oilgasvietnam
Moderator
Nếu đề xuất hạ thuế nhập khẩu cho các sản phẩm lọc hoá dầu như polypropylen, benzen, xylen và p-xylen được chấp nhận, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ phải “rút ruột” bù cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Ngành nhựa gánh thêm 1.800 tỷ đồng
Tiêu thụ sản phẩm polypropylen (PP) của Công ty TMHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đang lâm vào cảnh khó khăn vì phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập có ưu đãi thuế, sau khi Thông tư 107/2013/TT-BTC quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với một số mặt hàng hạt nhựa PP, benzen, P-Xylen ban hành.
Hiện BSR đang được hưởng cơ chế phụ thu thuế nhập khẩu 3% cho sản phẩm hoá dầu, nghĩa là, giá bán được tính theo giá nhập khẩu cộng 3%. Trường hợp thuế nhập khẩu MFN thấp hơn mức 3%, Nhà nước sẽ bù phần chênh lệch thuế này cho BSR.
Năm 2015, thuế suất MFN của mặt hàng PP là 2%, trong khi PP nhập khẩu từ ASEAN và Trung Quốc với chứng nhận xuất xứ form D/E lại được hưởng thuế 0%, cộng thêm thời gian thanh toán dài, đã tạo sức ép lớn tới thị trường nội địa.
Điều này đã khiến sản phẩm PP của BSR cao hơn 21 USD/tấn so với hàng ngoại nhập từ các thị trường có thuế nhập khẩu 0%. Sang năm 2016, theo lộ trình thuế MFN với hạt PP tăng lên 3%, hàng nhập khẩu tiếp tục lợi thế hơn hàng của BSR là 3%, tương đương 31 USD/tấn.
Bởi vậy, PVN và BSR đã đề nghị giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu, hoá dầu về 0%, bằng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN để đủ sức cạnh tranh.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho hay, do biết thông tin Việt Nam tăng thuế MFN với hạt nhựa PP từ năm 2014, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng giá bán nguyên liệu hạt nhựa PP lên tương ứng các mức tăng thuế là 1%, 2% cho các năm 2014, 2015. Nghĩa là, Thông tư 107/2013/TT-BTC đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hạt nhựa tại ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hạt nhựa lại bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào bỗng dưng bị đội lên.
Tính toán của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho hay, với giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3%, chi phí phát sinh do tăng giá nhập khẩu mà doanh nghiệp trong nước phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài tại các nước Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại song phương sẽ là 1.870 tỷ đồng trong 3 năm, từ 2015 - 2017.
Hiện ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu nhựa các loại. Trong đó, hạt nhựa PP nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN có thuế 0% theo các hiệp định thương mại đã ký. Còn nhập khẩu từ Đài Loan, Ấn Độ và khu vực Trung Đông chịu thuế 2%. Như vậy, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3% cũng chỉ thu thêm được thuế với hàng nhập khẩu từ Đài Loan, Ấn Độ và Trung Đông, nhưng nguy cơ các doanh nghiệp sẽ chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường có thuế suất 0% là chắc chắn. Như vậy, ngân sách cũng không thu thêm được là bao. Năm 2014, thu thuế nhập khẩu hạt nhựa PP là 194 tỷ đồng (mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%), 6 tháng của năm 2015, mức thuế thu được đạt 124 tỷ đồng (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%).
PVN lại bù lỗ
BSR hiện sản xuất được 150.000 tấn hạt nhựa PP/năm, với hai chủng loại là dạng sợi yarn và dạng thổi, với mã T3034 và I3110. Với chủng loại hạt nhựa PP để sản xuất màng BOPP tuy có thể sản xuất được, nhưng do nhu cầu không lớn, hiệu quả không cao nên BSR chưa sản xuất.
Năm 2014, với mức thuế MFN là 2%, BSR được PVN cấp bù 86,8 tỷ đồng, tương đương với 2% chêch lệch thuế so với mức cam kết của Chính phủ là 3%. Sang năm 2015, mức cấp bù này còn 40,9 tỷ đồng do thuế suất MFN là 2%.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, BSR sẽ khó mà bán được hạt nhựa PP theo giá bán của hàng hoá nhập khẩu, cộng thêm 3% thuế nhập khẩu (bằng mức thuế MFN do là mức cam kết bao tiêu của Chính phủ), nghĩa là sẽ phải tính toán giảm giá 3% (tương đương 100 tỷ đồng, theo mức 1.000 USD/tấn hạt PP) để cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước có thuế nhập khẩu 0%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng hạt nhựa có thể không được hưởng lợi gì từ việc mua hạt nhựa PP từ các nước có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%, bởi các nhà nhập khẩu sẽ tính toán cộng thêm 3% thuế nhập khẩu vào giá bán hàng, bởi biết rằng sản xuất PP trong nước được hỗ trợ 3% thuế nhập khẩu. Cuối cùng, các doanh nghiệp nhựa sẽ bị đội chi phí thêm 621 tỷ đồng do doanh nghiệp nước ngoài tăng giá.
Bởi vậy, Bộ Tài chính dự kiến sẽ đưa thuế nhập khẩu MFN với các sản phẩm hoá dầu benzen, xylen, p-xylen và hạt nhựa PP về 1% từ năm 2016, riêng hạt nhựa PP trong nước chưa sản xuất được về 0%. Như vậy, PVN sẽ phải bù cho BSR khoảng 67 tỷ đồng trong năm 2016. Còn từ năm 2017 trở đi, khi Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động với năng lực sản xuất 380.000 tấn PP, 158.775 tấn benzen và 525.600 tấn p-xylen, việc đề ra mức thuế MFN sẽ được tính toán lại.
Ngành nhựa gánh thêm 1.800 tỷ đồng
Tiêu thụ sản phẩm polypropylen (PP) của Công ty TMHH MTV Lọc dầu Bình Sơn (BSR) đang lâm vào cảnh khó khăn vì phải cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại nhập có ưu đãi thuế, sau khi Thông tư 107/2013/TT-BTC quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) với một số mặt hàng hạt nhựa PP, benzen, P-Xylen ban hành.
Hiện BSR đang được hưởng cơ chế phụ thu thuế nhập khẩu 3% cho sản phẩm hoá dầu, nghĩa là, giá bán được tính theo giá nhập khẩu cộng 3%. Trường hợp thuế nhập khẩu MFN thấp hơn mức 3%, Nhà nước sẽ bù phần chênh lệch thuế này cho BSR.
Năm 2015, thuế suất MFN của mặt hàng PP là 2%, trong khi PP nhập khẩu từ ASEAN và Trung Quốc với chứng nhận xuất xứ form D/E lại được hưởng thuế 0%, cộng thêm thời gian thanh toán dài, đã tạo sức ép lớn tới thị trường nội địa.
Điều này đã khiến sản phẩm PP của BSR cao hơn 21 USD/tấn so với hàng ngoại nhập từ các thị trường có thuế nhập khẩu 0%. Sang năm 2016, theo lộ trình thuế MFN với hạt PP tăng lên 3%, hàng nhập khẩu tiếp tục lợi thế hơn hàng của BSR là 3%, tương đương 31 USD/tấn.
Bởi vậy, PVN và BSR đã đề nghị giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm lọc dầu, hoá dầu về 0%, bằng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN để đủ sức cạnh tranh.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho hay, do biết thông tin Việt Nam tăng thuế MFN với hạt nhựa PP từ năm 2014, các doanh nghiệp nước ngoài cũng tăng giá bán nguyên liệu hạt nhựa PP lên tương ứng các mức tăng thuế là 1%, 2% cho các năm 2014, 2015. Nghĩa là, Thông tư 107/2013/TT-BTC đã mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất hạt nhựa tại ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hạt nhựa lại bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào bỗng dưng bị đội lên.
Tính toán của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho hay, với giá nhập khẩu hiện tại, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3%, chi phí phát sinh do tăng giá nhập khẩu mà doanh nghiệp trong nước phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài tại các nước Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại song phương sẽ là 1.870 tỷ đồng trong 3 năm, từ 2015 - 2017.
Hiện ngành nhựa Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài chiếm đến hơn 80% nhu cầu nguyên liệu nhựa các loại. Trong đó, hạt nhựa PP nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN có thuế 0% theo các hiệp định thương mại đã ký. Còn nhập khẩu từ Đài Loan, Ấn Độ và khu vực Trung Đông chịu thuế 2%. Như vậy, nếu tăng thuế nhập khẩu lên 3% cũng chỉ thu thêm được thuế với hàng nhập khẩu từ Đài Loan, Ấn Độ và Trung Đông, nhưng nguy cơ các doanh nghiệp sẽ chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường có thuế suất 0% là chắc chắn. Như vậy, ngân sách cũng không thu thêm được là bao. Năm 2014, thu thuế nhập khẩu hạt nhựa PP là 194 tỷ đồng (mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%), 6 tháng của năm 2015, mức thuế thu được đạt 124 tỷ đồng (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%).
PVN lại bù lỗ
BSR hiện sản xuất được 150.000 tấn hạt nhựa PP/năm, với hai chủng loại là dạng sợi yarn và dạng thổi, với mã T3034 và I3110. Với chủng loại hạt nhựa PP để sản xuất màng BOPP tuy có thể sản xuất được, nhưng do nhu cầu không lớn, hiệu quả không cao nên BSR chưa sản xuất.
Năm 2014, với mức thuế MFN là 2%, BSR được PVN cấp bù 86,8 tỷ đồng, tương đương với 2% chêch lệch thuế so với mức cam kết của Chính phủ là 3%. Sang năm 2015, mức cấp bù này còn 40,9 tỷ đồng do thuế suất MFN là 2%.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, BSR sẽ khó mà bán được hạt nhựa PP theo giá bán của hàng hoá nhập khẩu, cộng thêm 3% thuế nhập khẩu (bằng mức thuế MFN do là mức cam kết bao tiêu của Chính phủ), nghĩa là sẽ phải tính toán giảm giá 3% (tương đương 100 tỷ đồng, theo mức 1.000 USD/tấn hạt PP) để cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước có thuế nhập khẩu 0%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sử dụng hạt nhựa có thể không được hưởng lợi gì từ việc mua hạt nhựa PP từ các nước có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%, bởi các nhà nhập khẩu sẽ tính toán cộng thêm 3% thuế nhập khẩu vào giá bán hàng, bởi biết rằng sản xuất PP trong nước được hỗ trợ 3% thuế nhập khẩu. Cuối cùng, các doanh nghiệp nhựa sẽ bị đội chi phí thêm 621 tỷ đồng do doanh nghiệp nước ngoài tăng giá.
Bởi vậy, Bộ Tài chính dự kiến sẽ đưa thuế nhập khẩu MFN với các sản phẩm hoá dầu benzen, xylen, p-xylen và hạt nhựa PP về 1% từ năm 2016, riêng hạt nhựa PP trong nước chưa sản xuất được về 0%. Như vậy, PVN sẽ phải bù cho BSR khoảng 67 tỷ đồng trong năm 2016. Còn từ năm 2017 trở đi, khi Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động với năng lực sản xuất 380.000 tấn PP, 158.775 tấn benzen và 525.600 tấn p-xylen, việc đề ra mức thuế MFN sẽ được tính toán lại.
Theo: Báo Đầu tư
Relate Threads