Theo kế hoạch, quý 4/2017 Cty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng. Vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm lúc này không đơn thuần chỉ là con số về doanh thu và lợi nhuận mà còn là ưu thế của BSR là gì, tiềm năng phát triển trong những năm tiếp theo ra sao. sapo
BSR là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có quy mô vốn đầu tư lớn đến 3 tỷ USD nên việc thực hiện chào bán cổ phần sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Đầu tiên, BSR sẽ tiến hành chào bán cho CBCNV và ra công chúng khoảng 5 - 6% vốn. Tiếp theo, công ty sẽ chào bán cho nhà đầu tư định danh và chiến lược trong vòng 12 tháng kể từ khi BSR trở thành công ty cổ phần.
Nhiều tín hiệu tích cực
Mới đây, ông Trần Ngọc Nguyên - TGĐ Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã khẳng định với báo chí: “Tại thời điểm hiện nay, mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR đang rất ổn định và hiệu quả”.
Kể từ khi chạy thử đến tháng 5/2017, sản phẩm của Dung Quất chiếm 35% nhu cầu xăng dầu cả nước, doanh thu đạt 40 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế đạt 13.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 7 tỷ USD. Như vậy, đến nay giá trị nộp ngân sách nhà nước của BSR đã đạt hơn gấp đôi so với tổng mức đầu tư nhà máy là 3 tỷ USD. Cũng kể từ đó đến nay, Dung Quất đã đảm bảo 10 triệu giờ công an toàn, luôn chạy vượt hơn 100% công suất thiết kế. Thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm 2017, các chỉ số về tỷ suất sinh lợi của BSR là rất khả quan. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt 8,67 %; tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) đạt 4,81 %; hệ số bảo toàn vốn là 1,091. Đây là con số mà rất ít DN 100% vốn nhà nước hoặc nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trên 50% đạt được.
Để minh chứng cho việc Dung Quất ngày càng hoạt động hiệu quả, ông Nguyên đã đưa ra một con số khá ngoạn mục. Nếu như năm 2013 tổng doanh thu của BSR đạt 154 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2,93 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016, mặc dù doanh thu chỉ đạt một nửa là 74,57 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng cao gấp đôi và đạt con số ấn tượng 4,49 nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyên cũng cho rằng, với hoạt động lọc hóa dầu đôi khi con số về tổng doanh thu chỉ là tương đối và nó phụ thuộc vào giá dầu trên thế giới, nếu giá dầu thô tăng cao thì doanh thu cũng tăng cao. Điều đánh giá hiệu quả SXKD của nhà máy lọc dầu xác thực nhất chính là tỷ suất lợi nhuận. Đây cũng chính là những hiểu lầm của dư luận khi đánh giá hiệu quả của Bình Sơn những năm qua đi xuống khi chỉ đơn thuần nhìn vào con số tổng doanh thu hàng năm.
Lợi thế nào cho nhà đầu tư?
Theo đánh giá của các chuyên gia, do sản phẩm được tiêu thụ hoàn toàn trong nước nên tự nhiên BSR sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Có 4 ưu thế vượt trội khiến khách hàng chọn mua sản phẩm của Dung Quất. Thứ nhất, do mua hàng trong nước nên các chi phí vận chuyển và bảo hiểm của khách hàng sẽ ít đi. Thứ hai, khi mua hàng của Dung Quất, khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán bằng đồng Việt Nam, còn nếu nhập khẩu thì các DN phải trả bằng USD. Do đó DN sẽ yên tâm không bị ảnh hưởng xấu của đồng USD tăng giá. Thứ ba, nếu mua hàng của Dung Quất thì sau 30 ngày DN mới phải nộp thuế, còn nhập khẩu từ nước ngoài thì phải đóng thuế xong mới được nhập hàng; Thứ tư, nếu DN mua hàng trong nước thì được giao ngay, thời gian nhanh hơn, còn nhập khẩu thì thời gian vận chuyển lâu, nếu giá giảm thì toàn bộ lô hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Khi được hỏi về yếu tố đầu năm 2018, Cty Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đi vào vận hành và đều có chung thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, khi đó, các ưu thế kể trên của Dung Quất so với Nghi Sơn chắc chắn sẽ không còn tác dụng. Bình luận về vấn đề này, ông Trần Chí Thanh, Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư Phát triển Khải Thành cho rằng, dù không còn lợi thế như so với các DN nước ngoài, nhưng Dung Quất vẫn có những lợi thế vượt lên so với Nghi Sơn để đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
Nếu như năm 2013 tổng doanh thu của BSR đạt 154 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2,93 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016, mặc dù doanh thu chỉ đạt một nửa là 74,57 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng cao gấp đôi và đạt con số ấn tượng 4,49 nghìn tỷ đồng.
Thứ nhất, hiện đội ngũ nhân sự của BSR đã hoàn toàn chủ động được việc quản lý và vận hành nhà máy, trong khi những năm đầu chắc chắn Nghi Sơn sẽ phải thuê một đội ngũ chuyên gia nước ngoài nên chi phí rất tốn kém. Tiếp đến, sau 7 năm đi vào hoạt động, Dung Quất hiện đã khấu hao hết và đang có lãi cao, nên chăc chắn có thể giảm giá sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh, điều mà phải mất nhiều năm nữa Nghi Sơn mới có thể làm được. Thứ 3 là hiện Dung Quất đã có một hệ thống bán hàng rộng khắp cũng như số lượng khách hàng lớn và ổn định, điều này thì Nghi Sơn phải nhiều năm nữa mới có được.
Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, là động lực khiến các nhà đầu tư có thể yên tâm “xuống tiền” chính là tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại BSR. Từ trước đến nay, đa phần các DN có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trên 50% thường làm ăn khá ì ạch, cơ chế bó buộc và không năng động nên kết quả kinh doanh không cao, các nhà đầu tư luôn có tâm lý e ngại và dè dặt khi đầu tư. Tuy nhiên, do BSR thuộc diện Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, không giới hạn tỷ lệ thoái vốn tại DN, nên cơ hội để các nhà đầu tư tham gia váo công tác quản trị, điều hành là rất cao. Khi đó những kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng và phát huy, hy vọng về một viễn cảnh tốt đẹp là hoàn toàn có cơ sở.
Lợi thế nâng cấp, mở rộng
Một điều khiến các nhà đầu tư đang băn khoăn và đặt câu hỏi: Liệu việc nâng cấp mở rộng Dung Quất lên 8,5 triệu tấn/năm trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả đầu tư vào BSR?.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Giang – Chủ tịch HĐTV BSR cho biết: Việc các nhà máy lọc dầu sau vài năm hoạt động sẽ được mở rộng và nâng cấp là điều hết sức bình thường, đa phần các nhà máy lọc dầu trên thế giới đều thực hiện chứ đây không phải chuyện riêng của Dung Quất. Ngay cả Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn với công nghệ tiên tiến sắp đưa vào vận hành cũng được thiết kế để sau này mở rộng và nâng cấp từ 8.4 triệu tấn lên 10 triệu tấn/năm.
Hiện nay, Dung Quất sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu ngọt nhẹ, giá thành cao từ mỏ Bạch Hổ. Sau khi mở rộng và nâng cấp sẽ cho phép nhà máy sử dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận và giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp mở rộng Dung Quất cũng sẽ giúp BSR đa dạng hóa và tăng thêm sản phẩm hóa dầu, lĩnh vực đang chiềm nhiều lợi thế và tạo ra lợi nhuận vượt trội khi chỉ với khoảng 3 % sản lượng hóa dầu nhưng lĩnh vực này đã mang về 44% lợi nhuận cho toàn công ty.
Cuối cùng, một ưu thế nữa của BSR mà không dễ gì DN nào có được chính là yếu tố con người. Hiện BSR có 1600 CBCNV, độ tuổi trung bình rất trẻ, chỉ trên dưới 27 tuổi, trong đó có 35% số người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ở nước ngoài, 65% còn lại được các chuyên gia nước ngoài đào tạo trực tiếp trong nước. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp Dung Quất luôn hoạt động ổn định, lâu dài, hiệu quả, nhân tố quyết định mọi sự thành công sau này.
BSR là đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có quy mô vốn đầu tư lớn đến 3 tỷ USD nên việc thực hiện chào bán cổ phần sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Đầu tiên, BSR sẽ tiến hành chào bán cho CBCNV và ra công chúng khoảng 5 - 6% vốn. Tiếp theo, công ty sẽ chào bán cho nhà đầu tư định danh và chiến lược trong vòng 12 tháng kể từ khi BSR trở thành công ty cổ phần.
Nhiều tín hiệu tích cực
Mới đây, ông Trần Ngọc Nguyên - TGĐ Cty Lọc hóa dầu Bình Sơn đã khẳng định với báo chí: “Tại thời điểm hiện nay, mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của BSR đang rất ổn định và hiệu quả”.
Để minh chứng cho việc Dung Quất ngày càng hoạt động hiệu quả, ông Nguyên đã đưa ra một con số khá ngoạn mục. Nếu như năm 2013 tổng doanh thu của BSR đạt 154 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2,93 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016, mặc dù doanh thu chỉ đạt một nửa là 74,57 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng cao gấp đôi và đạt con số ấn tượng 4,49 nghìn tỷ đồng.
Ông Nguyên cũng cho rằng, với hoạt động lọc hóa dầu đôi khi con số về tổng doanh thu chỉ là tương đối và nó phụ thuộc vào giá dầu trên thế giới, nếu giá dầu thô tăng cao thì doanh thu cũng tăng cao. Điều đánh giá hiệu quả SXKD của nhà máy lọc dầu xác thực nhất chính là tỷ suất lợi nhuận. Đây cũng chính là những hiểu lầm của dư luận khi đánh giá hiệu quả của Bình Sơn những năm qua đi xuống khi chỉ đơn thuần nhìn vào con số tổng doanh thu hàng năm.
Lợi thế nào cho nhà đầu tư?
Theo đánh giá của các chuyên gia, do sản phẩm được tiêu thụ hoàn toàn trong nước nên tự nhiên BSR sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh. Có 4 ưu thế vượt trội khiến khách hàng chọn mua sản phẩm của Dung Quất. Thứ nhất, do mua hàng trong nước nên các chi phí vận chuyển và bảo hiểm của khách hàng sẽ ít đi. Thứ hai, khi mua hàng của Dung Quất, khách hàng sẽ chỉ phải thanh toán bằng đồng Việt Nam, còn nếu nhập khẩu thì các DN phải trả bằng USD. Do đó DN sẽ yên tâm không bị ảnh hưởng xấu của đồng USD tăng giá. Thứ ba, nếu mua hàng của Dung Quất thì sau 30 ngày DN mới phải nộp thuế, còn nhập khẩu từ nước ngoài thì phải đóng thuế xong mới được nhập hàng; Thứ tư, nếu DN mua hàng trong nước thì được giao ngay, thời gian nhanh hơn, còn nhập khẩu thì thời gian vận chuyển lâu, nếu giá giảm thì toàn bộ lô hàng sẽ bị ảnh hưởng.
Khi được hỏi về yếu tố đầu năm 2018, Cty Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ chính thức đi vào vận hành và đều có chung thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước, khi đó, các ưu thế kể trên của Dung Quất so với Nghi Sơn chắc chắn sẽ không còn tác dụng. Bình luận về vấn đề này, ông Trần Chí Thanh, Tổng Giám đốc Cty CP Đầu tư Phát triển Khải Thành cho rằng, dù không còn lợi thế như so với các DN nước ngoài, nhưng Dung Quất vẫn có những lợi thế vượt lên so với Nghi Sơn để đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
Nếu như năm 2013 tổng doanh thu của BSR đạt 154 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 2,93 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2016, mặc dù doanh thu chỉ đạt một nửa là 74,57 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng cao gấp đôi và đạt con số ấn tượng 4,49 nghìn tỷ đồng.
Thứ nhất, hiện đội ngũ nhân sự của BSR đã hoàn toàn chủ động được việc quản lý và vận hành nhà máy, trong khi những năm đầu chắc chắn Nghi Sơn sẽ phải thuê một đội ngũ chuyên gia nước ngoài nên chi phí rất tốn kém. Tiếp đến, sau 7 năm đi vào hoạt động, Dung Quất hiện đã khấu hao hết và đang có lãi cao, nên chăc chắn có thể giảm giá sản phẩm để tạo ra lợi thế cạnh tranh, điều mà phải mất nhiều năm nữa Nghi Sơn mới có thể làm được. Thứ 3 là hiện Dung Quất đã có một hệ thống bán hàng rộng khắp cũng như số lượng khách hàng lớn và ổn định, điều này thì Nghi Sơn phải nhiều năm nữa mới có được.
Một yếu tố khác vô cùng quan trọng, là động lực khiến các nhà đầu tư có thể yên tâm “xuống tiền” chính là tỷ lệ nắm giữ vốn nhà nước tại BSR. Từ trước đến nay, đa phần các DN có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trên 50% thường làm ăn khá ì ạch, cơ chế bó buộc và không năng động nên kết quả kinh doanh không cao, các nhà đầu tư luôn có tâm lý e ngại và dè dặt khi đầu tư. Tuy nhiên, do BSR thuộc diện Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ, không giới hạn tỷ lệ thoái vốn tại DN, nên cơ hội để các nhà đầu tư tham gia váo công tác quản trị, điều hành là rất cao. Khi đó những kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến sẽ được áp dụng và phát huy, hy vọng về một viễn cảnh tốt đẹp là hoàn toàn có cơ sở.
Lợi thế nâng cấp, mở rộng
Một điều khiến các nhà đầu tư đang băn khoăn và đặt câu hỏi: Liệu việc nâng cấp mở rộng Dung Quất lên 8,5 triệu tấn/năm trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả đầu tư vào BSR?.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Giang – Chủ tịch HĐTV BSR cho biết: Việc các nhà máy lọc dầu sau vài năm hoạt động sẽ được mở rộng và nâng cấp là điều hết sức bình thường, đa phần các nhà máy lọc dầu trên thế giới đều thực hiện chứ đây không phải chuyện riêng của Dung Quất. Ngay cả Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn với công nghệ tiên tiến sắp đưa vào vận hành cũng được thiết kế để sau này mở rộng và nâng cấp từ 8.4 triệu tấn lên 10 triệu tấn/năm.
Hiện nay, Dung Quất sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu ngọt nhẹ, giá thành cao từ mỏ Bạch Hổ. Sau khi mở rộng và nâng cấp sẽ cho phép nhà máy sử dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi nhuận và giảm giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp mở rộng Dung Quất cũng sẽ giúp BSR đa dạng hóa và tăng thêm sản phẩm hóa dầu, lĩnh vực đang chiềm nhiều lợi thế và tạo ra lợi nhuận vượt trội khi chỉ với khoảng 3 % sản lượng hóa dầu nhưng lĩnh vực này đã mang về 44% lợi nhuận cho toàn công ty.
Cuối cùng, một ưu thế nữa của BSR mà không dễ gì DN nào có được chính là yếu tố con người. Hiện BSR có 1600 CBCNV, độ tuổi trung bình rất trẻ, chỉ trên dưới 27 tuổi, trong đó có 35% số người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ở nước ngoài, 65% còn lại được các chuyên gia nước ngoài đào tạo trực tiếp trong nước. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp Dung Quất luôn hoạt động ổn định, lâu dài, hiệu quả, nhân tố quyết định mọi sự thành công sau này.
Tiến Dũng - Enternews.vn
Relate Threads