Trong chiến lược phát triển từ nay đến 2020, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đang tập trung đầu tư cho mục tiêu đạt 50% doanh thu là từ sản xuất, kinh doanh hoá chất.
PVFCCo cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngày 8/4/2014, Hội đồng quản trị PVFCCo đã phê duyêt Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng công suất phân xưởng NH3 của nhà máy Đạm Phú Mỹ lên thêm 20% công suất thiết kế, tương đương tăng thêm 90.000 tấn/năm (từ 450.000 tấn lên 540.000 tấn/năm), sử dụng cùng công nghệ của hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch).
Toàn cảnh nhà máy đạm Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 18/9/2015, đến tháng 11/2017, Chủ đầu tư PVFCCo, Liên danh nhà thầu Technip-PTSC đã thực hiện đấu nối và chạy thử thành công dự án nâng công suất NH3.
Trong Quý I/2018 vừa qua, xưởng NH3 nâng cấp đã được vận hành thương mại đúng tiến độ và cùng lúc giá NH3 trên thị trường tăng cao, đạt trên 320 USD/ tấn, tức tăng trên 30% so với thời điểm Quý III/2017. Nếu mức giá này tiếp tục được duy trì thì các chỉ số tài chính của dự án là rất tích cực.
Sản phẩm NH3 tăng thêm được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất NPK Phú Mỹ và đáp ứng một phần nhu cầu NH3 trong nước ngày càng tăng để sản xuất các sản phẩm phân bón, cao su, luyện kim và xử lý môi trường.
Cùng với việc đầu tư cho sản xuất và kinh doanh hoá chất, PVFCCo cũng tiếp tục chú trọng vào sản xuất và kinh doanh phân bón. Từ năm 2015, PVFCCo đã xây dựng Nhà máy NPK Phú Mỹ sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha) với công suất 250.000 tấn/năm.
Nhà máy NPK Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
Trong Quý I vừa qua, Nhà máy NPK Phú Mỹ đã cho ra đời các sản phẩm chất lượng cao với nhiều công thức đa dạng. Cùng với các sản phẩm đạm, kali, DAP, SA mang thương hiệu Phú Mỹ, PVFCCo tiếp tục mục tiêu hướng tới nền nông nghiệp an toàn, công nghệ cao, hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy lùi nạn phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường và bảo vệ môi trường.
Kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đầu tiên vào năm 2004, cho đến nay PVFCCo đã cung cấp hơn 10 triệu tấn đạm Phú Mỹ và hàng triệu tấn phân bón Phú Mỹ, góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước và tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu phân bón mỗi năm so với trước đây.
Hiện thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 15 năm liên tục, từ 2004 đến 2018; danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” 4 năm liên tiếp, từ 2013-2016; Thương hiệu Quốc gia 2014-2016; và Top 10 Thương hiệu Việt Nam xuất sắc 2018./.
PVFCCo cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngày 8/4/2014, Hội đồng quản trị PVFCCo đã phê duyêt Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng công suất phân xưởng NH3 của nhà máy Đạm Phú Mỹ lên thêm 20% công suất thiết kế, tương đương tăng thêm 90.000 tấn/năm (từ 450.000 tấn lên 540.000 tấn/năm), sử dụng cùng công nghệ của hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch).
Toàn cảnh nhà máy đạm Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
Trong Quý I/2018 vừa qua, xưởng NH3 nâng cấp đã được vận hành thương mại đúng tiến độ và cùng lúc giá NH3 trên thị trường tăng cao, đạt trên 320 USD/ tấn, tức tăng trên 30% so với thời điểm Quý III/2017. Nếu mức giá này tiếp tục được duy trì thì các chỉ số tài chính của dự án là rất tích cực.
Sản phẩm NH3 tăng thêm được sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy sản xuất NPK Phú Mỹ và đáp ứng một phần nhu cầu NH3 trong nước ngày càng tăng để sản xuất các sản phẩm phân bón, cao su, luyện kim và xử lý môi trường.
Cùng với việc đầu tư cho sản xuất và kinh doanh hoá chất, PVFCCo cũng tiếp tục chú trọng vào sản xuất và kinh doanh phân bón. Từ năm 2015, PVFCCo đã xây dựng Nhà máy NPK Phú Mỹ sử dụng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha) với công suất 250.000 tấn/năm.
Nhà máy NPK Phú Mỹ. Ảnh: PVFCCo
Kể từ ngày sản xuất lô sản phẩm đầu tiên vào năm 2004, cho đến nay PVFCCo đã cung cấp hơn 10 triệu tấn đạm Phú Mỹ và hàng triệu tấn phân bón Phú Mỹ, góp phần bình ổn thị trường phân bón trong nước và tiết kiệm hàng trăm triệu USD nhập khẩu phân bón mỗi năm so với trước đây.
Hiện thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” được bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” 15 năm liên tục, từ 2004 đến 2018; danh hiệu “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu” 4 năm liên tiếp, từ 2013-2016; Thương hiệu Quốc gia 2014-2016; và Top 10 Thương hiệu Việt Nam xuất sắc 2018./.
Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Relate Threads