oilgasvietnam
Moderator
Sau những thành công từ thị trường dầu khí trong nước, nhiều năm qua, Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES (POS) đã rất nỗ lực ma-két-tinh để đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường quốc tế, nhất là thị trường trong khu vực ASEAN. Với chiến lược đúng đắn, sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Tổng Công ty PTSC và sự quyết tâm cao của tất cả bộ phận trong POS, đầu năm 2013, POS đã gặt hái thành công đầu tiên từ thị trường Ô-xtrây-li-a. Sau khi vượt qua đấu thầu quốc tế với các nhà thầu Ma-lai-xi-a, Thái-lan, Xin-ga-po, Trung Quốc... POS đã được khách hàng Chervon/Subsea7 tin tưởng lựa chọn trao thầu và thực hiện thành công phần việc chế tạo các thiết bị ngầm dưới đáy biển cho siêu dự án Gorgon tại Ô-xtrây-li-a. Có thể nói, đây là dự án có quy mô rất lớn, yêu cầu kỹ thuật cao và được xếp vào một trong những dự án dầu khí lớn nhất trên thế giới.
Không hài lòng với kết quả đạt được, POS liên tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và trau dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh. Những năm tiếp theo, POS tiếp tục giành được những hợp đồng lớn hơn, như dự án Đấu nối và Chạy thử cho mỏ Zawtika 1A tại Mi-an-ma của khách hàng PTTEP International, dự án Maharaja Lela South (MLS) cho Công ty Dầu khí đa quốc gia Total tại Bru-nây. Luôn xác định những khó khăn gian khổ khi phải làm việc tại nơi đất khách quê người, cho nên tập thể cán bộ công nhân viên POS không chỉ đặt quyết tâm rất cao, mà còn linh hoạt, sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho các dự án nước ngoài, được khách hàng đánh giá cao.
Mặc dù trong bối cảnh giá dầu tiếp tục ở mức thấp, tình hình thị trường dịch vụ trên toàn thế giới tiếp tục ảm đạm trong năm 2016, song với uy tín và kinh nghiệm đã tích lũy được, POS lại tiếp tục trúng thầu và triển khai thành công hai dự án hoán cải, đấu nối và chạy thử giàn khai thác cho Công ty dầu khí đa quốc gia Total/HHI tại Mi-an-ma và cho Công ty Qatar Petroleum/Technip tại Ca-ta. Việc trúng thầu hai dự án nước ngoài này đã mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể giúp công ty xuất sắc hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, đồng thời mang lại nguồn công việc, thu nhập ổn định cho tập thể người lao động POS và nhiều công ty cung cấp nhân lực, trong đó có một số công ty là đơn vị thành viên thuộc PVN/PTSC. Có những thời điểm Công ty phải huy động hơn 500 nhân sự là cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động sang Mi-an-ma và Ca-ta để thực hiện hai dự án này.
Dự án hoán cải và đấu nối, chạy thử cho mỏ khí Yadana (Badamyar), lô M5/M6, cách bờ Mi-an-ma 80 km về phía tây nam. Đây là dự án do công ty Total E&P Myanmar làm chủ đầu tư và công ty Hyundai Heavy Industries Ltd (HHI) làm nhà thầu chính. Không những gặp nhiều phiền hà với các thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh của nước sở tại Mi-an-ma, POS còn phải chịu áp lực rất lớn về tiến độ, cũng như các yêu cầu hết sức khắt khe của Total, khi làm việc trên giàn đang khai thác. Trúng thầu dự án này đã tạo ra hơn 300 ngày thuê sà lan nhà ở PTSC OFFSOHORE 1(POS1) trong hai mùa biển động 2015 - 2016 và 2016 - 2017, thời điểm mà sà lan POS1 không thể làm việc tại biển Việt Nam.
Dự án đấu nối và chạy thử cho hệ thống giàn Forward Mounted Base (FMB) của khách hàng Qatar Petroleum tại vùng biển Ca-ta lại là một thử thách mới, khá khó khăn cho người lao động POS. Khởi đầu dự án với khí hậu rất nóng bức, nhiệt độ ngoài trời thường 45 đến 500C vào tháng 8-2016 và xuống dưới 100C vào ca đêm tháng 12-2016. Thêm nữa, Ca-ta nằm ở khu vực Trung Đông, cách khá xa Việt Nam, do vậy công tác hậu cần như xin thị thực nhập cảnh, giấy phép, đưa đón nhân sự, thiết bị, vật tư… từ Việt Nam sang Ca-ta là rất phức tạp, nếu điều phối không tốt sẽ ảnh hưởng tiến độ và chi phí của dự án. Càng khó khăn thử thách thì tính sáng tạo và sự quyết tâm của POS lại được nâng cao, và đội ngũ POS vẫn đang lao động hăng say ngày đêm để triển khai dự án theo đúng tiến độ mà khách hàng yêu cầu. Là nhà thầu dầu khí đầu tiên của Việt Nam triển khai dự án tại Trung Đông, hy vọng đây sẽ là tiền đề để POS có các cơ hội mới tại khu vực có thị trường dịch vụ dầu khí đầy tiềm năng này.
Giám đốc POS Dương Hùng Văn khẳng định: “Tự tin phát triển thị trường, đưa sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài, người lao động POS có thể tự hào về những thành quả ấn tượng đã đạt được. Và với năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng con thuyền POS sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức ở thị trường ngoài nước, tiếp tục khẳng định bản lĩnh của người thợ dầu khí Việt Nam”.
Không hài lòng với kết quả đạt được, POS liên tục phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và trau dồi kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh. Những năm tiếp theo, POS tiếp tục giành được những hợp đồng lớn hơn, như dự án Đấu nối và Chạy thử cho mỏ Zawtika 1A tại Mi-an-ma của khách hàng PTTEP International, dự án Maharaja Lela South (MLS) cho Công ty Dầu khí đa quốc gia Total tại Bru-nây. Luôn xác định những khó khăn gian khổ khi phải làm việc tại nơi đất khách quê người, cho nên tập thể cán bộ công nhân viên POS không chỉ đặt quyết tâm rất cao, mà còn linh hoạt, sáng tạo trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cho các dự án nước ngoài, được khách hàng đánh giá cao.
Dự án hoán cải và đấu nối, chạy thử cho mỏ khí Yadana (Badamyar), lô M5/M6, cách bờ Mi-an-ma 80 km về phía tây nam. Đây là dự án do công ty Total E&P Myanmar làm chủ đầu tư và công ty Hyundai Heavy Industries Ltd (HHI) làm nhà thầu chính. Không những gặp nhiều phiền hà với các thủ tục hải quan và xuất nhập cảnh của nước sở tại Mi-an-ma, POS còn phải chịu áp lực rất lớn về tiến độ, cũng như các yêu cầu hết sức khắt khe của Total, khi làm việc trên giàn đang khai thác. Trúng thầu dự án này đã tạo ra hơn 300 ngày thuê sà lan nhà ở PTSC OFFSOHORE 1(POS1) trong hai mùa biển động 2015 - 2016 và 2016 - 2017, thời điểm mà sà lan POS1 không thể làm việc tại biển Việt Nam.
Dự án đấu nối và chạy thử cho hệ thống giàn Forward Mounted Base (FMB) của khách hàng Qatar Petroleum tại vùng biển Ca-ta lại là một thử thách mới, khá khó khăn cho người lao động POS. Khởi đầu dự án với khí hậu rất nóng bức, nhiệt độ ngoài trời thường 45 đến 500C vào tháng 8-2016 và xuống dưới 100C vào ca đêm tháng 12-2016. Thêm nữa, Ca-ta nằm ở khu vực Trung Đông, cách khá xa Việt Nam, do vậy công tác hậu cần như xin thị thực nhập cảnh, giấy phép, đưa đón nhân sự, thiết bị, vật tư… từ Việt Nam sang Ca-ta là rất phức tạp, nếu điều phối không tốt sẽ ảnh hưởng tiến độ và chi phí của dự án. Càng khó khăn thử thách thì tính sáng tạo và sự quyết tâm của POS lại được nâng cao, và đội ngũ POS vẫn đang lao động hăng say ngày đêm để triển khai dự án theo đúng tiến độ mà khách hàng yêu cầu. Là nhà thầu dầu khí đầu tiên của Việt Nam triển khai dự án tại Trung Đông, hy vọng đây sẽ là tiền đề để POS có các cơ hội mới tại khu vực có thị trường dịch vụ dầu khí đầy tiềm năng này.
Giám đốc POS Dương Hùng Văn khẳng định: “Tự tin phát triển thị trường, đưa sản phẩm dịch vụ ra nước ngoài, người lao động POS có thể tự hào về những thành quả ấn tượng đã đạt được. Và với năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng con thuyền POS sẽ vượt qua mọi khó khăn thách thức ở thị trường ngoài nước, tiếp tục khẳng định bản lĩnh của người thợ dầu khí Việt Nam”.
TIẾN VƯƠNG - Báo Nhân Dân
Relate Threads