Ngày 17-12-1979, Tổng bí thư Lê Duẩn gửi thư cho Tổng bí thư Leonid Brezhnev đề nghị giúp khai thác thềm lục địa Việt Nam. Ngày 4-3-1980, ông Brezhnev trả lời và cử chuyên gia qua giúp đỡ.
Tháng 4-1980, Thứ trưởng Zaisev, Bộ Công nghiệp dầu khí Liên Xô, dẫn đoàn sang Hà Nội.
Hiệp định đặc biệt
Nghiên cứu tài liệu khảo sát trước đó, họ nhận định lạc quan: trữ lượng mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng 435 triệu tấn dầu trong tổng trữ lượng toàn bộ thềm lục địa và khu vực phía Nam là 3,6 tỉ tấn dầu, 2.700 tỉ mét khối khí.
Riêng bể trũng Cửu Long, tức Mekong, trên thềm lục địa chính quyền Sài Gòn đã khảo sát trước năm 1975 đạt khoảng 1 tỉ 178 triệu tấn dầu và 3 tỉ mét khối khí...
Đánh giá này mang lại triển vọng rất tốt cho chương trình tự chủ năng lượng quốc gia thời hậu chiến. Nhưng khai thác như thế nào lại là vấn đề vô cùng phức tạp. Chính ngành dầu khí Liên Xô thời điểm đó cũng mới tiến ra biển sâu và kinh nghiệm, kỹ thuật còn kém hơn phương Tây.
Ngày 19-6-1981 tại Matxcơva, Phó thủ tướng Việt Nam Trần Quỳnh cùng Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ký hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô.
Hiệp định gồm 27 điều, ghi: "Thành lập trên lãnh thổ Việt Nam một xí nghiệp liên doanh trên nguyên tắc ngang nhau để tiến hành thăm dò, khai thác dầu, khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam tại vùng do Việt Nam xác định với sự tham gia của các tổ chức Liên Xô".
Nguyên tắc chia lợi nhuận: "Lợi nhuận xí nghiệp liên doanh sau khi trừ các khoản theo quyết định của hội đồng để lập và bổ sung các quỹ của liên doanh và dùng vào các mục đích khác, được chia đều cho các phía tham gia liên doanh, tức 50% mỗi phía.
Lợi nhuận chia cho phía tham gia liên doanh của Liên Xô không phải chịu thuế. Dầu do liên doanh sản xuất được chia đều cho các phía tham gia, phần dầu phía Liên Xô được nhận sẽ cung cấp cho Liên Xô...".
Tài liệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ghi lại ngay thời điểm đó đã có một số ý kiến thắc mắc về Hiệp định Việt - Xô: đem toàn bộ thềm lục địa Việt Nam để hợp tác khiến nước chủ nhà mất quyền chủ động trong việc phát triển dầu khí tương lai; không quy định thời hạn của hiệp định;
Phía Liên Xô được ghi sổ góp vốn ngay khi vật tư, thiết bị xuống tàu ở cảng Liên Xô và theo giá quốc tế, còn Việt Nam phải xây dựng xong công trình, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng mới được ghi nhận góp vốn...
Theo ông Ngô Thường San - nguyên phó tổng giám đốc thời kỳ đầu liên doanh, các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải không thấy các "vấn đề" này của hợp đồng. Tuy nhiên, bối cảnh các công ty phương Tây rút đi, Việt Nam quá thiếu xăng dầu nên cần phải hợp tác với Liên Xô.
Đặc biệt, thời điểm đó Mỹ cấm vận gay gắt, Trung Quốc cũng tăng cường áp lực với các công ty quốc tế, Việt Nam không hợp tác với Liên Xô thì chọn ai?
Ông San kể: "Các tàu, giàn khoan khai thác dầu khí thời kỳ này thường bị tàu Trung Quốc nhòm ngó, vây quanh. Nhưng họ không dám làm gì khi thấy cờ Việt Nam treo cùng cờ Liên Xô trên tàu".
Tàu khoan Mirchin khoan thăm dò dầu ở mỏ Bạch Hổ năm 1984 - Ảnh: Vietsovpetro
Hi vọng và lo âu
Vietsovpetro bắt tay vào việc khảo sát thềm lục địa ngay từ năm 1980. Các tàu nghiên cứu hải dương Liên Xô như Poisk, Iskatel ngược xuôi đo địa vật lý khắp Biển Đông.
TS địa vật lý Trương Minh, chứng nhân công việc này, kể: "Khi các tàu Liên Xô vào thềm lục địa thì nhiều tàu của các nước đã khảo sát rồi. Từ công ty nghiên cứu hải dương của Mỹ, Anh trước năm 1975 đến người Pháp, Na Uy giai đoạn sau.
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tiếp tục khảo sát. Và đội ngũ Việt Nam cũng được lợi vì được trực tiếp tham gia nhiều hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật mới".
Để rút ngắn tiến độ, công việc khảo sát, khoan thăm dò được tập trung vào các lô 04, 05, 09,10, 11, 15, 16 bể trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn; khu vực có các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng mà Mobil đã khoan đầu năm 1975.
Tên Bạch Hổ được đặt từ năm 1974 theo đề nghị của Ủy ban Quốc gia dầu hỏa Việt Nam cộng hòa. Khi chuẩn bị khoan thăm dò, Mobil định tên giếng Big Bear nhưng phía Sài Gòn chọn Bạch Hổ.
Ngày 25-12-1983, Vietsovpetro khoan mũi đầu tiên từ tàu khoan Mikhain Mirchin xuống giếng Bạch Hổ - 5, bể trũng Cửu Long, liền kề vị trí giếng Bạch Hổ - 1X mà Mobil khoan thấy dầu tháng 2-1975.
Kế hoạch khoan sâu 3.500m như Công ty Mobil (Mỹ) từng làm. Nhưng Vietsovpetro chỉ khoan đến được 3.001m thì dừng vì sự cố địa chất.
Giữa tháng 5, công tác thử vỉa tìm dầu giếng khoan được chuẩn bị. Tất cả những ai tham gia cuộc tìm kiếm dầu đều hồi hộp, nhưng vẫn có niềm tin vì các nhân chứng và tài liệu thu được của Ủy ban Quốc gia dầu hỏa Sài Gòn đều khẳng định mỏ Bạch Hổ có dầu.
Các lãnh đạo Hà Nội yêu cầu báo cáo liên tục tình hình thử vỉa Bạch Hổ.
Ngày 24-5-1984, dòng dầu được tìm thấy, đuốc dầu trên tàu Mikhain bùng lên. Ban giám đốc Vietsovpetro nhận tin vui, báo liền trung ương. Các lãnh đạo reo lên vui mừng. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bay ngay ra giàn khoan.
Lễ đốt đuốc dầu lịch sử đầu tiên được tổ chức tại Vũng Tàu...
Nhưng thật ra, những người trực tiếp trong cuộc lại vô cùng lo lắng. Ông Ngô Thường San kể lưu lượng thử giếng Bạch Hổ - 5 có 20 tấn/ngày, chỉ bằng 1/15 lưu lượng Mobil tìm thấy đầu năm 1975.
Những người trực tiếp làm nhiệm vụ thăm dò không dám nói ngược lại niềm vui chung của cả nước đang khát khao dầu, nhưng họ hiểu nếu tình trạng không cải thiện thì các mục tiêu tự chủ dầu khí quốc gia sẽ khó đạt được.
Đây cũng là năm mà sơ đồ công nghệ khai thác thử mỏ Bạch Hổ được phê duyệt, nhưng với kết quả 20 tấn dầu một ngày tìm thấy thì phê duyệt cái gì?
**************
Kỳ tới: Mỏ dầu khổng lồ trong đá móng
Hiệp định đặc biệt
Nghiên cứu tài liệu khảo sát trước đó, họ nhận định lạc quan: trữ lượng mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng 435 triệu tấn dầu trong tổng trữ lượng toàn bộ thềm lục địa và khu vực phía Nam là 3,6 tỉ tấn dầu, 2.700 tỉ mét khối khí.
Riêng bể trũng Cửu Long, tức Mekong, trên thềm lục địa chính quyền Sài Gòn đã khảo sát trước năm 1975 đạt khoảng 1 tỉ 178 triệu tấn dầu và 3 tỉ mét khối khí...
Đánh giá này mang lại triển vọng rất tốt cho chương trình tự chủ năng lượng quốc gia thời hậu chiến. Nhưng khai thác như thế nào lại là vấn đề vô cùng phức tạp. Chính ngành dầu khí Liên Xô thời điểm đó cũng mới tiến ra biển sâu và kinh nghiệm, kỹ thuật còn kém hơn phương Tây.
Ngày 19-6-1981 tại Matxcơva, Phó thủ tướng Việt Nam Trần Quỳnh cùng Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ký hiệp định thành lập Xí nghiệp liên doanh Việt - Xô.
Hiệp định gồm 27 điều, ghi: "Thành lập trên lãnh thổ Việt Nam một xí nghiệp liên doanh trên nguyên tắc ngang nhau để tiến hành thăm dò, khai thác dầu, khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam tại vùng do Việt Nam xác định với sự tham gia của các tổ chức Liên Xô".
Nguyên tắc chia lợi nhuận: "Lợi nhuận xí nghiệp liên doanh sau khi trừ các khoản theo quyết định của hội đồng để lập và bổ sung các quỹ của liên doanh và dùng vào các mục đích khác, được chia đều cho các phía tham gia liên doanh, tức 50% mỗi phía.
Lợi nhuận chia cho phía tham gia liên doanh của Liên Xô không phải chịu thuế. Dầu do liên doanh sản xuất được chia đều cho các phía tham gia, phần dầu phía Liên Xô được nhận sẽ cung cấp cho Liên Xô...".
Tài liệu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ghi lại ngay thời điểm đó đã có một số ý kiến thắc mắc về Hiệp định Việt - Xô: đem toàn bộ thềm lục địa Việt Nam để hợp tác khiến nước chủ nhà mất quyền chủ động trong việc phát triển dầu khí tương lai; không quy định thời hạn của hiệp định;
Phía Liên Xô được ghi sổ góp vốn ngay khi vật tư, thiết bị xuống tàu ở cảng Liên Xô và theo giá quốc tế, còn Việt Nam phải xây dựng xong công trình, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng mới được ghi nhận góp vốn...
Theo ông Ngô Thường San - nguyên phó tổng giám đốc thời kỳ đầu liên doanh, các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải không thấy các "vấn đề" này của hợp đồng. Tuy nhiên, bối cảnh các công ty phương Tây rút đi, Việt Nam quá thiếu xăng dầu nên cần phải hợp tác với Liên Xô.
Đặc biệt, thời điểm đó Mỹ cấm vận gay gắt, Trung Quốc cũng tăng cường áp lực với các công ty quốc tế, Việt Nam không hợp tác với Liên Xô thì chọn ai?
Ông San kể: "Các tàu, giàn khoan khai thác dầu khí thời kỳ này thường bị tàu Trung Quốc nhòm ngó, vây quanh. Nhưng họ không dám làm gì khi thấy cờ Việt Nam treo cùng cờ Liên Xô trên tàu".
Tàu khoan Mirchin khoan thăm dò dầu ở mỏ Bạch Hổ năm 1984 - Ảnh: Vietsovpetro
Vietsovpetro bắt tay vào việc khảo sát thềm lục địa ngay từ năm 1980. Các tàu nghiên cứu hải dương Liên Xô như Poisk, Iskatel ngược xuôi đo địa vật lý khắp Biển Đông.
TS địa vật lý Trương Minh, chứng nhân công việc này, kể: "Khi các tàu Liên Xô vào thềm lục địa thì nhiều tàu của các nước đã khảo sát rồi. Từ công ty nghiên cứu hải dương của Mỹ, Anh trước năm 1975 đến người Pháp, Na Uy giai đoạn sau.
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tiếp tục khảo sát. Và đội ngũ Việt Nam cũng được lợi vì được trực tiếp tham gia nhiều hơn, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật mới".
Để rút ngắn tiến độ, công việc khảo sát, khoan thăm dò được tập trung vào các lô 04, 05, 09,10, 11, 15, 16 bể trũng Cửu Long và Nam Côn Sơn; khu vực có các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng mà Mobil đã khoan đầu năm 1975.
Tên Bạch Hổ được đặt từ năm 1974 theo đề nghị của Ủy ban Quốc gia dầu hỏa Việt Nam cộng hòa. Khi chuẩn bị khoan thăm dò, Mobil định tên giếng Big Bear nhưng phía Sài Gòn chọn Bạch Hổ.
Ngày 25-12-1983, Vietsovpetro khoan mũi đầu tiên từ tàu khoan Mikhain Mirchin xuống giếng Bạch Hổ - 5, bể trũng Cửu Long, liền kề vị trí giếng Bạch Hổ - 1X mà Mobil khoan thấy dầu tháng 2-1975.
Kế hoạch khoan sâu 3.500m như Công ty Mobil (Mỹ) từng làm. Nhưng Vietsovpetro chỉ khoan đến được 3.001m thì dừng vì sự cố địa chất.
Giữa tháng 5, công tác thử vỉa tìm dầu giếng khoan được chuẩn bị. Tất cả những ai tham gia cuộc tìm kiếm dầu đều hồi hộp, nhưng vẫn có niềm tin vì các nhân chứng và tài liệu thu được của Ủy ban Quốc gia dầu hỏa Sài Gòn đều khẳng định mỏ Bạch Hổ có dầu.
Các lãnh đạo Hà Nội yêu cầu báo cáo liên tục tình hình thử vỉa Bạch Hổ.
Ngày 24-5-1984, dòng dầu được tìm thấy, đuốc dầu trên tàu Mikhain bùng lên. Ban giám đốc Vietsovpetro nhận tin vui, báo liền trung ương. Các lãnh đạo reo lên vui mừng. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bay ngay ra giàn khoan.
Lễ đốt đuốc dầu lịch sử đầu tiên được tổ chức tại Vũng Tàu...
Nhưng thật ra, những người trực tiếp trong cuộc lại vô cùng lo lắng. Ông Ngô Thường San kể lưu lượng thử giếng Bạch Hổ - 5 có 20 tấn/ngày, chỉ bằng 1/15 lưu lượng Mobil tìm thấy đầu năm 1975.
Những người trực tiếp làm nhiệm vụ thăm dò không dám nói ngược lại niềm vui chung của cả nước đang khát khao dầu, nhưng họ hiểu nếu tình trạng không cải thiện thì các mục tiêu tự chủ dầu khí quốc gia sẽ khó đạt được.
Đây cũng là năm mà sơ đồ công nghệ khai thác thử mỏ Bạch Hổ được phê duyệt, nhưng với kết quả 20 tấn dầu một ngày tìm thấy thì phê duyệt cái gì?
Từ năm 1984-1985, các nỗ lực tìm kiếm dầu ở Bạch Hổ được tiếp tục. Kỹ sư Đặng Của, vụ trưởng Vụ Khoan và khai thác dầu khí thời điểm ấy, kể lại sau giếng Bạch Hổ - 5, các giếng Bạch Hổ -1, Bạch Hổ - 4 cũng được khoan.
Cả hai giếng này đều tìm thấy dầu có khả năng thương mại, nhưng vẫn không giếng nào thu được lưu lượng như Mobil từng công bố hơn 2.000 tấn một ngày đầu năm 1975.
Giếng Bạch Hổ - 5 sau thời gian khai thác bị tụt áp suất đầu giếng. Toàn giàn khai thác MSP - 1 thu chưa được 100 tấn/ngày. Nguồn lực khổng lồ đổ vào mỏ Bạch Hổ chẳng biết bao giờ mới thu hồi được...
**************
Kỳ tới: Mỏ dầu khổng lồ trong đá móng
Báo Tuổi Trẻ
Sửa lần cuối:
Relate Threads