Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) vừa có báo cáo về hoạt động kinh doanh năm 2016. Theo đó, trong quý 3, công ty ghi nhận doanh thu 2.310 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 116,5 tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng năm 2016, PVC đạt doanh thu 7.199 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế PVC lên tới 265 tỷ đồng, tăng tới 13,8 lần. Hiện PVC vẫn còn lỗ lũy kế 2.781 tỷ đồng.
So với kế hoạch lãi 75 tỷ đồng trong 2016 thì kết quả 9 tháng của PVC đã gấp 3,5 lần chỉ tiêu. Doanh nghiệp này cho biết, dự kiến doanh thu năm 2016 đạt 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 302 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 618 tỷ đồng.
Theo giải trình của PVC gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lợi nhuận nhuận tăng vọt do PVC quyết liệt thu hồi công nợ và tái cơ cấu để tăng nguồn vốn cho kinh doanh, theo đó đã hoàn nhập được một số khoản trích lập dự phòng. Nguồn thu lớn nhất của PVC đến từ việc thi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện Sông Hậu 2…
Tại thời điểm 30/9, tổng tài sản PVC đạt 13.456 tỷ đồng, nợ phải trả khoảng 10.344 tỷ, trong đó chủ yếu là tiền vay nợ tài chính và các khoản phải thu.
Ngoài ra, PVC vừa phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD). Theo phương án này, PVC quyết định chuyển nhượng toàn bộ 3 triệu cổ phần, tương ứng 26,99% vốn điều lệ của PVSD với giá không thấp hơn 10.000 đồng.
Số tiền thu về từ đợt thoái vốn này sẽ ưu tiên bù nguồn thiếu hụt của dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; bù đắp nguồn chi thường xuyên của Tổng công ty, trả nợ các khoản vay, đảm bảo vốn lưu động cho chi nhánh phía Bắc.
Tuy nhiên, giá bán của PVC dự tính bằng mệnh giá cổ phiếu, trong khi cổ phiếu SDP của PVSD được giao dịch ở mức 5.100 đồng/cổ phiếu (thị giá ngày 1/12).
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào đầu tháng 7 vừa qua, trong giai đoạn 2011-2013, PVC đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng. Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc và Chủ tịch PVC, người hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị truy nã, được xác định phải chịu trách nhiệm chính.
Lũy kế 9 tháng năm 2016, PVC đạt doanh thu 7.199 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế PVC lên tới 265 tỷ đồng, tăng tới 13,8 lần. Hiện PVC vẫn còn lỗ lũy kế 2.781 tỷ đồng.
So với kế hoạch lãi 75 tỷ đồng trong 2016 thì kết quả 9 tháng của PVC đã gấp 3,5 lần chỉ tiêu. Doanh nghiệp này cho biết, dự kiến doanh thu năm 2016 đạt 11.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 302 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 618 tỷ đồng.
Theo giải trình của PVC gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, lợi nhuận nhuận tăng vọt do PVC quyết liệt thu hồi công nợ và tái cơ cấu để tăng nguồn vốn cho kinh doanh, theo đó đã hoàn nhập được một số khoản trích lập dự phòng. Nguồn thu lớn nhất của PVC đến từ việc thi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện Sông Hậu 2…
Ngoài ra, PVC vừa phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (PVSD). Theo phương án này, PVC quyết định chuyển nhượng toàn bộ 3 triệu cổ phần, tương ứng 26,99% vốn điều lệ của PVSD với giá không thấp hơn 10.000 đồng.
Số tiền thu về từ đợt thoái vốn này sẽ ưu tiên bù nguồn thiếu hụt của dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; bù đắp nguồn chi thường xuyên của Tổng công ty, trả nợ các khoản vay, đảm bảo vốn lưu động cho chi nhánh phía Bắc.
Tuy nhiên, giá bán của PVC dự tính bằng mệnh giá cổ phiếu, trong khi cổ phiếu SDP của PVSD được giao dịch ở mức 5.100 đồng/cổ phiếu (thị giá ngày 1/12).
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào đầu tháng 7 vừa qua, trong giai đoạn 2011-2013, PVC đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng. Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Tổng giám đốc và Chủ tịch PVC, người hiện đã bỏ trốn ra nước ngoài và đang bị truy nã, được xác định phải chịu trách nhiệm chính.
vneconomy.vn
Relate Threads