Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang đứng trước nguy cơ phải bù lỗ khi Liên doanh Lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động (dự kiến cuối năm 2017) do những tính toán sai lầm trước đó về việc bao tiêu sản phẩm cho nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Chính vì điều này, PVN đang xin Chính phủ cơ chế để có nguồn bù lỗ. Trước đó, Tập đoàn này đã xin Chính phủ chấp thuận cho cơ chế buộc thị trường trong nước tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu trong nước sản xuất được trước khi nhập khẩu. Điều này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các chuyên gia kinh tế, cũng như các nhà nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong nước.
* PetroVietnam tính toán có thể bù lỗ tới 2.500 tỉ/năm cho lọc dầu Nghi Sơn.
Không thể không thực hiện cam kết
Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư dự án LHD Nghi Sơn thì tại Phụ lục B - Bảo lãnh Chính phủ (gọi tắt là GGU), có điều khoản: Trong 10 năm đầu kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại, Cty Nghi Sơn có thể áp dụng mức giá bán buôn tại cổng nhà máy là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam quy định mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức cam kết, Chính phủ Việt Nam bảo đảm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thanh toán cho Cty Nghi Sơn số tiền chênh lệch (giữa thuế suất nhập khẩu thực tế và mức cam kết trong bảo lãnh Chính phủ). Quy định này được áp dụng trong mọi trường hợp Cty Nghi Sơn bán sản phẩm của mình cho thị trường nội địa (dù bán thông qua PVN hay bên bao tiêu khác).
Cũng theo cam kết trong GGU, mức nhập khẩu được tính là 7% đối với sản phẩm lọc dầu (xăng, dầu), 5% cho khí hóa lỏng (LPG) và 3% đối với sản phẩm hóa dầu. Như vậy, với việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSRP) dự kiến sẽ đi vào vận hành chạy thử từ tháng 11.2016 đến tháng 6.2017, vận hành thương mại từ tháng 7.2017. Dự kiến, đến năm 2020, nhà máy sẽ vận hành 100% công suất. Kể từ thời điểm nhà máy vận hành thương mại, PVN sẽ phải thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của nhà máy này.
Theo tính toán của Tập đoàn Dầu khí VN, với phương án giá dầu 45 USD/thùng như hiện nay, tập đoàn này sẽ phải bù lỗ 1,54 tỉ USD/10 năm (tương đương khoảng 3.500 tỉ đồng/năm). Giá dầu càng tăng thì khoản bù lỗ của PVN càng lớn. Với giả định phương án giá dầu 50 USD/thùng, dự kiến PVN bù lỗ 1,8 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.000 tỉ đồng/năm); giá dầu 70 USD/thùng bù lỗ 2 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.500 tỉ đồng/năm). Chưa kể, tổng mức hỗ trợ từ PVN cho LHD Nghi Sơn (NSRP) để đầu tư các hạng mục công trình trong dự án hiện đã lên tới 3.833 tỉ đồng.
Tính tổng thể, khi NSRP đi vào hoạt động, PVN sẽ phải bù lỗ bình quân 80 - 110 triệu USD/năm, tương đương khoảng 1.800 - 2.500 tỉ đồng/năm, chưa tính đến khoản hỗ trợ trực tiếp 3.833 tỉ đồng cho NSRP để đầu tư các công trình bên trong nhà máy.
Mới đây để gánh lỗ PVN và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Liên bộ Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư tính toán để giảm thiểu các tác động đến khoản lỗ do phải bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn, có thể nghiên cứu mức thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình các cam kết quốc tế mà VN đã tham gia. Theo đó, từ ngày 1.9 tới, Bộ Tài chính đang lên Dự thảo Nghị định quy định Biểu thuế xuất - nhập khẩu ưu đãi lấy ý kiến các cơ quan lien quan. Trong đó, quy định, mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hoá dầu (benzen, xylen, p-xylen, polypropylen) có thể tăng từ 1% lên 3%, để đảm bảo phù hợp cam kết của Chính phủ với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Cần cân nhắc
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc cam kết bao tiêu sản phẩm đối với Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là lợi bất cập hại. Theo đó, để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ cam kết quá nhiều ưu đãi cho dự án này, trong khi không tính toán hết đến việc tới đây thị trường xăng dầu theo các cam kết hội nhập sẽ phải mở cửa. Theo đó, từ năm 2015, thuế NK một số mặt hàng dầu đã về 0% đối với nguồn được xác định nhập khẩu từ các nước ASEAN và Hàn QUốc, tới năm 2024, tất cả các sản phẩm xăng dầu sẽ về 0%.
Trong khi đó, tỉ lệ góp vốn của Petro VietNam trong Liên doanh LHD NGhi Sơn chỉ là 25,1%, các đối tác khác là Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait 35,1%, Công ty Idemisui Kosan Nhật Bản 35,1% và Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản 4,7%. Nếu chủ trương bao tiêu sản phẩm của nhà máy này thì theo tính toán, phần được hưởng lợi của phía VN chỉ chiếm 25% trên tổng vốn góp. Tức phần lợi nhuận thu được của PVN với tư cách cổ đông tương ứng với tỷ lệ vốn góp khoảng 716 triệu USD/10 năm, tương đương 1.600 tỉ đồng/năm nếu giá dầu 45 USD/thùng. Nếu giá dầu ở mức 50 USD/thùng, lợi nhuận chỉ còn 641 triệu USD/10 năm, tương đương 1.400 tỉ đồng/năm.
Trong khi đó, tác động tới ngân sách Nhà nước khi NSRP đi vào hoạt động, tổng thu ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm do số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm. Cụ thể, năm 2017 tổng thu ngân sách Nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỉ đồng, năm 2018 giảm 10.929 tỉ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỉ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỉ đồng.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn cho biết, nếu là cơ chế thị trường thì không thể có chuyện nhà đầu tư ra yêu sách với Chính phủ đòi bao tiêu sản phẩm. Đây là do Chính phủ đã cam kết trước đó với nhà đầu tư giờ thì “há miệng mắc quai”. Điều này cho thấy, một quyết sách đầu tư phải xác định rõ, chúng ta được lợi gì, nhà đầu tư được lợi gì, nếu chỉ vì thu hút đầu tư mà cam kết bằng mọi giá thì gánh nặng nợ nần, ai sẽ trả, chắc chắn là người dân sẽ phải gánh.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, Trưởng ban Chế biến thuộc Tập đoàn Dầu khí VN cho rằng, PVN sẽ khó có thể gánh khoản bao tiêu lên tới hang nghìn tỉ mỗi năm, mà đang xin Chính phủ cơ chế để bù lỗ. Chúng ta đã cam kết với nhà đầu tư không phải chuyện nói chơi, nhưng gỡ bằng cách nào thì phụ thuộc Chính phủ, chúng tôi chưa thể có câu trả lời được.
Chắc chắn đây sẽ là bài học không chỉ cho 1 dự án đầu tư.
* PetroVietnam tính toán có thể bù lỗ tới 2.500 tỉ/năm cho lọc dầu Nghi Sơn.
Không thể không thực hiện cam kết
Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với nhà đầu tư dự án LHD Nghi Sơn thì tại Phụ lục B - Bảo lãnh Chính phủ (gọi tắt là GGU), có điều khoản: Trong 10 năm đầu kể từ ngày nhà máy vận hành thương mại, Cty Nghi Sơn có thể áp dụng mức giá bán buôn tại cổng nhà máy là giá nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu. Trong trường hợp Chính phủ Việt Nam quy định mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức cam kết, Chính phủ Việt Nam bảo đảm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ thanh toán cho Cty Nghi Sơn số tiền chênh lệch (giữa thuế suất nhập khẩu thực tế và mức cam kết trong bảo lãnh Chính phủ). Quy định này được áp dụng trong mọi trường hợp Cty Nghi Sơn bán sản phẩm của mình cho thị trường nội địa (dù bán thông qua PVN hay bên bao tiêu khác).
Cũng theo cam kết trong GGU, mức nhập khẩu được tính là 7% đối với sản phẩm lọc dầu (xăng, dầu), 5% cho khí hóa lỏng (LPG) và 3% đối với sản phẩm hóa dầu. Như vậy, với việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSRP) dự kiến sẽ đi vào vận hành chạy thử từ tháng 11.2016 đến tháng 6.2017, vận hành thương mại từ tháng 7.2017. Dự kiến, đến năm 2020, nhà máy sẽ vận hành 100% công suất. Kể từ thời điểm nhà máy vận hành thương mại, PVN sẽ phải thực hiện cam kết bao tiêu sản phẩm của nhà máy này.
Theo tính toán của Tập đoàn Dầu khí VN, với phương án giá dầu 45 USD/thùng như hiện nay, tập đoàn này sẽ phải bù lỗ 1,54 tỉ USD/10 năm (tương đương khoảng 3.500 tỉ đồng/năm). Giá dầu càng tăng thì khoản bù lỗ của PVN càng lớn. Với giả định phương án giá dầu 50 USD/thùng, dự kiến PVN bù lỗ 1,8 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.000 tỉ đồng/năm); giá dầu 70 USD/thùng bù lỗ 2 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.500 tỉ đồng/năm). Chưa kể, tổng mức hỗ trợ từ PVN cho LHD Nghi Sơn (NSRP) để đầu tư các hạng mục công trình trong dự án hiện đã lên tới 3.833 tỉ đồng.
Tính tổng thể, khi NSRP đi vào hoạt động, PVN sẽ phải bù lỗ bình quân 80 - 110 triệu USD/năm, tương đương khoảng 1.800 - 2.500 tỉ đồng/năm, chưa tính đến khoản hỗ trợ trực tiếp 3.833 tỉ đồng cho NSRP để đầu tư các công trình bên trong nhà máy.
Mới đây để gánh lỗ PVN và thực hiện các cam kết với nhà đầu tư, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Liên bộ Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư tính toán để giảm thiểu các tác động đến khoản lỗ do phải bao tiêu sản phẩm của Nghi Sơn, có thể nghiên cứu mức thuế nhập khẩu phù hợp với lộ trình các cam kết quốc tế mà VN đã tham gia. Theo đó, từ ngày 1.9 tới, Bộ Tài chính đang lên Dự thảo Nghị định quy định Biểu thuế xuất - nhập khẩu ưu đãi lấy ý kiến các cơ quan lien quan. Trong đó, quy định, mức thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hoá dầu (benzen, xylen, p-xylen, polypropylen) có thể tăng từ 1% lên 3%, để đảm bảo phù hợp cam kết của Chính phủ với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn.
Cần cân nhắc
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc cam kết bao tiêu sản phẩm đối với Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn là lợi bất cập hại. Theo đó, để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn, các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ cam kết quá nhiều ưu đãi cho dự án này, trong khi không tính toán hết đến việc tới đây thị trường xăng dầu theo các cam kết hội nhập sẽ phải mở cửa. Theo đó, từ năm 2015, thuế NK một số mặt hàng dầu đã về 0% đối với nguồn được xác định nhập khẩu từ các nước ASEAN và Hàn QUốc, tới năm 2024, tất cả các sản phẩm xăng dầu sẽ về 0%.
Trong khi đó, tác động tới ngân sách Nhà nước khi NSRP đi vào hoạt động, tổng thu ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm do số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giảm. Cụ thể, năm 2017 tổng thu ngân sách Nhà nước dự kiến giảm 1.377 tỉ đồng, năm 2018 giảm 10.929 tỉ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỉ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỉ đồng.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối lớn cho biết, nếu là cơ chế thị trường thì không thể có chuyện nhà đầu tư ra yêu sách với Chính phủ đòi bao tiêu sản phẩm. Đây là do Chính phủ đã cam kết trước đó với nhà đầu tư giờ thì “há miệng mắc quai”. Điều này cho thấy, một quyết sách đầu tư phải xác định rõ, chúng ta được lợi gì, nhà đầu tư được lợi gì, nếu chỉ vì thu hút đầu tư mà cam kết bằng mọi giá thì gánh nặng nợ nần, ai sẽ trả, chắc chắn là người dân sẽ phải gánh.
Trao đổi với phóng viên Lao Động, Trưởng ban Chế biến thuộc Tập đoàn Dầu khí VN cho rằng, PVN sẽ khó có thể gánh khoản bao tiêu lên tới hang nghìn tỉ mỗi năm, mà đang xin Chính phủ cơ chế để bù lỗ. Chúng ta đã cam kết với nhà đầu tư không phải chuyện nói chơi, nhưng gỡ bằng cách nào thì phụ thuộc Chính phủ, chúng tôi chưa thể có câu trả lời được.
Chắc chắn đây sẽ là bài học không chỉ cho 1 dự án đầu tư.
Báo Lao Động
Relate Threads