PVN kiến nghị “mở rộng cửa” cho hàng Việt

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tỷ lệ hàng hóa trong nước sản xuất được sử dụng trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước thời gian qua đã ghi nhận những chuyển biến tích cực.

Kết quả này sẽ càng rõ nét hơn khi chúng ta có thêm giải pháp như: ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể đối với việc sử dụng máy móc, thiết bị vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được hay ban hành bảng giá của hàng hóa… để các chủ đầu tư sử dụng khi lập dự toán mua sắm.

Tỷ lệ nội địa hóa trong các dự án tăng lên

Báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2017 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vừa gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, năm qua, công tác sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất được tại các dự án/gói thầu của Tập đoàn có nhiều điểm sáng.

11_BDVW.jpg

PVN đề nghị sớm có hướng dẫn về trường hợp sản phẩm là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong tập đoàn. Ảnh: Nhã Chi
Trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư, PVN và các đơn vị thành viên luôn quán triệt đẩy mạnh triển khai các chính sách liên quan. Đặc biệt là việc tăng cường thực hiện Chỉ thị 494/CT-TTg về việc sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước trong công tác đấu thầu các dự án sử dụng vốn nhà nước (nay là Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 4/4/2017).

Về công tác sử dụng hàng Việt tại các dự án của Tập đoàn, trong một báo cáo riêng về hoạt động này, PVN cho hay, kết thúc năm 2017, rất nhiều gói thầu lớn của ngành dầu khí đã được các nhà thầu trong nước tham gia đảm nhận và thực hiện tốt. Tỷ lệ nội địa hóa trong các dự án ngành dầu khí ngày càng được nâng cao.

PVN đã thành lập một số doanh nghiệp cơ khí như: Công ty CP sản xuất Ống thép dầu khí Việt Nam, Công ty CP Bọc ống Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất… trực tiếp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách hàng trong và ngoài ngành dầu khí. Từ chỗ các vật tư, thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, tàng trữ và chế biến trong ngành dầu khí chủ yếu phải mua từ nước ngoài, đến nay một số đơn vị của Tập đoàn có thể cung cấp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

Đến nay, Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có tỷ lệ nội địa hóa với tổng giá trị 3.174 tỷ đồng, tương đương 18,2% tổng giá trị vật tư, máy móc, thiết bị.

Bên cạnh chú trọng nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, PVN không tổ chức đấu thầu quốc tế gói thầu EPC đối với các dự án, gói thầu có nhiều phần công việc mà các nhà thầu trong nước có thể tham gia cũng như cung cấp hàng hóa, xây lắp. 16/16 gói thầu của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 đều do các nhà thầu trong nước thực hiện và cung cấp… Đặc biệt, về việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước tại một số đơn vị của PVN phục vụ cho các dự án đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên có kết quả rất cao. Trong đó tỷ lệ đạt được tại Tổng công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm dầu khí là 100%.

Chú trọng giải pháp tăng cường dùng hàng Việt

Theo PVN, việc sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước sản xất được là góp phần giảm nhập siêu, mặt khác tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Vì vậy, các hoạt động đẩy mạnh sử dụng hàng Việt tại các gói thầu/dự án cần được chú trọng hơn nữa thông qua các giải pháp cụ thể.

Đầu tiên là, PVN đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm có hướng dẫn đối với nội dung tại Khoản 5, Điều 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về trường hợp sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu là đầu ra của công ty này, đồng thời là đầu vào của công ty kia trong Tập đoàn và là duy nhất trên thị trường thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để các doanh nghiệp có cơ sở triển khai thực hiện.

Thứ hai là, Khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 30/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định bên nhận thầu EPC không được giao thầu phụ quá 60% khối lượng công việc thuộc phạm vi hợp đồng EPC. PVN cho rằng, quy định này phần nào sẽ hạn chế sự tham gia của nhà thầu trong nước đối với gói thầu EPC. Vì vậy, PVN đề nghị các đơn vị liên quan xem xét, hướng dẫn để các chủ đầu tư có thể thực hiện phù hợp với Chỉ thị số 13/CT-TTg.

Tiếp đó là ban hành các nghị định, thông tư, hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư trong nước sản xuất được để áp dụng thực hiện vào từng công trình, dự án; có cơ chế hỗ trợ cụ thể cho từng loại hình công trình/dự án khi triển khai thực hiện trong việc sử dụng hàng hóa trong nước sản xuất được…

Việt Anh
Báo Đấu thầu
 

Việc làm nổi bật

Top