Đây là một dấu hiệu cho thấy các tập đoàn năng lượng quốc tế không bị ảnh hưởng bởi chính sách của Mỹ đối với Iran.
Tờ Financial Times ngày 7/12 đưa tin Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) vừa ký bản ghi nhớ với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) về việc nghiên cứu ba mỏ dầu khí lớn của Iran.
Theo thỏa thuận, Shell sẽ tiến hành nghiên cứu 2 mỏ dầu lớn Azadegan và Yadavaran nằm ở phía Tây Nam của Iran và mỏ khí Kish ở vùng vịnh Persia. Đây là thỏa thuận đầu tiên được ký kết giữa một tập đoàn dầu khí lớn của phương Tây với Iran kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tại lễ ký kết, người đứng đầu mảng dầu khí Iran của tập đoàn Shell, Hans Nijkamp, cho biết lễ ký đánh dấu “một chương mới” trong mối quan hệ của Shell với Iran và bày tỏ hy vọng về sự khởi tiếp “một mối quan hệ đối tác dài hạn”.
Đại sứ Anh tại Iran, ông Nicholas Hopton, cũng có mặt trong lễ ký và cho biết Anh ủng hộ thỏa thuận hạt nhân và ủng hộ việc tái thiết lập lại những mối quan hệ thương mại với Iran.
Tháng trước, NIOC cũng đã ký một thỏa thuận trị giá lên tới 4,8 tỷ USD với một côngxoócxium quốc tế gồm tập đoàn Total (Pháp), Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNPC) và Petropars của Iran liên quan đến việc phát triển giai đoạn hai của mỏ khí đốt South Pars thuộc vịnh Persian của nước này.
Đây được coi là thỏa thuận đầu tiên của các tập đoàn năng lượng lớn của phương Tây ký kết với Iran kể từ khi phương Tây dỡ bỏ một phần cấm vận đối với Iran hồi tháng 1/2016.
Iran đang nỗ lực thu hút 200 tỷ USD đầu tư vào ngành năng lượng trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, Iran cũng cần cả các công nghệ và kỹ năng quản lý của các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới.
Ông Falakshahi cho biết hai mỏ dầu Azadegan và Yadavaran mà hãng Shell vừa ký với Iran là hai mỏ được phát hiện thuộc loại lớn nhất trên thế giới trong hai thập niên qua. Mỗi mỏ có trữ lượng ước tính khoảng 30 tỷ thùng.
Shell cho biết họ chưa dám khẳng định chắc chắn 100% sẽ đầu tư vào các mỏ dầu vì họ vẫn phải tuân thủ những quy định của các lệnh trừng phạt quốc tế đặt ra cho Iran. Trong khi đó, một vài tập đoàn năng lượng phương Tây đã phát đi tín hiệu ở các mức độ khác nhau muốn quay lại thị trường Iran.
Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ như ExxonMobil và Chevron cho đến giờ vẫn “im hơi lặng tiếng”. Hạ viện Mỹ ngày 15/11/2016 đã bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng và năng lượng của Mỹ đối với Iran thêm 10 năm.
Theo thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực từ tháng 1/2016 giữa Iran và Nhóm P5+1, nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế đã bị tạm ngừng hoặc nới lỏng để đổi lấy việc Iran cam kết phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng bao gồm điều khoản cho phép tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Iran bị phát hiện vi phạm các điều khoản.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử của mình rằng ông sẽ tái đàm phán thỏa thuận hoặc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran. Việc ông Trump có theo đuổi những cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử hay không vẫn chưa rõ. Trong khi đó, các quốc gia còn lại trong nhóm P5+1 khẳng định họ sẽ tuân thủ thỏa thuận này.
Iran đang có kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ lên 5,7 triệu thùng/ngày và sản lượng khí đốt lên 1,4 tỷ m3/ngày vào năm 2021. Iran sở hữu trữ lượng dầu thô lớn thứ tư thế giới (157,8 tỷ thùng) và có 34.000 tỷ m3 trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng, chiếm 18,2% tổng trữ lượng khí đốt toàn cầu.
Tờ Financial Times ngày 7/12 đưa tin Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) vừa ký bản ghi nhớ với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iran (NIOC) về việc nghiên cứu ba mỏ dầu khí lớn của Iran.
Tại lễ ký kết, người đứng đầu mảng dầu khí Iran của tập đoàn Shell, Hans Nijkamp, cho biết lễ ký đánh dấu “một chương mới” trong mối quan hệ của Shell với Iran và bày tỏ hy vọng về sự khởi tiếp “một mối quan hệ đối tác dài hạn”.
Đại sứ Anh tại Iran, ông Nicholas Hopton, cũng có mặt trong lễ ký và cho biết Anh ủng hộ thỏa thuận hạt nhân và ủng hộ việc tái thiết lập lại những mối quan hệ thương mại với Iran.
Tháng trước, NIOC cũng đã ký một thỏa thuận trị giá lên tới 4,8 tỷ USD với một côngxoócxium quốc tế gồm tập đoàn Total (Pháp), Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNPC) và Petropars của Iran liên quan đến việc phát triển giai đoạn hai của mỏ khí đốt South Pars thuộc vịnh Persian của nước này.
Đây được coi là thỏa thuận đầu tiên của các tập đoàn năng lượng lớn của phương Tây ký kết với Iran kể từ khi phương Tây dỡ bỏ một phần cấm vận đối với Iran hồi tháng 1/2016.
Iran đang nỗ lực thu hút 200 tỷ USD đầu tư vào ngành năng lượng trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, Iran cũng cần cả các công nghệ và kỹ năng quản lý của các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới.
Ông Falakshahi cho biết hai mỏ dầu Azadegan và Yadavaran mà hãng Shell vừa ký với Iran là hai mỏ được phát hiện thuộc loại lớn nhất trên thế giới trong hai thập niên qua. Mỗi mỏ có trữ lượng ước tính khoảng 30 tỷ thùng.
Shell cho biết họ chưa dám khẳng định chắc chắn 100% sẽ đầu tư vào các mỏ dầu vì họ vẫn phải tuân thủ những quy định của các lệnh trừng phạt quốc tế đặt ra cho Iran. Trong khi đó, một vài tập đoàn năng lượng phương Tây đã phát đi tín hiệu ở các mức độ khác nhau muốn quay lại thị trường Iran.
Tuy nhiên, các tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ như ExxonMobil và Chevron cho đến giờ vẫn “im hơi lặng tiếng”. Hạ viện Mỹ ngày 15/11/2016 đã bỏ phiếu thông qua dự luật gia hạn các biện pháp trừng phạt trong lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng và năng lượng của Mỹ đối với Iran thêm 10 năm.
Theo thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực từ tháng 1/2016 giữa Iran và Nhóm P5+1, nhiều biện pháp trừng phạt về kinh tế đã bị tạm ngừng hoặc nới lỏng để đổi lấy việc Iran cam kết phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng bao gồm điều khoản cho phép tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nếu Iran bị phát hiện vi phạm các điều khoản.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố trong suốt chiến dịch tranh cử của mình rằng ông sẽ tái đàm phán thỏa thuận hoặc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran. Việc ông Trump có theo đuổi những cam kết của ông trong chiến dịch tranh cử hay không vẫn chưa rõ. Trong khi đó, các quốc gia còn lại trong nhóm P5+1 khẳng định họ sẽ tuân thủ thỏa thuận này.
Iran đang có kế hoạch tăng sản lượng dầu mỏ lên 5,7 triệu thùng/ngày và sản lượng khí đốt lên 1,4 tỷ m3/ngày vào năm 2021. Iran sở hữu trữ lượng dầu thô lớn thứ tư thế giới (157,8 tỷ thùng) và có 34.000 tỷ m3 trữ lượng khí đốt đã được kiểm chứng, chiếm 18,2% tổng trữ lượng khí đốt toàn cầu.
Bnews.vn
Relate Threads