Ghi nhận lãi lớn trong năm 2015, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chi tới hơn 6 tỷ đồng trả lương, thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 hôm nay (23/6).
Theo báo cáo năm 2015 của Ban lãnh đạo tập đoàn, Petrolimex đã không hoàn thành kế hoạch về doanh thu nhưng tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất lại vượt gần 53% kế hoạch, đạt 3.748 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2015 dự kiến là 15,9%, gấp đôi kế hoạch đề ra (trong đó, trả cổ tức bằng tiền mặt là 15% và trả tiếp 6% cho cổ đông khi hoàn lại cổ phiếu quỹ). Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 3.138 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận của tập đoàn là 2.801 tỷ đồng.
Tại Đại hội, ông Nguyễn Thanh Sơn - Uỷ viên HĐQT Petrolimex đã trình bày Báo cáo quyết toán tiền lương, thù lao của các thành viên HĐQT, thù lao các thành viên Ban kiểm soát 2015 và tờ trình về phương án trả tiền lương, thù lao cho các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2016.
Theo đó, tổng quỹ tiền lương và thù lao của hội đồng năm 2015 là hơn 3,7 tỷ đồng; tổng thù lao Ban kiểm soát năm 2015 gần 2,3 tỷ đồng, bằng 93,87% quỹ tiền lương được thông qua do có một thành viên nghỉ hưu. Như vậy, năm 2015 Petrolimex dành khoảng 6 tỷ đồng để trả lương, thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát, tương đương bình quân 462 triệu đồng một người.
Tại Đại hội, cổ đông Petrolimex đã nhất trí thông qua phương án trả lương, thù lao thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2016, dự kiến hơn 7,6 tỷ đồng (trong đó gần 4,9 tỷ đồng là tiền lương, thù lao chi trả cho thành viên HĐQT và gần 2,8 tỷ đồng cho Ban kiểm soát). Với phương án chi trả này, bình quân mỗi thành viên HĐQT, Ban kiểm soát Petrolimex sẽ nhận khoảng 586 triệu đồng.
Về kế hoạch kinh doanh 2016, lãnh đạo Petrolimex đưa ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 134.000 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2015. Dù mục tiêu doanh thu giảm nhưng lợi nhuận hợp nhất trước thuế lại tăng 30%, lên mức 3.968 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận công ty mẹ là 1.524 tỷ đồng. “Ông lớn” xăng dầu cũng đặt kế hoạch chia cổ tức tối thiểu 8%.
Lý do được lãnh đạo Petrolimex đưa ra để giải thích cho kế hoạch lợi nhuận tăng 30% trong năm 2016, là dựa trên cơ sở cân đối linh hoạt nguồn xăng dầu nhập từ Nhà máy Dung Quất của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn và nhập khẩu từ ASEAN, Hàn Quốc…
Về bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược – Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil and Energy Việt Nam, lãnh đạo Petrolimex thông tin, tập đoàn này đã phát hành hơn 103,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, với giá 39.017 đồng mỗi đơn vị, thu về số tiền hơn 4.039 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 11.388 tỷ đồng. Số cổ phần này hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm. Hiện toàn bộ thủ tục thanh toán, phát hành đã hoàn tất và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán xác nhận. Kể từ ngày 28/05/2016, JX Nippon Oil and Energy Việt Nam đã chính thức là cổ đông của Petrolimex, sở hữu 8% vốn.
Trước ý kiến của nhiều cổ đông về sự chậm trễ trong tái cấu trúc tập đoàn, thoái vốn hoặc cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu tại các công ty con, sếp Petrolimex khẳng định quá trình này sẽ được giải quyết dứt điểm trong năm 2016. Cụ thể, quá trình sáp nhập PGBank vào VietinBank sẽ được khẩn trương thực hiện. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng xúc tiến việc chọn lựa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để bán cổ phần của Tổng công ty Bảo hiểm xăng dầu (Pjico) và sáp nhập Công ty CP Đầu tư và Hạ tầng xăng dầu vào Công ty CP Xây lắp 1 Petrolimex.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 hôm nay (23/6).
Theo báo cáo năm 2015 của Ban lãnh đạo tập đoàn, Petrolimex đã không hoàn thành kế hoạch về doanh thu nhưng tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất lại vượt gần 53% kế hoạch, đạt 3.748 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức năm 2015 dự kiến là 15,9%, gấp đôi kế hoạch đề ra (trong đó, trả cổ tức bằng tiền mặt là 15% và trả tiếp 6% cho cổ đông khi hoàn lại cổ phiếu quỹ). Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 3.138 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận của tập đoàn là 2.801 tỷ đồng.
Theo đó, tổng quỹ tiền lương và thù lao của hội đồng năm 2015 là hơn 3,7 tỷ đồng; tổng thù lao Ban kiểm soát năm 2015 gần 2,3 tỷ đồng, bằng 93,87% quỹ tiền lương được thông qua do có một thành viên nghỉ hưu. Như vậy, năm 2015 Petrolimex dành khoảng 6 tỷ đồng để trả lương, thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban kiểm soát, tương đương bình quân 462 triệu đồng một người.
Tại Đại hội, cổ đông Petrolimex đã nhất trí thông qua phương án trả lương, thù lao thành viên HĐQT, Ban kiểm soát năm 2016, dự kiến hơn 7,6 tỷ đồng (trong đó gần 4,9 tỷ đồng là tiền lương, thù lao chi trả cho thành viên HĐQT và gần 2,8 tỷ đồng cho Ban kiểm soát). Với phương án chi trả này, bình quân mỗi thành viên HĐQT, Ban kiểm soát Petrolimex sẽ nhận khoảng 586 triệu đồng.
Về kế hoạch kinh doanh 2016, lãnh đạo Petrolimex đưa ra mục tiêu doanh thu hợp nhất 134.000 tỷ đồng, giảm gần 10% so với năm 2015. Dù mục tiêu doanh thu giảm nhưng lợi nhuận hợp nhất trước thuế lại tăng 30%, lên mức 3.968 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận công ty mẹ là 1.524 tỷ đồng. “Ông lớn” xăng dầu cũng đặt kế hoạch chia cổ tức tối thiểu 8%.
Lý do được lãnh đạo Petrolimex đưa ra để giải thích cho kế hoạch lợi nhuận tăng 30% trong năm 2016, là dựa trên cơ sở cân đối linh hoạt nguồn xăng dầu nhập từ Nhà máy Dung Quất của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn và nhập khẩu từ ASEAN, Hàn Quốc…
Về bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược – Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil and Energy Việt Nam, lãnh đạo Petrolimex thông tin, tập đoàn này đã phát hành hơn 103,5 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, với giá 39.017 đồng mỗi đơn vị, thu về số tiền hơn 4.039 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 11.388 tỷ đồng. Số cổ phần này hạn chế chuyển nhượng trong 5 năm. Hiện toàn bộ thủ tục thanh toán, phát hành đã hoàn tất và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán xác nhận. Kể từ ngày 28/05/2016, JX Nippon Oil and Energy Việt Nam đã chính thức là cổ đông của Petrolimex, sở hữu 8% vốn.
Trước ý kiến của nhiều cổ đông về sự chậm trễ trong tái cấu trúc tập đoàn, thoái vốn hoặc cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu tại các công ty con, sếp Petrolimex khẳng định quá trình này sẽ được giải quyết dứt điểm trong năm 2016. Cụ thể, quá trình sáp nhập PGBank vào VietinBank sẽ được khẩn trương thực hiện. Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng xúc tiến việc chọn lựa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để bán cổ phần của Tổng công ty Bảo hiểm xăng dầu (Pjico) và sáp nhập Công ty CP Đầu tư và Hạ tầng xăng dầu vào Công ty CP Xây lắp 1 Petrolimex.
Nguyễn Hoài - Vnexpress.net
Relate Threads