PVcomBank có thể lỗ hơn 500 tỷ nếu trích lập dự phòng đầy đủ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
PvcomBank có thể bị âm lợi nhuận lên tới 526,4 tỷ đồng thay vì lãi 50 tỷ đồng trước thuế trong năm 2015 nếu trích lập dự phòng đầy đủ, hay những khoản nợ quá hạn được chuyển đúng nhóm nợ.

Báo cáo tài chính năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho thấy có các khoản phải thu về cho vay khác chủ yếu phản ánh các khoản Ngân hàng TMCP Đại chúng (PvcomBank) cho các tổ chức, cá nhân trong nước vay.

Hơn 7.000 tỷ đồng chưa được chuyển sang nợ xấu


Cụ thể, một số khoản cho vay đối với nhóm khách hàng Tổng công ty Công nghiệp Tàu thuỷ (SBIC), Vinalines, nhóm khách hàng liên quan đến cổ đông cũ của Ngân hàng TMCP Phương Tây (WTB) và nhóm khách hàng khác trước đây chưa được xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý như tại thời điểm 30.9.2015 với dư nợ lần lượt là 2.857 tỷ đồng và 4.323 tỷ đồng đang được phân loại theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm ngày 31.12.2013 theo Đề án hợp nhất đã được NHNN phê duyệt.

“Mặc dù một số khoản nợ của các khách hàng nêu trên cần được chuyển sàn nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo các quy định hiện tại về phân loại nợ, PVcomBank không thực hiện phân loại lại nhóm nợ, không trích lập dự phòng bổ sung và không thoái thu số lãi dự thu tương ứng tại ngày 31.12.2015”, kiểm toán viên của Công ty Kiểm toán Deloitte nên ý kiến.

Theo đó, tính đến ngày 31.12.2015, tổng dư nợ tín dụng PVcomBank đã cấp cho một số công ty thuộc SBIC là 807 tỷ đồng với số lãi dự thu tương ứng là 92,2 tỷ đồng. Khoản vay này được giải ngân từ năm 2009.

Tổng dư nợ PvcomBank cấp cho một số công ty thuộc Vinalines là 491 tỷ đồng (không bao gồm dư nợ Vinalines) với số lãi dự thu tương ứng là 22,4 tỷ đồng. Khoản vay nay được giải ngân từ năm 2011.

PVcomBank đã trích lập 46,5 tỷ đồng dự phòng đối với các khoản nợ này dựa vào khả năng tài chính của đơn vị theo các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý Nhà nước. Đồng thời, PvcomBank đang tiếp tục làm việc với SBIC, Vinalines và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản cho vay này.

Khoản cho vay đối với Công ty CP Hàng hải Đông Đô có tài sản đảm bảo là tàu Đông Mai và SBIC để tại trợ cho dự án kho nổi FSO-5 với số dư tại ngày 31.12.2015 lần lượt là 166 tỷ đồng và 26,5 tỷ đồng (chưa kể số dư ngoại bảng là 164,3 tỷ đồng).

“Theo phản hồi thư xác nhận cho các khoản vay này, các số dư nói trên là không chính xác. PVcomBank và các đơn vị nói trên đang tiếp tục trao đổi để xác định và thống nhất số dự nợ gốc và lãi phải trả hoặc được cấn trừ bằng tài sản siết nợ”, kiểm toán viên công ty kiểm toán Deloitte cho biết.

Ngoài ra, số dư cho vay một TCTD là 764,9 tỷ đồng đã đến hạn thanh toán vào ngày 8.8.2012 và đã được gia hạn theo khoản 3a, Thông tư 09 đến ngày 30.5.2015.

“Đến ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất này, PVcomBank vẫn chưa thu được gốc và lãi của các khoản cho vay này. PVcomBank đã thực hiện phong toả 150 tỷ đồng của khách để đảm bảo thanh toán lãi và chưa thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đối với các khoản cho vay này với giá trị 31,7 tỷ đồng”, Deloitte nêu ý kiến.

Nếu trích lập đủ, PVN có thể giảm hơn 500 tỷ đồng lợi nhuận

Deloitte cho biết, tại ngày 31.12.2015, PVcomBank có khoản lãi phải thu quá hạn là 301,6 tỷ đồng liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của một nhóm khách hàng.

“Nếu khoản lãi phải thu này được hạch toán theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN cho năm tài chính 2015 sẽ bị giảm với số tiền là 301,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số khoản cho vay chưa được PvcomBank thực hiện chuyển sang nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo kết quả phần loại nợ từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC) và do đó chưa trích lập bổ sung dự phòng tương ứng là 10 tỷ đồng.

Trong năm 2015 PVcomBank đã ghi nhận một khoản thu nhập từ thanh lý góp vốn đầu tư dài hạn là 129,8 tỷ đồng khi thực hiện uỷ thác một số chứng khoán niêm yết trong khoản mục đầu tư dài hạn cho một công ty khác và đánh giá lại giá trị của các chứng khoán này theo giá trị thị trường tại ngày uỷ thác.

147446536848190-screen-shot-2016-09-21-at-8.jpg

Ý kiến của Công ty kiểm toán Deloitte về việc những vấn đề liên quan đến chuyển nhóm nợ và hạch toán chưa đúng của PVcombank trong báo cáo tài chính năm 2015 của PVN
Tuy nhiên, việc hạch toán thu nhập như trên là chưa thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và thu nhập khác do PVcomBank chưa hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu đối với các chứng khoán này sang cho đối tác.

“Nếu PVcomBank hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN cho năm 2015 sẽ bị giảm với số tiền là 129,8 tỷ đồng”, Deloitte nêu ý kiến.

Năm 2015, PVcomBank có khoản đầu tư vào các trái phiếu do các tổ chức kinh tế chưa niêm yết phát hành. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư này là chưa đầy đủ theo Thông tư 02 của NHNN.

“Nếu PVcomBank trích lập đầy đủ dự phòng cho các khoản đầu tư này theo quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN sẽ bị giảm với số tiền là 64,2 tỷ đồng”, Deloitte nêu ý kiến.

Theo kết quả rà soát nhóm nợ các khoản cho vay cho mẫu, tại ngày 31.12.2015, PVcomBank cần phải trích lập bổ sung một khoản dụ phòng rủi ro là 41,8 tỷ đồng.

“Nếu PVcomBank thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế của PVN sẽ giảm với số tiền là 41,8 tỷ đồng”, Deloitte nêu ý kiến.

Trong năm 2015, PVcomBank đã ghi nhận một khoản thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro là 29,7 tỷ đồng liên quan đến việc xử lý tài sản xiết nợ của khách hàng có khoản nợ đã được bán cho VAMC. Theo quy định, PVcomBank phải ghi nhận số tiền thu hồi này là một khoản phải trả VAMC và sẽ quyết toán khi trái phiếu VAMC đến hạn thay vì ghi vào thu nhập trong năm. Nếu PVcomBank hạch toán giao dịch này theo đúng quy định thì lợi nhuận trước thuế hợp nhất của PVN sẽ bị giảm đi số tiền là 29,7 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính năm 2015 của PVN cho biết trong năm 2015, PVcomBank đã lập và đệ trình Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016 – 2020 lên NHNN. Trong đó, PvcomBank đã trình bày thực trạng tình hình tài chính sau 2 năm sáp nhập và nêu một số kiến nghị xử lý tài chính hỗ trợ quá trình tái cơ cấu sau khi sáp nhập.

NHNN đã xem xét, lấy ý kiến các cơ quan Nhà nước khác có liên quan và đệ trình lên Thủ tướng phê duyệt các kiến nghị của PvcomBank.

Ngày 10.3.2016, Thủ tướng đã phê duyệt tờ trình của NHNN. Theo đó, trong năm 2015, PVcomBank đã thực hiện các biện pháp xử lý nợ và giữ nguyên nhóm nợ như đã phân loại tại ngày 30.9.2015 đối với nhóm khách hàng SBIC, Vinalines, nhóm khách hàng liên quan đến cổ đông cũ của WTB và nhóm khách hàng khác trước đây chưa được xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý.

danviet.vn/​
 

Việc làm nổi bật

Top