Trái ngược với tình cảnh cực kỳ khó khăn của hàng loạt tên tuổi lớn trong ngành khoan dầu khí, Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) vẫn đang tiếp tục duy trì vị thế và sự lạc quan.
Thị trường khoan thế giới lao đao
Thị trường khoan dầu khí thế giới trong vòng 3 năm trở lại đây đã trải qua hàng loạt biến động, nhiều thăng trầm. Nếu như năm 2014 được đánh giá là thời kỳ hoàng kim khi các nhà thầu đều tích cực mở rộng các chiến dịch khoan cùng với đơn giá cho thuê giàn luôn duy trì ở mức cao, thì sang năm 2015-2016, trước sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu, các nhà thầu phải dừng, giãn triển khai các chương trình khoan dẫn đến nhu cầu giàn khoan giảm mạnh.
Giàn khoan đất liền PV DRILLING 11
Trong năm 2016, hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á giảm xuống chỉ còn 49%, từ mức 74% trong năm 2015; số lượng giàn khoan hoạt động trung bình tại Việt Nam giảm từ 12 giàn xuống chỉ còn 7 giàn; giá cho thuê giàn khoan, khối lượng công việc, đơn giá các dịch vụ liên quan đến khoan giảm 50-70%. Thêm vào đó, thời điểm cuối năm 2016, khu vực Đông Nam Á dư thừa tới hơn 40 giàn khoan, khiến việc cạnh tranh tìm kiếm việc làm cho các giàn khoan trở nên gay gắt.
Trong bức tranh có nhiều gam màu tối của thị trường dịch vụ khoan dầu khí, hàng loạt công ty khoan lớn trên thế giới thua lỗ nghiêm trọng, phải quyết liệt thực thi hàng loạt các biện pháp tái cấu trúc, mua bán (M&A) hay thu hẹp hoạt động. Cụ thể, Atwood sáp nhập vào Ensco, Rowan đang đàm phán để thu mua Maersk; Seadrill phải bán 3 giàn khoan tự nâng cho Shelf Drilling để xử lý các khoản nợ khổng lồ; Transocean quyết định bán 15 giàn khoan tự nâng cho Borr Drilling... Gần đây nhất, Hercules và Paragon Offshore đã tuyên bố phá sản do không có khả năng chi trả các khoản nợ khổng lồ.
Những tín hiệu lạc quan
PV Drilling đã và đang phải đối mặt với vô vàn thách thức do khối lượng công việc cũng như đơn giá của dịch vụ khoan và các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến khoan sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung đó, điểm sáng của PV Drilling là vẫn tiếp tục duy trì hiệu suất sử dụng đầy ấn tượng cho các giàn khoan khi hiện nay 5/6 giàn sở hữu của PV Drilling đều đang có việc làm. Đặc biệt, trong tháng 8-2017, PV Drilling đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng PV DRILLING I cho chiến dịch khoan của Kris Energy tại Thái Lan và giàn khoan PV DRILLING III dự kiến cung cấp dài hạn cho 1-2 chương trình khoan tại Malaysia, kế hoạch khoan sẽ bắt đầu triển khai từ giữa tháng 10-2017 và có thể kéo dài sang năm 2020. Trước đó, vào tháng 6-2017, PV Drilling đã ký kết hợp đồng cung cấp giàn PV DRILLING VI cho TNK Vietnam B.V. (Rosneft).
Có thể nói, sau thành công của giàn PV DRILLING I hoạt động tại Total Myanmar, việc PV Drilling tiếp tục trúng thầu cung cấp giàn khoan tại nước ngoài một lần nữa thể hiện chiến lược đúng đắn giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường trong nước vốn còn nhiều khó khăn, nỗ lực tham gia đấu thầu cung cấp giàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan tại thị trường khu vực Đông Nam Á.
Một điểm sáng nữa của PV Drilling là vẫn tiếp tục duy trì tốt chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thông qua công tác vận hành giàn khoan và cung cấp các dịch vụ an toàn, không để xảy ra sự cố đối với những hợp đồng còn đang thực hiện, đồng thời hiệu suất hoạt động của các giàn luôn được bảo đảm ở mức cao.
Một ưu tiên khác của PV Drilling trong giai đoạn thử thách hiện nay là chú trọng đẩy mạnh công tác tái cấu trúc, tiếp tục tăng cường công tác quản trị tài chính, triệt để tuân thủ các giải pháp về tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú trọng cắt giảm chi phí vận hành các giàn khoan, điều phối hợp lý nguồn nhân lực, hoàn thiện dự án quản trị rủi ro, đưa vào ứng dụng hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Drilling. Thêm nữa, PV Drilling liên tục theo dõi, cập nhật tình hình thị trường để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư chiến lược, hướng tới phát triển lâu dài trong tương lai.
Bước qua gần 3/4 chặng đường của năm 2017, thị trường dịch vụ khoan đang dần dần có những tín hiệu lạc quan. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức ODS Petrodata, lượng cung giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2017 được dự báo vào khoảng 65 giàn, trong khi nhu cầu giàn tự nâng khoảng 35 giàn, góp phần xoa dịu tình trạng dư thừa nguồn cung giàn tự nâng. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong 9 tháng năm 2017 đã đạt mức 61,7%, tăng 12,7% so với năm 2016 (49%). Một số quốc gia trong khu vực trước đây có số lượng lớn giàn khoan tự nâng nằm chờ việc thì nay đang dần dần cải thiện tình trạng hoạt động cho các giàn như Malaysia hiện có 11 giàn, Indonesia có 5 giàn hoạt động. Trong khi đó, số lượng giàn đóng mới tại Singapore cũng giảm từ 17 giàn vào cuối năm 2016 xuống còn 15 giàn vào cuối tháng 9-2017.
Tại thị trường Việt Nam, số lượng giàn khoan hoạt động trung bình trong 9 tháng năm 2017 đạt 9,6 giàn so với mức trung bình 7 giàn của năm 2016. Giá cho thuê giàn khoan, khối lượng công việc và đơn giá của các dịch vụ cũng đang từng bước hồi phục. Đây chính là những tín hiệu tích cực, là cơ sở vững chắc để PV Drilling tin tưởng vào một cuộc phục hồi mạnh mẽ của ngành dầu khí nói chung và PV Drilling nói riêng trong tương lai gần.
Thị trường khoan thế giới lao đao
Thị trường khoan dầu khí thế giới trong vòng 3 năm trở lại đây đã trải qua hàng loạt biến động, nhiều thăng trầm. Nếu như năm 2014 được đánh giá là thời kỳ hoàng kim khi các nhà thầu đều tích cực mở rộng các chiến dịch khoan cùng với đơn giá cho thuê giàn luôn duy trì ở mức cao, thì sang năm 2015-2016, trước sự sụt giảm nghiêm trọng của giá dầu, các nhà thầu phải dừng, giãn triển khai các chương trình khoan dẫn đến nhu cầu giàn khoan giảm mạnh.
Giàn khoan đất liền PV DRILLING 11
Trong bức tranh có nhiều gam màu tối của thị trường dịch vụ khoan dầu khí, hàng loạt công ty khoan lớn trên thế giới thua lỗ nghiêm trọng, phải quyết liệt thực thi hàng loạt các biện pháp tái cấu trúc, mua bán (M&A) hay thu hẹp hoạt động. Cụ thể, Atwood sáp nhập vào Ensco, Rowan đang đàm phán để thu mua Maersk; Seadrill phải bán 3 giàn khoan tự nâng cho Shelf Drilling để xử lý các khoản nợ khổng lồ; Transocean quyết định bán 15 giàn khoan tự nâng cho Borr Drilling... Gần đây nhất, Hercules và Paragon Offshore đã tuyên bố phá sản do không có khả năng chi trả các khoản nợ khổng lồ.
Những tín hiệu lạc quan
PV Drilling đã và đang phải đối mặt với vô vàn thách thức do khối lượng công việc cũng như đơn giá của dịch vụ khoan và các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến khoan sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung đó, điểm sáng của PV Drilling là vẫn tiếp tục duy trì hiệu suất sử dụng đầy ấn tượng cho các giàn khoan khi hiện nay 5/6 giàn sở hữu của PV Drilling đều đang có việc làm. Đặc biệt, trong tháng 8-2017, PV Drilling đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng PV DRILLING I cho chiến dịch khoan của Kris Energy tại Thái Lan và giàn khoan PV DRILLING III dự kiến cung cấp dài hạn cho 1-2 chương trình khoan tại Malaysia, kế hoạch khoan sẽ bắt đầu triển khai từ giữa tháng 10-2017 và có thể kéo dài sang năm 2020. Trước đó, vào tháng 6-2017, PV Drilling đã ký kết hợp đồng cung cấp giàn PV DRILLING VI cho TNK Vietnam B.V. (Rosneft).
Có thể nói, sau thành công của giàn PV DRILLING I hoạt động tại Total Myanmar, việc PV Drilling tiếp tục trúng thầu cung cấp giàn khoan tại nước ngoài một lần nữa thể hiện chiến lược đúng đắn giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường trong nước vốn còn nhiều khó khăn, nỗ lực tham gia đấu thầu cung cấp giàn khoan và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan tại thị trường khu vực Đông Nam Á.
Một điểm sáng nữa của PV Drilling là vẫn tiếp tục duy trì tốt chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng thông qua công tác vận hành giàn khoan và cung cấp các dịch vụ an toàn, không để xảy ra sự cố đối với những hợp đồng còn đang thực hiện, đồng thời hiệu suất hoạt động của các giàn luôn được bảo đảm ở mức cao.
Một ưu tiên khác của PV Drilling trong giai đoạn thử thách hiện nay là chú trọng đẩy mạnh công tác tái cấu trúc, tiếp tục tăng cường công tác quản trị tài chính, triệt để tuân thủ các giải pháp về tiết giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt chú trọng cắt giảm chi phí vận hành các giàn khoan, điều phối hợp lý nguồn nhân lực, hoàn thiện dự án quản trị rủi ro, đưa vào ứng dụng hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Drilling. Thêm nữa, PV Drilling liên tục theo dõi, cập nhật tình hình thị trường để kịp thời đưa ra những quyết định đầu tư chiến lược, hướng tới phát triển lâu dài trong tương lai.
Bước qua gần 3/4 chặng đường của năm 2017, thị trường dịch vụ khoan đang dần dần có những tín hiệu lạc quan. Theo báo cáo mới nhất của tổ chức ODS Petrodata, lượng cung giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong năm 2017 được dự báo vào khoảng 65 giàn, trong khi nhu cầu giàn tự nâng khoảng 35 giàn, góp phần xoa dịu tình trạng dư thừa nguồn cung giàn tự nâng. Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng giàn khoan tự nâng trong 9 tháng năm 2017 đã đạt mức 61,7%, tăng 12,7% so với năm 2016 (49%). Một số quốc gia trong khu vực trước đây có số lượng lớn giàn khoan tự nâng nằm chờ việc thì nay đang dần dần cải thiện tình trạng hoạt động cho các giàn như Malaysia hiện có 11 giàn, Indonesia có 5 giàn hoạt động. Trong khi đó, số lượng giàn đóng mới tại Singapore cũng giảm từ 17 giàn vào cuối năm 2016 xuống còn 15 giàn vào cuối tháng 9-2017.
Tại thị trường Việt Nam, số lượng giàn khoan hoạt động trung bình trong 9 tháng năm 2017 đạt 9,6 giàn so với mức trung bình 7 giàn của năm 2016. Giá cho thuê giàn khoan, khối lượng công việc và đơn giá của các dịch vụ cũng đang từng bước hồi phục. Đây chính là những tín hiệu tích cực, là cơ sở vững chắc để PV Drilling tin tưởng vào một cuộc phục hồi mạnh mẽ của ngành dầu khí nói chung và PV Drilling nói riêng trong tương lai gần.
Tính đến tháng 8-2017, các giàn khoan sở hữu của PV Drilling đạt hiệu suất hoạt động trung bình lên đến trên 98% và tất cả các giàn đều đạt zero LTI (không để xảy ra tai nạn gây mất thời gian lao động).
pvdrilling.com.vn
Relate Threads