Giai đoạn 2014 - 2016 do không thu xếp được nguồn vốn nên các hạng mục đầu tư của Tàu thủy Dung Quất đều tạm dừng. Công ty đang từng bước chuyển đổi mô hình sang đóng mới các phương tiện phục vụ dịch vụ dầu khí.
DQS vừa ra báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2016, theo đó do không thu xếp được nguồn vốn cộng thêm nhận chỉ đạo của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) nên các hạng mục đầu tư của DQS đều tạm dừng.
Kể từ năm 2014 đến nay, công tác đầu tư của DQC chỉ tập trung chủ yếu xoay quanh quyết toán vốn hoàn thành các hạng mục đầu tư hoàn thiện, kiểm toán 192/256 gói thầu quyết toán; Xử lý các vướng mắc pháp lý với các gói thầu còn dở dang mà đặc biệt là gói tổng thầu YMC – Transtech; Hoàn thành chuyển nhượng dự án bến số 2 cảng tổng hợp Dung Quất cho PTSC.
DQS được đầu tư với mục tiêu ban đầu là phục vụ đóng mới tàu dầu 100.000 DWT với công suất thiết kế khoảng 600 nghìn tấn tàu/năm (tương đương đóng 6 con tàu 100.000 DWT). Tuy nhiên do công tác đầu tư còn dở dang, đầu tư thiếu đồng bộ, DQS buộc phải chuyển hướng sang phát triển thị trường sửa chữa, thực hiện các dịch vụ sửa chữa nội bộ với các công ty khác trong hệ thống Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Năm 2016, doanh thu hoạt động kinh doanh của DQS sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng suy thoái toàn ngành dầu khí. Doanh thu chỉ đạt gần 440 tỷ đồng, công ty báo lỗ nặng hơn 120 tỷ đồng sau thuế.
Ngoài ra trong năm 2016, kế hoạch cổ phần hóa DQS của Chính phủ (Nhà nước nắm dưới 50% vốn cổ phần) cũng không thể hoàn thành và để ngỏ trong tương lai.
Trong thời gian tới DQS sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư hoàn thiện cầu tàu và một số hạng mục thiết yếu để từng bước chuyển đổi mô hình sang đóng mới các phương tiện phục vụ dịch vụ dầu khí (FPSO/FSO, JACKUP, SEMISUB…).
Kế hoạch kinh doanh năm 2017 của công ty dự kiến phục hồi lại mức doanh thu 980 tỷ đồng (gấp đôi so với năm 2016), lợi nhuận đem về gần 30 tỷ đồng.
Kể từ năm 2014 đến nay, công tác đầu tư của DQC chỉ tập trung chủ yếu xoay quanh quyết toán vốn hoàn thành các hạng mục đầu tư hoàn thiện, kiểm toán 192/256 gói thầu quyết toán; Xử lý các vướng mắc pháp lý với các gói thầu còn dở dang mà đặc biệt là gói tổng thầu YMC – Transtech; Hoàn thành chuyển nhượng dự án bến số 2 cảng tổng hợp Dung Quất cho PTSC.
DQS được đầu tư với mục tiêu ban đầu là phục vụ đóng mới tàu dầu 100.000 DWT với công suất thiết kế khoảng 600 nghìn tấn tàu/năm (tương đương đóng 6 con tàu 100.000 DWT). Tuy nhiên do công tác đầu tư còn dở dang, đầu tư thiếu đồng bộ, DQS buộc phải chuyển hướng sang phát triển thị trường sửa chữa, thực hiện các dịch vụ sửa chữa nội bộ với các công ty khác trong hệ thống Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
Ngoài ra trong năm 2016, kế hoạch cổ phần hóa DQS của Chính phủ (Nhà nước nắm dưới 50% vốn cổ phần) cũng không thể hoàn thành và để ngỏ trong tương lai.
Trong thời gian tới DQS sẽ tiến hành các hoạt động đầu tư hoàn thiện cầu tàu và một số hạng mục thiết yếu để từng bước chuyển đổi mô hình sang đóng mới các phương tiện phục vụ dịch vụ dầu khí (FPSO/FSO, JACKUP, SEMISUB…).
Kế hoạch kinh doanh năm 2017 của công ty dự kiến phục hồi lại mức doanh thu 980 tỷ đồng (gấp đôi so với năm 2016), lợi nhuận đem về gần 30 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS) được thành lập năm 2006 theo quyết định của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Đến năm 2010, công ty được chuyển giao nguyên trạng về PVN theo Quyết định của Chính phủ về tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin. Vốn điều lệ của công ty tính đến thời điểm hiện tại là 3.760 tỷ đồng.
Bạch Mộc
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads