Chúng tôi may mắn có hơn 2 ngày chứng kiến những hoạt động trên giàn khoan ở Mỏ Chim Sáo và đó cũng là những ngày thót tim nhiều nhất trong đời.
Những ngày đầu tháng 11/2017, chiếc trực thăng mang số hiệu VN-8620 đưa chúng tôi rời đất liền bay ra Mỏ Chim Sáo, thuộc Lô 12W, bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 300 km. Cảm giác của người lần đầu được bay trực thăng ra giàn khoan khiến tôi không khỏi hồi hộp, lo lắng.
Sau gần hai giờ bay lướt trên những cánh mây, xà xà trên mặt biển xanh lặng sóng, chúng tôi đáp xuống sân bay giàn khoan PVD6 của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam). Cảm xúc đầu tiên chỉ có thể diễn tả được bằng từ: Choáng ngợp!
PVD6 từ trên máy bay nhìn như một ngôi nhà nhỏ, lọt thỏm giữa bạt ngàn thảo nguyên xanh mướt. Khi đến gần hơn, PVD6 trông xù xì, cồng kềnh, phức tạp với cơ man máy móc, đan nối vào nhau, đứng hùng dũng giữa biển cả. Trước khi ra giàn, chúng tôi được nhắc nhở về an toàn trên giàn, nhưng không mấy ai hình dung được quy trình an toàn lại ‘nghẹt thở’ đến vậy…
Bị đứt tay cũng là tai nạn đặc biệt
Đến nơi, chúng tôi được Roger – viên sĩ quan an toàn người Anh - hướng dẫn tỉ mỉ những quy tắc trên giàn để đảm bảo tuyệt đối về tính mạng và không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Roger phát cho chúng tôi mỗi người một tấm thẻ, trên đó ghi rõ họ tên, số cabin, số thuyền cứu hộ.
“Đây là tấm ‘mệnh bài’ của các anh. Chiếc thẻ này sẽ được đưa ra khu vực thuyền cứu hộ và sẽ được cắm ở đó cho đến khi các anh rời khỏi giàn an toàn. Nếu xảy ra sự cố, chiếc thẻ nào còn lại ở đây, nghĩa là người đó vẫn còn mắc kẹt ở đâu đó. Dựa vào những thông số ghi trên thẻ, chúng tôi sẽ tìm đến để đưa anh đi…” – anh Vũ Tuấn Phong (quê Sài Gòn), Trợ lý Giám đốc giàn PVD6 giải thích rồi dẫn chúng tôi đi tới cabin của mình.
Các công nhân phải làm việc căng thẳng giữa nắng gió của biển cả trên giàn khoan. Ảnh: Quang Tùng.
Là một giàn khoan thế hệ mới, PVD6 được thiết kế đạt chuẩn, với các khu chức năng hiện đại. Phòng ngủ khép kín sạch sẽ, phòng giải trí, phòng tập Gym, phòng họp, bệnh xá, khu bếp ăn rộng rãi, lịch sự… Với tôi, khó có một nơi làm việc nào giữa biển lý tưởng hơn thế.
Sau khi nhận cabin, chúng tôi được phát mỗi người một bộ quần áo và mũ, kính bảo hộ, một đôi giày mũi sắt, một đôi gang tay chống va đập. Khi đi trong nhà, chúng tôi buộc phải đeo một tấm lót ngoài giày để bảo vệ sàn và phải cởi bỏ quần áo bảo hộ khi vào nhà ăn.
Anh Phong dặn chúng tôi trước khi đưa đi thăm các bộ phận khác: “Trên giàn khoan tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc đánh bắt cá dưới bất cứ hình thức nào. Các anh chỉ được phép rời khỏi khu văn phòng sang khu vực khoan khi có người của giàn đưa đi và phải đảm bảo không thiếu bất cứ một vật dụng nào mà các anh vừa được phát.”
Những nguyên tắc anh Phong nói càng khiến tôi mường tượng đến những hình ảnh trong bộ phim ‘Thảm họa giàn khoan Deepwater Horizon’ tái hiện lại vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại Mỹ năm 2010. Chỉ một sai lầm nhỏ, vụ tai nạn đã đánh chìm cả một giàn khoan rộng lớn, trị giá hàng trăm triệu USD và cướp đi sinh mạng của nhiều người.
“Giàn PVD6 cho đến ngày hôm nay đã đạt 965 ngày an toàn. Các anh có thể thấy trên tấm biển ngoài phòng chờ máy bay có ghi rõ con số này. Có nghĩa là trong từng đó ngày, PVD6 chưa có bất cứ sự cố nào. Nếu có sự cố, sự an toàn của PVD6 lại trở về con số 0. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều hành sản xuất, cũng như hồ sơ an toàn của giàn” – TS. Trương Hoài Nam, Phó phòng Quản lý các hoạt động khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chia sẻ.
Khi di chuyển trên những cầu thang dốc đứng, dưới chân là biển sâu, mọi người đều phải tuân thủ quy tắc an toàn nghiêm ngặt trên giàn khoan. Ảnh: Quang Tùng.
Tiếp chúng tôi tại khu vực trạm xá, nơi được trang bị nhiều thiết bị cấp cứu hiện đại, bác sĩ Tô Bửu Dân cho biết, những người làm việc trên giàn khoan buộc phải tập trung cao độ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình công việc và an toàn lao động để tránh những rủi ro, tai nạn.
Những tai nạn trong công việc thường gặp như bị dập tay, dập chân, hỏng mắt do mạt sắt và hóa chất bắn vào. Có trường hợp bất cẩn còn bị rơi xuống biển khi trèo lên cầu thang dốc đứng trên giàn.
Ở giàn khai thác khác, có công nhân đã tử nạn chỉ vì không đi giầy đặc chủng khi đi trên các bậc thang của giàn.
“Đối với những người lao động trên giàn khoan, dù chỉ bị đứt tay thôi cũng đã được coi là tai nạn đặc biệt. Tất cả những trường hợp này chúng tôi đều phải báo cáo hàng ngày vào đất liền. Cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn để có sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời” – bác sĩ Dân nói.
Bất cẩn mất mạng như chơi
Thú vị và hồi hộp nhất là lần đầu chúng tôi được TS. Trương Hoài Nam dẫn đi tham quan khu vực khoan trên giàn. Ông Nam liên tục nhắc nhở chúng tôi phải đeo găng tay bảo hộ để chống trơn trượt và va đập. Khi trèo cầu thang, hai tay phải bám chặt vào lan can và hạn chế nhìn ngang ra biển để tập trung.
Có những cầu thang nằm chênh vênh giữa biển, phía dưới chân là mặt biển sâu thẳm, dập dềnh sóng đánh vào chân giàn, cảm tưởng chỉ lơ đễnh một chút thôi là trượt chân, chui tọt xuống biển, mất mạng như chơi.
Khác với khu vực điều hành, trên khu vực khoan, các thiết bị máy móc phức tạp hoạt động liên tục, tạo những tiếng ồn nhói óc, mùi hóa chất sử dụng cho việc khoan bay lên nồng nặc.
Lách qua những hành lang thiết bị chật hẹp, chúng tôi đến được khu vực chứa nguồn phóng xạ, dù được đặt trong thùng sắt dày gần mét nhưng ai nấy đều chùn chân, sợ hãi.
Các công nhân thường xuyên phải leo lên làm việc tại những tháp khoan cao hàng chục mét. Ảnh: Quang Tùng.
Tôi tò mò hỏi về nhiệm vụ của nguồn phóng xạ này, TS. Trương Hoài Nam nói giọng nghiêm nghị: “Nếu may mắn, gần nửa đêm tối mai các anh sẽ là những vị khách đầu tiên được chứng kiến cảnh đưa nguồn phóng xạ này vào mũi khoan. Nhưng nguy hiểm lắm đấy…”
Nghe ông Nam nói xong, tôi hồ hởi nghĩ tới giờ phút đêm mai, nhưng lại xen lẫn cảm giác lo lắng. Ông Nam kể, đã có trường hợp ở nước ngoài, nguồn phóng xạ bị rơi ra ngoài, hôm sau có một công nhân nhặt được rồi đưa cho sếp. Vị sếp nhìn thấy, tá hỏa báo động toàn giàn. Bốn ngày sau thì người công nhân này tử nạn vì nhiễm phóng xạ nặng.
Được tận mắt chứng kiến những công nhân làm việc trên giàn mới thấy hết sự khó nhọc của nghề khoan dầu. Nhiệt độ trên mặt giàn những hôm trời nắng có thể vượt 40 độ C, cộng với gió biển khô rát buộc những người công nhân phải rất kiên cường chịu đựng mới có thể làm việc.
Chưa kể, mỗi ca làm việc trên giàn kéo dài 12 tiếng liên tục và chỉ có 15 phút nghỉ giải lao để để uống nước, ăn nhẹ và 30 phút cho buổi ăn trưa hoặc ăn đêm.
Tôi tiếp chuyện với Nguyễn Công Nhật, chàng trai sinh năm 1984, quê Sài Gòn, phụ trách an toàn ca đêm trên giàn khi anh đang theo sát hoạt động của các công nhân khoan. Với Nhật, chỉ cần một thao tác thừa của công nhân khi di chuyển trên giàn thôi cũng được coi là vi phạm.
“Chúng tôi có hệ thống card, nếu ai thấy người khác làm việc không an toàn sẽ nhắc nhở, nói về cái sai, hậu quả của việc làm đó rồi viết lại lên card, bỏ vào thùng rồi thống kê lại thành danh sách. Sau đó tại các cuộc họp giao ca sẽ nhắc lại các hành vi của người làm việc thiếu an toàn.
Trên giàn khoan, mọi người làm việc chủ yếu tiếp xúc với các thiết bị sắt thép nặng hàng tấn, không thao tác đúng kỹ thuật rất dễ xảy ra va chạm, nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên tắc an toàn của giàn khoan, khi giàn nào có tai nạn sẽ có bộ phận vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên tại sao, rồi phải làm báo cáo lên cấp trên đánh giá, đưa ra hình thức xử lý." - Nhật thông tin.
Được chứng kiến cuộc họp lúc nửa đêm của Giám sát giàn khoan Trần Thanh Long với anh em công nhân, ngoài những nhắc nhở chuyên môn, ông Long liên tục nói về việc đảm bảo an toàn khi vận hành máy móc và lắp đặt các thiết bị: “Phải từ từ thôi, không được vội vàng, an toàn phải đặt lên hàng đầu. Nếu không an toàn sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân mình và làm chậm cả một dây chuyền sản xuất.”
“Chi phí hoạt động một ngày bình thường ở giàn khoan PVD6 vào khoảng 250 ngàn USD. Nếu ngày nào phát sinh sự cố, chi phí sẽ tăng gấp đôi, gấp ba. Vì vậy đối với hoạt động sản xuất trên biển, yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu.” – chuyên gia Trương Hoài Nam chia sẻ.
Những ngày đầu tháng 11/2017, chiếc trực thăng mang số hiệu VN-8620 đưa chúng tôi rời đất liền bay ra Mỏ Chim Sáo, thuộc Lô 12W, bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 300 km. Cảm giác của người lần đầu được bay trực thăng ra giàn khoan khiến tôi không khỏi hồi hộp, lo lắng.
PVD6 từ trên máy bay nhìn như một ngôi nhà nhỏ, lọt thỏm giữa bạt ngàn thảo nguyên xanh mướt. Khi đến gần hơn, PVD6 trông xù xì, cồng kềnh, phức tạp với cơ man máy móc, đan nối vào nhau, đứng hùng dũng giữa biển cả. Trước khi ra giàn, chúng tôi được nhắc nhở về an toàn trên giàn, nhưng không mấy ai hình dung được quy trình an toàn lại ‘nghẹt thở’ đến vậy…
Bị đứt tay cũng là tai nạn đặc biệt
Đến nơi, chúng tôi được Roger – viên sĩ quan an toàn người Anh - hướng dẫn tỉ mỉ những quy tắc trên giàn để đảm bảo tuyệt đối về tính mạng và không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Roger phát cho chúng tôi mỗi người một tấm thẻ, trên đó ghi rõ họ tên, số cabin, số thuyền cứu hộ.
“Đây là tấm ‘mệnh bài’ của các anh. Chiếc thẻ này sẽ được đưa ra khu vực thuyền cứu hộ và sẽ được cắm ở đó cho đến khi các anh rời khỏi giàn an toàn. Nếu xảy ra sự cố, chiếc thẻ nào còn lại ở đây, nghĩa là người đó vẫn còn mắc kẹt ở đâu đó. Dựa vào những thông số ghi trên thẻ, chúng tôi sẽ tìm đến để đưa anh đi…” – anh Vũ Tuấn Phong (quê Sài Gòn), Trợ lý Giám đốc giàn PVD6 giải thích rồi dẫn chúng tôi đi tới cabin của mình.
Các công nhân phải làm việc căng thẳng giữa nắng gió của biển cả trên giàn khoan. Ảnh: Quang Tùng.
Sau khi nhận cabin, chúng tôi được phát mỗi người một bộ quần áo và mũ, kính bảo hộ, một đôi giày mũi sắt, một đôi gang tay chống va đập. Khi đi trong nhà, chúng tôi buộc phải đeo một tấm lót ngoài giày để bảo vệ sàn và phải cởi bỏ quần áo bảo hộ khi vào nhà ăn.
Anh Phong dặn chúng tôi trước khi đưa đi thăm các bộ phận khác: “Trên giàn khoan tuyệt đối không sử dụng rượu bia hoặc đánh bắt cá dưới bất cứ hình thức nào. Các anh chỉ được phép rời khỏi khu văn phòng sang khu vực khoan khi có người của giàn đưa đi và phải đảm bảo không thiếu bất cứ một vật dụng nào mà các anh vừa được phát.”
Những nguyên tắc anh Phong nói càng khiến tôi mường tượng đến những hình ảnh trong bộ phim ‘Thảm họa giàn khoan Deepwater Horizon’ tái hiện lại vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại Mỹ năm 2010. Chỉ một sai lầm nhỏ, vụ tai nạn đã đánh chìm cả một giàn khoan rộng lớn, trị giá hàng trăm triệu USD và cướp đi sinh mạng của nhiều người.
“Giàn PVD6 cho đến ngày hôm nay đã đạt 965 ngày an toàn. Các anh có thể thấy trên tấm biển ngoài phòng chờ máy bay có ghi rõ con số này. Có nghĩa là trong từng đó ngày, PVD6 chưa có bất cứ sự cố nào. Nếu có sự cố, sự an toàn của PVD6 lại trở về con số 0. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình điều hành sản xuất, cũng như hồ sơ an toàn của giàn” – TS. Trương Hoài Nam, Phó phòng Quản lý các hoạt động khoan của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam chia sẻ.
Khi di chuyển trên những cầu thang dốc đứng, dưới chân là biển sâu, mọi người đều phải tuân thủ quy tắc an toàn nghiêm ngặt trên giàn khoan. Ảnh: Quang Tùng.
Những tai nạn trong công việc thường gặp như bị dập tay, dập chân, hỏng mắt do mạt sắt và hóa chất bắn vào. Có trường hợp bất cẩn còn bị rơi xuống biển khi trèo lên cầu thang dốc đứng trên giàn.
Ở giàn khai thác khác, có công nhân đã tử nạn chỉ vì không đi giầy đặc chủng khi đi trên các bậc thang của giàn.
“Đối với những người lao động trên giàn khoan, dù chỉ bị đứt tay thôi cũng đã được coi là tai nạn đặc biệt. Tất cả những trường hợp này chúng tôi đều phải báo cáo hàng ngày vào đất liền. Cần phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến tai nạn để có sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời” – bác sĩ Dân nói.
Bất cẩn mất mạng như chơi
Thú vị và hồi hộp nhất là lần đầu chúng tôi được TS. Trương Hoài Nam dẫn đi tham quan khu vực khoan trên giàn. Ông Nam liên tục nhắc nhở chúng tôi phải đeo găng tay bảo hộ để chống trơn trượt và va đập. Khi trèo cầu thang, hai tay phải bám chặt vào lan can và hạn chế nhìn ngang ra biển để tập trung.
Có những cầu thang nằm chênh vênh giữa biển, phía dưới chân là mặt biển sâu thẳm, dập dềnh sóng đánh vào chân giàn, cảm tưởng chỉ lơ đễnh một chút thôi là trượt chân, chui tọt xuống biển, mất mạng như chơi.
Khác với khu vực điều hành, trên khu vực khoan, các thiết bị máy móc phức tạp hoạt động liên tục, tạo những tiếng ồn nhói óc, mùi hóa chất sử dụng cho việc khoan bay lên nồng nặc.
Lách qua những hành lang thiết bị chật hẹp, chúng tôi đến được khu vực chứa nguồn phóng xạ, dù được đặt trong thùng sắt dày gần mét nhưng ai nấy đều chùn chân, sợ hãi.
Các công nhân thường xuyên phải leo lên làm việc tại những tháp khoan cao hàng chục mét. Ảnh: Quang Tùng.
Nghe ông Nam nói xong, tôi hồ hởi nghĩ tới giờ phút đêm mai, nhưng lại xen lẫn cảm giác lo lắng. Ông Nam kể, đã có trường hợp ở nước ngoài, nguồn phóng xạ bị rơi ra ngoài, hôm sau có một công nhân nhặt được rồi đưa cho sếp. Vị sếp nhìn thấy, tá hỏa báo động toàn giàn. Bốn ngày sau thì người công nhân này tử nạn vì nhiễm phóng xạ nặng.
Được tận mắt chứng kiến những công nhân làm việc trên giàn mới thấy hết sự khó nhọc của nghề khoan dầu. Nhiệt độ trên mặt giàn những hôm trời nắng có thể vượt 40 độ C, cộng với gió biển khô rát buộc những người công nhân phải rất kiên cường chịu đựng mới có thể làm việc.
Chưa kể, mỗi ca làm việc trên giàn kéo dài 12 tiếng liên tục và chỉ có 15 phút nghỉ giải lao để để uống nước, ăn nhẹ và 30 phút cho buổi ăn trưa hoặc ăn đêm.
Tôi tiếp chuyện với Nguyễn Công Nhật, chàng trai sinh năm 1984, quê Sài Gòn, phụ trách an toàn ca đêm trên giàn khi anh đang theo sát hoạt động của các công nhân khoan. Với Nhật, chỉ cần một thao tác thừa của công nhân khi di chuyển trên giàn thôi cũng được coi là vi phạm.
“Chúng tôi có hệ thống card, nếu ai thấy người khác làm việc không an toàn sẽ nhắc nhở, nói về cái sai, hậu quả của việc làm đó rồi viết lại lên card, bỏ vào thùng rồi thống kê lại thành danh sách. Sau đó tại các cuộc họp giao ca sẽ nhắc lại các hành vi của người làm việc thiếu an toàn.
Trên giàn khoan, mọi người làm việc chủ yếu tiếp xúc với các thiết bị sắt thép nặng hàng tấn, không thao tác đúng kỹ thuật rất dễ xảy ra va chạm, nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên tắc an toàn của giàn khoan, khi giàn nào có tai nạn sẽ có bộ phận vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên tại sao, rồi phải làm báo cáo lên cấp trên đánh giá, đưa ra hình thức xử lý." - Nhật thông tin.
Được chứng kiến cuộc họp lúc nửa đêm của Giám sát giàn khoan Trần Thanh Long với anh em công nhân, ngoài những nhắc nhở chuyên môn, ông Long liên tục nói về việc đảm bảo an toàn khi vận hành máy móc và lắp đặt các thiết bị: “Phải từ từ thôi, không được vội vàng, an toàn phải đặt lên hàng đầu. Nếu không an toàn sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân mình và làm chậm cả một dây chuyền sản xuất.”
“Chi phí hoạt động một ngày bình thường ở giàn khoan PVD6 vào khoảng 250 ngàn USD. Nếu ngày nào phát sinh sự cố, chi phí sẽ tăng gấp đôi, gấp ba. Vì vậy đối với hoạt động sản xuất trên biển, yếu tố an toàn phải được đặt lên hàng đầu.” – chuyên gia Trương Hoài Nam chia sẻ.
QUANG TÙNG
vtc.vn
vtc.vn
Relate Threads