi thế của doanh nghiệp trong việc chủ động về nguồn cung Ethanol (E100) và tổ chức pha chế xăng sinh học khi cả nước triển khai thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học E5 thay thế xăng A92 của Chính phủ kể từ đầu năm 2018.
Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một “giấc mơ” PVOil sẽ dừng việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào “vũng lầy” nhà máy NLSH. Đương nhiên, “giấc mơ sẽ chỉ là giấc mơ” nếu như PVOil không tiến hành xử lý những tồn đọng tại các dự án của mình để chuẩn bị tâm thế mới khi thoát khỏi cái bóng doanh nghiệp Nhà nước hàng chục năm qua.
PVN chỉ còn nắm giữ 35,1% vốn
Sau nhiều lần trễ hẹn, phiên đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2018 sắp tới.
Theo phương án cổ phần hóa được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định phê duyệt, vốn điều lệ của PVOil sau cổ phần hóa là 10.342 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 35,1% vốn, bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp hơn 1,8 triệu cổ phần – tương đương 0,18% vốn và bán cho nhà đầu tư chiến lược 44,72% vốn cổ phần. Còn lại, 207 triệu cổ phần – tương ứng 20% vốn điều lệ của PVOil sẽ được bán đấu giá công khai trên sàn chứng khoán với giá khởi điểm 13.400 đồng.
Quy mô phiên IPO doanh nghiệp thành viên của tập đoàn PVN dự kiến sẽ đem về cho ngân sách Nhà nước tối thiểu 2.771 tỷ đồng – được kỳ vọng là cú bom tấn khai màn cho thị trường chứng khoán đầu năm 2018.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phần của PVOil, doanh nghiệp này đang nắm giữ 19-20% thị phần xăng dầu Việt Nam, chỉ đứng sau đại gia Petrolimex. Theo PVOil, đây là một thế mạnh của tổng công ty sau cổ phần hóa vì dư địa phát triển còn rất lớn, so với mức trần 50% thị phần theo quy định của luật Cạnh tranh và quy mô thị trường tiêu thụ xăng dầu Việt Nam còn nhỏ (16 triệu tấn xăng dầu/năm so với Thái Lan 70 triệu tấn/năm; Indonesia 95 triệu tấn/năm).
Theo phương án CPH được phê duyệt, nhiều vấn đề vướng mắc trước đó đã được sáng tỏ. Đầu tiên phải kể đến phương án sử dụng quỹ đất của PVOil sau cổ phần hóa. Doanh nghiệp này hiện đang quản lý, sử dụng tổng số 40 lô đất trên khắp cả nước. PVOil đã xây dựng phương án sử dụng đất và xin ý kiến của các Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh theo quy định. Trong đó, 21 lô đất thuê trả tiền 1 lần/ nhận chuyển nhượng/ giao đất đã được UBND cấp Tỉnh chấp thuận. Giá trị các khu đất này đã được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa PVOil theo quy định.
Đối với 19 lô đất thuê trả tiền hàng năm, một số Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh chưa có ý kiến, PVOil vẫn đang tiếp tục làm việc với UBND các Tỉnh, Thành phố để có được ý kiến về phương án sử dụng đất đối với những khu đất thuê trả tiền hàng năm này và sẽ hoàn thiện thủ tục thuê đất theo quy định trước thời điểm PVOil chuyển sang công ty cổ phần.
Kinh doanh lao dốc
Một điểm đáng chú ý đối với các nhà đầu tư có ý định rót vốn mua cổ phần của PVOil, cả nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư mua cổ phần qua đấu giá trên sàn chứng khoán là tình hình kinh doanh của PVOil thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn.
Dự án Ethanol Phú Thọ rỉ sét do dừng thi công từ năm 2011
Đặc biệt, lợi nhuận trồi sụt thất thường do giá dầu thế giới biến động. Năm 2014, PVOil phải ngậm ngùi báo lỗ 1.372 tỷ đồng vì giá dầu thô giảm sốc trong khi tổng công ty phải đảm bảo hàng tồn kho theo quy định. Đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế phục hồi lên mức 565 tỷ đồng nhưng vẫn rất khiêm tốn so với giai đoạn trước đó cũng như so với quy mô vốn đầu tư tại PVOil.
Mới đây nhất, ông Cao Hoài Dương - Tổng giám đốc PVOil cho biết, ước tính năm 2017, doanh thu hợp nhất cả năm đạt 55.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả năm chỉ đạt 520 tỷ đồng.
6.500 tỷ “chôn” tại các dự án thua lỗ
PVOil hiện đầu tư dài hạn 6.500 tỷ đồng vào các dự án, công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, 6.500 tỷ kể trên đã “bốc hơi” còn gần 2.000 tỷ đồng sau khi trừ đi các khoản trích lập dự phòng vì thua lỗ.
Đầu tiên phải kể đến “vũng lầy” 2.464 tỷ đồng góp vốn tại Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư (PETEC).
PETEC là đơn vị kinh doanh thua lỗ có tiếng trong hệ thống doanh nghiệp của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Khi “ôm lại” PETEC vào tháng 4/2013, PVOil đã phải chấp nhận “ôm” thêm khoản lỗ lũy kế gần 1.200 tỷ đồng của doanh nghiệp này. Sau khi thành đơn vị thành viên của PVOil từ năm 2013, “với nhiều nỗ lực tái cấu trúc, PETEC vẫn tiếp tục lỗ thêm gần 500 tỷ đồng chủ yếu do quy mô tài sản lớn, lại trùng với hệ thống sẵn có của PVOil nên khai thác không hiệu quả”.
Hiện PVOil đang tiến hành thoái vốn khỏi “cục nợ” này, PVOil cũng lưu ý nhà đầu tư mua cổ phần của PVOil đồng nghĩa với việc chấp thuận để PVOil tiếp tục thoái vốn tại Petec theo phương án đã duyệt.
Hai doanh nghiệp khác trong hệ thống PVOil kéo tình hình kinh doanh chung toàn hệ thống đi xuống đó là hai nhà máy sản xuất ethanol từ sắn lát, cũng là những cái tên quen thuộc khi nhắc đến các dự án “ném tiền qua cửa sổ” của PVOil.
PVOil đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tại 3 nhà máy NLSH là nhà máy Phú Thọ của CTCP Hóa dầu và nhiên liệu sinh học Dầu khí (PVB), Nhà máy Bio- Ethanol Dung Quất của CTCP NLSH Dầu khí miền Trung (BSR-BF), Nhà máy NLSH Bình Phước thuộc công ty TNHH NLSH Phương Đông (OBF). Trong nhiều năm qua, tổng công ty vẫn phải trích lập dự phòng cho các nhà máy NLSH do chưa thể vận hành theo thiết kế.
Cuối năm 2016, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra ba dự án trên, khui hàng loạt sai phạm của tập đoàn PVN và các đơn vị liên quan. Thanh tra Chính phủ cho biết, trong quá trình đầu tư, PVN và các đơn vị liên quan đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm như: Không khảo sát công tác đền bù trước khi chọn địa điểm xây dựng; lựa chọn nhà thầu năng lực hạn chế, chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án nhiên liệu sinh học; vi phạm quy định của luật Đấu thầu và chỉ đạo của Thủ tướng, dẫn đến chậm tiến độ, gây thiệt hại cho chủ đầu tư...
Không chỉ vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng EPC, việc sử dụng vốn đầu tư, việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tiền tạm ứng của PVN và các chủ đầu tư cũng dính nhiều sai phạm.
Cụ thể, tại dự án Dung Quất, nhà thầu PTSC chậm tiến độ 24 tháng, thi công hạng mục xử lý nước thải chỉ đáp ứng 60 – 65% công suất của nhà máy. Còn tại dự án Phú Thọ, nhà thầu PVC đơn phương ngừng thi công, khiến toàn bộ máy móc han gỉ, 1.534 tỷ vốn đầu tư không được phát huy, tăng chi phí vốn vay và chi phí khác.
Đội vốn, chậm tiến độ... nhưng 3 dự án nhiên liệu sinh học khi hoạt động đều thua lỗ lớn và hầu như không thể vận hành thương mại. Toàn bộ vốn đầu tư của cả tập đoàn tại 3 dự án trên là hơn 5.400 tỷ đồng đã bị sử dụng không hiệu quả.
Trong bản công bố thông tin phục vụ phiên IPO, PVOil kỳ vọng sẽ lật ngược thế cờ tại các NMSH, biến ba nhà máy thành lợi thế của doanh nghiệp trong việc chủ động về nguồn cung Ethanol (E100) và tổ chức pha chế xăng sinh học khi cả nước triển khai thực hiện lộ trình sử dụng xăng sinh học E5 thay thế xăng A92 của Chính phủ kể từ đầu năm 2018.
Nhờ vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một “giấc mơ” PVOil sẽ dừng việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào “vũng lầy” nhà máy NLSH. Đương nhiên, “giấc mơ sẽ chỉ là giấc mơ” nếu như PVOil không tiến hành xử lý những tồn đọng tại các dự án của mình để chuẩn bị tâm thế mới khi thoát khỏi cái bóng doanh nghiệp Nhà nước hàng chục năm qua.
Relate Threads