Ngoài việc khắc phục hậu quả, tình tiết quan trọng khác đối với Phùng Đình Thực, theo VKS, là bị cáo vẫn có thể cống hiến được cho xã hội. Điều này thể hiện qua việc ông Phùng Đình Thực đang giữ vai trò Chủ nhiệm một đề tài khoa học được đánh giá là “rất có giá trị” trong lĩnh vực khai thác dầu khí.
Bị cáo Phùng Đình Thực tại phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Theo dự kiến, vụ án “Cố ý làm trái” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại PVN, PVC với sai phạm tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ được HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên án vào 15 giờ ngày 14.5.
Công trình khoa học có giá trị kinh tế to lớn
Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện của PVN (nguyên đơn dân sự trong vụ án) cho biết đã gửi văn bản đề nghị xem xét giảm hình phạt cho 4 bị cáo nguyên là lãnh đạo Tập đoàn PVN, trên cơ sở xem xét các bị cáo đã có nhiều thành tích trong quá trình công tác cũng như những đóng góp cho Tập đoàn.
Các bị cáo được PVN xin giảm án gồm: Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN); Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN); Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN); và Lê Đình Mậu (nguyên Phó trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN).
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Phùng Đình Thực và Nguyễn Quốc Khánh cùng bị tuyên 9 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, mỗi bị cáo phải bồi thường cho PVN 7,5 tỉ đồng; Ninh Văn Quỳnh bị tuyên 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, bồi thường cho PVN 6 tỉ đồng; và Lê Đình Mậu bị tuyên 4 năm 6 tháng tù về tội “Cố ý làm trái”, bồi thường cho PVN 2,360 tỉ đồng.
Đại diện của PVN tại phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Theo nội dung công văn, PVN đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét, cân nhắc những công lao và nhân thân của 4 bị cáo để giảm hình phạt cho các bị cáo nêu trên. PVN gửi bổ sung kèm theo công văn này là các danh hiệu thi đua khen thưởng của các bị cáo trong quá trình công tác.
Cụ thể, đối với nguyênTGĐ Phùng Đình Thực, PVN cho biết ông Phùng Đình Thực từng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ (KHCN) năm 2012 cho công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”, có giá trị khoa học đặc biệt xuất sắc, làm thay đổi quan điểm về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại các tầng đá móng và sáng tạo ra công nghệ khai thác các thân dầu phi truyền thống.
Sau khi về hưu, ông Thực tiếp tục nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2017 cho công trình “Xử lý, vận chuyển dầu nhiều parafin tại thềm lục địa Việt Nam”, có giá trị khoa học đặc biệt xuất sắc, sáng tạo và công nghệ vận chuyển dầu nhiều parafin ngoài khơi Việt Nam, khác biệt với công nghệ truyền thống.
Theo đánh giá của PVN, hai công trình trên có giá trị kinh tế to lớn, tạo ra bước ngoặt phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Công trình “Xử lý, vận chuyển dầu nhiều parafin tại thềm lục địa Việt Nam” mang lại giá trị kinh tế trực tiếp là 779 triệu USD.
Từ tháng 12.2017 đến nay (thời điểm này ông Thực đã bị khởi tố nhưng được cho tại ngoại), ông Phùng Đình Thực vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và ngày 21.4.2018 đã hoàn thành giai đoạn 1 công trình “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và kỹ thuật nâng cao hệ số thu hồi dầu giai đoạn cuối đối tượng móng Bạch Hổ”. Nhận được công trình này, PVN đã đề nghị ông Thực tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2 để đưa công trình vào thực tiễn, góp phần ổn định sản lượng khai thác dầu trong thời gian tới.
Ngoài ra, PVN cũng liệt kê ra hàng loạt huân huy chương, bằng khen, danh hiệu mà ông Thực được nhận trong quá trình công tác.
Đối với bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, Ninh Văn Quỳnh và Lê Đình Mậu, PVN cũng liệt kê các huân, huy chương, bằng khen và các danh hiệu khác để mong HĐXX xem xét như tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Đại diện VKS trong phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Phùng Đình Thực xin giảm nhẹ hình phạt tù khi cho rằng mình không cố ý làm trái. Về trách nhiệm dân sự, nguyên TGĐ PVN cho biết sẵn sàng bán nhà để bồi thường khắc phục hậu quả theo phán quyết của bản án sơ thẩm.
Theo đại diện VKS, ông Phùng Đình Thực là bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất trong vụ án này nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt tối đa cho bị cáo. Ngoài việc khắc phục hậu quả, tình tiết quan trọng khác đối với Phùng Đình Thực, theo VKS, là bị cáo vẫn có thể cống hiến được cho xã hội. Điều này thể hiện qua việc ông Phùng Đình Thực đang giữ vai trò Chủ nhiệm một đề tài khoa học được đánh giá là “rất có giá trị” trong lĩnh vực khai thác dầu khí.
“Nếu là thành tích trong nghiên cứu khoa học giai đoạn trước khi vụ án xảy ra thì chỉ có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Nhưng với công trình khoa học mà bị cáo đang nghiên cứu, nếu đúng là có giá trị cho xã hội thì có thể xem xét là hành vi lập công chuộc tội”, VKS nói.
Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Phùng Đình Thực cũng đề nghị HĐXX cân nhắc tội danh “Cố ý làm trái” bởi bị cáo không tư lợi, có nhiều hành động để hạn chế mức thấp nhất sự thiệt hại của vụ án và bản thân bị cáo cũng đã nhận một phần trách nhiệm.
“Suốt cuộc đời bị cáo luôn nỗ lực tối đa, luôn tâm huyết đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cho ngành Dầu khí nên tha thiết xin HĐXX không cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội bởi bị cáo không nguy hại cho xã hội mà còn có đóng góp có ích cho xã hội”, bị cáo Thực mong mỏi.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Phùng Đình Thực cũng mong HĐXX cho phép mình được tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Bị cáo Phùng Đình Thực tại phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Công trình khoa học có giá trị kinh tế to lớn
Trước đó, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện của PVN (nguyên đơn dân sự trong vụ án) cho biết đã gửi văn bản đề nghị xem xét giảm hình phạt cho 4 bị cáo nguyên là lãnh đạo Tập đoàn PVN, trên cơ sở xem xét các bị cáo đã có nhiều thành tích trong quá trình công tác cũng như những đóng góp cho Tập đoàn.
Các bị cáo được PVN xin giảm án gồm: Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN); Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN); Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng PVN); và Lê Đình Mậu (nguyên Phó trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN).
Theo bản án sơ thẩm, bị cáo Phùng Đình Thực và Nguyễn Quốc Khánh cùng bị tuyên 9 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, mỗi bị cáo phải bồi thường cho PVN 7,5 tỉ đồng; Ninh Văn Quỳnh bị tuyên 7 năm tù về tội “Cố ý làm trái”, bồi thường cho PVN 6 tỉ đồng; và Lê Đình Mậu bị tuyên 4 năm 6 tháng tù về tội “Cố ý làm trái”, bồi thường cho PVN 2,360 tỉ đồng.
Đại diện của PVN tại phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Cụ thể, đối với nguyênTGĐ Phùng Đình Thực, PVN cho biết ông Phùng Đình Thực từng nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học công nghệ (KHCN) năm 2012 cho công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong đá móng granitoit trước đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam”, có giá trị khoa học đặc biệt xuất sắc, làm thay đổi quan điểm về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại các tầng đá móng và sáng tạo ra công nghệ khai thác các thân dầu phi truyền thống.
Sau khi về hưu, ông Thực tiếp tục nhận được Giải thưởng Hồ Chí Minh về KHCN năm 2017 cho công trình “Xử lý, vận chuyển dầu nhiều parafin tại thềm lục địa Việt Nam”, có giá trị khoa học đặc biệt xuất sắc, sáng tạo và công nghệ vận chuyển dầu nhiều parafin ngoài khơi Việt Nam, khác biệt với công nghệ truyền thống.
Theo đánh giá của PVN, hai công trình trên có giá trị kinh tế to lớn, tạo ra bước ngoặt phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Công trình “Xử lý, vận chuyển dầu nhiều parafin tại thềm lục địa Việt Nam” mang lại giá trị kinh tế trực tiếp là 779 triệu USD.
Từ tháng 12.2017 đến nay (thời điểm này ông Thực đã bị khởi tố nhưng được cho tại ngoại), ông Phùng Đình Thực vẫn tiếp tục nghiên cứu khoa học và ngày 21.4.2018 đã hoàn thành giai đoạn 1 công trình “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và kỹ thuật nâng cao hệ số thu hồi dầu giai đoạn cuối đối tượng móng Bạch Hổ”. Nhận được công trình này, PVN đã đề nghị ông Thực tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 2 để đưa công trình vào thực tiễn, góp phần ổn định sản lượng khai thác dầu trong thời gian tới.
Ngoài ra, PVN cũng liệt kê ra hàng loạt huân huy chương, bằng khen, danh hiệu mà ông Thực được nhận trong quá trình công tác.
Đối với bị cáo Nguyễn Quốc Khánh, Ninh Văn Quỳnh và Lê Đình Mậu, PVN cũng liệt kê các huân, huy chương, bằng khen và các danh hiệu khác để mong HĐXX xem xét như tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
Đại diện VKS trong phiên phúc thẩm - Ảnh: M.Hùng
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Phùng Đình Thực xin giảm nhẹ hình phạt tù khi cho rằng mình không cố ý làm trái. Về trách nhiệm dân sự, nguyên TGĐ PVN cho biết sẵn sàng bán nhà để bồi thường khắc phục hậu quả theo phán quyết của bản án sơ thẩm.
Theo đại diện VKS, ông Phùng Đình Thực là bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhất trong vụ án này nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt tối đa cho bị cáo. Ngoài việc khắc phục hậu quả, tình tiết quan trọng khác đối với Phùng Đình Thực, theo VKS, là bị cáo vẫn có thể cống hiến được cho xã hội. Điều này thể hiện qua việc ông Phùng Đình Thực đang giữ vai trò Chủ nhiệm một đề tài khoa học được đánh giá là “rất có giá trị” trong lĩnh vực khai thác dầu khí.
“Nếu là thành tích trong nghiên cứu khoa học giai đoạn trước khi vụ án xảy ra thì chỉ có thể xem xét là tình tiết giảm nhẹ. Nhưng với công trình khoa học mà bị cáo đang nghiên cứu, nếu đúng là có giá trị cho xã hội thì có thể xem xét là hành vi lập công chuộc tội”, VKS nói.
Nói lời sau cùng tại tòa, bị cáo Phùng Đình Thực cũng đề nghị HĐXX cân nhắc tội danh “Cố ý làm trái” bởi bị cáo không tư lợi, có nhiều hành động để hạn chế mức thấp nhất sự thiệt hại của vụ án và bản thân bị cáo cũng đã nhận một phần trách nhiệm.
“Suốt cuộc đời bị cáo luôn nỗ lực tối đa, luôn tâm huyết đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cho ngành Dầu khí nên tha thiết xin HĐXX không cần thiết cách ly bị cáo ra khỏi xã hội bởi bị cáo không nguy hại cho xã hội mà còn có đóng góp có ích cho xã hội”, bị cáo Thực mong mỏi.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Phùng Đình Thực cũng mong HĐXX cho phép mình được tiếp tục nghiên cứu khoa học.
Relate Threads