Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa, dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) chính thức động thổ sau 12 năm chờ đợi.
Các đại biểu nhấn nút động thổ dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1
Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỷ USD.
Theo kế hoạch, cả 2 tổ máy với tổng công suất 1.320MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam.
Sumitomo bắt đầu đề xuất đầu tư dự án này từ năm 2006, nhưng phải tới năm 2009, mới được Chính phủ chấp thuận để triển khai theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT).
Cuối năm 2017, nhiệt điện Vân Phong 1 mới chính thức được cấp chứng nhận đầu tư, sau rất nhiều lần lên kế hoạch khởi công xây dựng song bất thành.
Tháng 10/2018, dự án chính thức ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện và được cấp bảo lãnh của Chính phủ. Đây là một trong những hợp đồng thuộc văn kiện hợp tác đã được Việt Nam và Nhật Bản trao đổi tại buổi hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản năm 2018.
Ngày 19/4/2019, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Van Phong Power Company Limited, cho khoản vay trị giá 1,2 tỷ USD để xây nhiệt điện Vân Phong 1. Van Phong Power Company Limited là công ty có vốn đầu tư của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
Ngoài 1,2 tỷ USD trên, dự án còn có khoản vay 799 triệu USD đến từ các tổ chức: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, MUFG Bank, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank, Oversea Chinese Banking Corporation, DBS Bank và Bank of China.
Kể từ khi dự án được Thủ tướng cho phép và Bộ Công Thương phê duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo thị xã Ninh Hòa và các cơ quan liên quan tiến hành giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân 2 thôn Mỹ Giang, Ninh Yển (xã Ninh Phước).
Đến tháng 5/2019, chính quyền địa phương chính thức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, mở ra giai đoạn mới của dự án.
Phát biểu tại buổi lễ động thổ, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 là dự án công nghiệp lớn nhất tỉnh từ trước đến nay.
Để tiếp tục những công việc trong thời gian tới, ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng và quy định của pháp luật Việt Nam; triển khai đúng tiến độ, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.
Về phía chính quyền địa phương và các cơ quan của tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu thường xuyên phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nhằm đưa dự án đi vào vận hành thương mại đúng năm 2023.
Trong một diễn biến khác, liên doanh nhà đầu tư gồm Tập đoàn Sumitomo Corporation và Tập đoàn BRG (Việt Nam) cũng đã chính thức động thổ dự án thành phố thông minh tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Dự án này có tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD (tương đương khoảng 94,3 nghìn tỷ đồng). Vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (trong đó Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản góp 50% và các nhà đầu tư Việt Nam góp 50%).
Các đại biểu nhấn nút động thổ dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1
Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỷ USD.
Theo kế hoạch, cả 2 tổ máy với tổng công suất 1.320MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023. Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam.
Sumitomo bắt đầu đề xuất đầu tư dự án này từ năm 2006, nhưng phải tới năm 2009, mới được Chính phủ chấp thuận để triển khai theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT).
Cuối năm 2017, nhiệt điện Vân Phong 1 mới chính thức được cấp chứng nhận đầu tư, sau rất nhiều lần lên kế hoạch khởi công xây dựng song bất thành.
Tháng 10/2018, dự án chính thức ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng mua bán điện và được cấp bảo lãnh của Chính phủ. Đây là một trong những hợp đồng thuộc văn kiện hợp tác đã được Việt Nam và Nhật Bản trao đổi tại buổi hội đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản và tham dự hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản năm 2018.
Ngày 19/4/2019, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Van Phong Power Company Limited, cho khoản vay trị giá 1,2 tỷ USD để xây nhiệt điện Vân Phong 1. Van Phong Power Company Limited là công ty có vốn đầu tư của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
Ngoài 1,2 tỷ USD trên, dự án còn có khoản vay 799 triệu USD đến từ các tổ chức: Sumitomo Mitsui Banking Corporation, MUFG Bank, Mizuho Bank, Sumitomo Mitsui Trust Bank, Oversea Chinese Banking Corporation, DBS Bank và Bank of China.
Kể từ khi dự án được Thủ tướng cho phép và Bộ Công Thương phê duyệt, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo thị xã Ninh Hòa và các cơ quan liên quan tiến hành giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người dân 2 thôn Mỹ Giang, Ninh Yển (xã Ninh Phước).
Đến tháng 5/2019, chính quyền địa phương chính thức bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, mở ra giai đoạn mới của dự án.
Phát biểu tại buổi lễ động thổ, ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định dự án nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 là dự án công nghiệp lớn nhất tỉnh từ trước đến nay.
Để tiếp tục những công việc trong thời gian tới, ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu thực hiện nghiêm túc theo hợp đồng và quy định của pháp luật Việt Nam; triển khai đúng tiến độ, đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.
Về phía chính quyền địa phương và các cơ quan của tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh yêu cầu thường xuyên phối hợp, hỗ trợ chủ đầu tư để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nhằm đưa dự án đi vào vận hành thương mại đúng năm 2023.
Trong một diễn biến khác, liên doanh nhà đầu tư gồm Tập đoàn Sumitomo Corporation và Tập đoàn BRG (Việt Nam) cũng đã chính thức động thổ dự án thành phố thông minh tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.
Dự án này có tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD (tương đương khoảng 94,3 nghìn tỷ đồng). Vốn góp để thực hiện dự án là 14.260 tỷ đồng (trong đó Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản góp 50% và các nhà đầu tư Việt Nam góp 50%).
Lệ Chi
https://vietnamfinance.vn
https://vietnamfinance.vn
Relate Threads