Sau khi một loạt sai phạm bị chỉ rõ, Trịnh Xuân Thanh đã trốn "đi chữa bệnh” ở nước ngoài, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
Trịnh Xuân Thanh sinh năm 1966 tại huyện Đông Anh, Hà Nội, là con trai của ông Trịnh Xuân Giới, nguyên Phó Ban Dân vận Trung ương. Năm 1990, Trịnh Xuân Thanh tốt nghiêp ĐH Kiến trúc Hà Nội chuyên ngành Quy hoạch đô thị, sau đó có 5 năm làm việc tại CHLB Đức.
Đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh phất lên như diều gặp gió. Giai đoạn 1996 - 2000, Thanh đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty Phát triển kinh tế kĩ thuật Detesco, một DN thuộc Trung ương Đoàn. Từ năm 2000 - 2004 là Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của tổng công ty Sông Hồng, Phó Tổng Giám đốc, rồi Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Hồng trong giai đoạn 2005 - 2007.
Năm 2007, ông Thanh được điều về làm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC. Thậm chí, ông còn được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011.
Giai đoạn làm lãnh đạo của PVC cũng là thời kỳ Trịnh Xuân Thanh được biết đến là một lãnh đạo DNNN ăn chơi khét tiếng. Một trong những ví dụ điển hình về độ chịu chơi của trịnh Xuân Thanh là y đã đặt làm một chiếc bàn lớn bằng gỗ nguyên khối, đặt trong văn phòng của PVC tại tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Hà Nội. Theo lời kể của cấp dưới Trịnh Xuân Thanh, vì chiếc bàn quá lớn nên người ta phải đưa lên bằng cách dùng cần cẩu, sau đó đưa vào văn phòng trước khi đơn vị thi công lắp đặt vách kính cho tòa nhà.
Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn. Sai lầm lớn nhất của Trịnh Xuân Thanh tại PVC bắt nguồn từ việc Tổng Công ty liên tục sa đà vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư tài chính, thành lập hoặc góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Hiệu ứng domino đã diễn ra khi thị trường bất động sản xuống dốc, kéo theo đó hàng loạt các mảng kinh doanh khác của PVC đều thua lỗ khiến Tổng Công ty này càng làm càng nợ nhiều hơn.
Năm 2011 chỉ có một vài đơn vị thành viên của PVC thua lỗ, tới hết 2013 con số này đã lên tới hàng chục. Chỉ trong 2 năm 2012 – 2013, PVC ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 3.274 tỷ đồng. Tiêu biểu trong số này là PVC-ME thua lỗ lên tới 576 tỷ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, không những công ty này còn để lại cho PVC những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tính tới hết ngày 31/12/2016, lỗ lũy kế hợp nhất của PVC là 2.970 tỷ đồng.
Tuy vậy, Trịnh Xuân Thanh vẫn được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ Công thương, Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9/2013.
Theo ông Phùng Đình Thực - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), việc Trịnh Xuân Thanh về làm phó chánh văn phòng Bộ Công thương là do Bộ Công thương tự làm văn bản nêu sẽ điều động về Bộ, chứ không phải PVN đề nghị, giới thiệu. PVN vào thời điểm đó đánh giá khá rõ trách nhiệm ông Thanh trong việc để PVC rơi vào tình trạng thua lỗ khi làm Chủ tịch Tổng công ty này.
Tuy nhiên, điều này không làm cản trở con đường thăng tiến của Trịnh Xuân Thanh. Tháng 2/2014, Trịnh Xuân Thanh còn được ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm lên chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Ngày 13/5/2015, tại kỳ họp thứ 13 khóa VIII Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016, Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 với 43/47 phiếu tán thành.
Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phụ trách lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Năm 2016 Trịnh Xuân Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ bầu chọn là 75,28% và trở thành người có tỷ lệ bầu chọn cao nhất tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên sau đó bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau hàng loạt khuyết điểm, vi phạm bị phanh phui.
Sự việc bắt đầu từ chiếc xe Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng sai quy định, tháng 6/2016, việc Trịnh Xuân Thanh bị phát hiện sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Theo giấy tờ, chủ xe là ông Nguyễn Đặng Toàn, hộ khẩu ở số 50 Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm, Hà Nội. Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, do địa phương thiếu xe nên ông Thanh mượn xe của ông Toàn đưa vào Hậu Giang để tiện công tác. Phòng CSGT (PC67) Công an Hậu Giang cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe tư nhân nhằm phục vụ việc đi lại của Trịnh Xuân Thanh.
Cũng vì bị điều tra về vụ xe ô tô Lexus mang biển xanh và việc công ty PVC thua lỗ trầm trọng, ngày 15/6/2016, Trịnh Xuân Thanh viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xin không tái cử vào chức danh Phó chủ tịch tỉnh, khóa 9, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ngày 18/7/2016, Văn phòng T.Ư Đảng đã gửi văn bản truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đảng ủy Công an T.Ư chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định. Cũng vì việc này mà Công an tỉnh Hậu Giang đã có quyết định kỷ luật hình thức “khiển trách” đối với đại tá Võ Chí Thanh, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (PC67-Công an tỉnh Hậu Giang) do cấp biển số xanh sai quy định.
Ngày 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Bê bối của Trịnh Xuân Thanh còn có liên quan đến việc dùng ảnh hưởng của mình để đưa con trai là Trịnh Hùng Cường, sinh năm 1992, làm Phó Phòng Truyền thông của Halico từ cuối năm 2015.
Cũng từ vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, hàng loạt lãnh đạo thuộc Đảng ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, Bộ Nội Vụ, Bộ Công thương đã bị kỷ luật do có liên đới trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào các vị trí tại Bộ Công thương và UBND tỉnh Hậu Giang.
Sau khi một loạt sai phạm bị chỉ rõ, Trịnh Xuân Thanh đã trốn "đi nước ngoài chữa bệnh”. Hỡn một năm sau, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
Đường quan lộ của Trịnh Xuân Thanh phất lên như diều gặp gió. Giai đoạn 1996 - 2000, Thanh đảm nhiệm chức vụ phó giám đốc Công ty Phát triển kinh tế kĩ thuật Detesco, một DN thuộc Trung ương Đoàn. Từ năm 2000 - 2004 là Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội của tổng công ty Sông Hồng, Phó Tổng Giám đốc, rồi Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Hồng trong giai đoạn 2005 - 2007.
Năm 2007, ông Thanh được điều về làm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC. Thậm chí, ông còn được phong danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2011.
Giai đoạn làm lãnh đạo của PVC cũng là thời kỳ Trịnh Xuân Thanh được biết đến là một lãnh đạo DNNN ăn chơi khét tiếng. Một trong những ví dụ điển hình về độ chịu chơi của trịnh Xuân Thanh là y đã đặt làm một chiếc bàn lớn bằng gỗ nguyên khối, đặt trong văn phòng của PVC tại tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Hà Nội. Theo lời kể của cấp dưới Trịnh Xuân Thanh, vì chiếc bàn quá lớn nên người ta phải đưa lên bằng cách dùng cần cẩu, sau đó đưa vào văn phòng trước khi đơn vị thi công lắp đặt vách kính cho tòa nhà.
Dưới thời Trịnh Xuân Thanh, PVC rơi vào tình cảnh thua lỗ trầm trọng và có nguy cơ mất vốn. Sai lầm lớn nhất của Trịnh Xuân Thanh tại PVC bắt nguồn từ việc Tổng Công ty liên tục sa đà vào lĩnh vực bất động sản, đầu tư tài chính, thành lập hoặc góp vốn vào các công ty con, công ty liên kết. Hiệu ứng domino đã diễn ra khi thị trường bất động sản xuống dốc, kéo theo đó hàng loạt các mảng kinh doanh khác của PVC đều thua lỗ khiến Tổng Công ty này càng làm càng nợ nhiều hơn.
Năm 2011 chỉ có một vài đơn vị thành viên của PVC thua lỗ, tới hết 2013 con số này đã lên tới hàng chục. Chỉ trong 2 năm 2012 – 2013, PVC ghi nhận khoản lỗ lũy kế lên tới 3.274 tỷ đồng. Tiêu biểu trong số này là PVC-ME thua lỗ lên tới 576 tỷ đồng, dẫn đến mất toàn bộ vốn chủ sở hữu, không những công ty này còn để lại cho PVC những khoản nợ khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tính tới hết ngày 31/12/2016, lỗ lũy kế hợp nhất của PVC là 2.970 tỷ đồng.
Tuy vậy, Trịnh Xuân Thanh vẫn được Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng Bộ Công thương, Trưởng đại diện Văn phòng miền Trung của Bộ Công thương tại Đà Nẵng vào tháng 9/2013.
Theo ông Phùng Đình Thực - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), việc Trịnh Xuân Thanh về làm phó chánh văn phòng Bộ Công thương là do Bộ Công thương tự làm văn bản nêu sẽ điều động về Bộ, chứ không phải PVN đề nghị, giới thiệu. PVN vào thời điểm đó đánh giá khá rõ trách nhiệm ông Thanh trong việc để PVC rơi vào tình trạng thua lỗ khi làm Chủ tịch Tổng công ty này.
Tuy nhiên, điều này không làm cản trở con đường thăng tiến của Trịnh Xuân Thanh. Tháng 2/2014, Trịnh Xuân Thanh còn được ông Vũ Huy Hoàng bổ nhiệm lên chức vụ Vụ trưởng - Trưởng ban Đổi mới doanh nghiệp Bộ Công thương.
Ngày 13/5/2015, tại kỳ họp thứ 13 khóa VIII Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016, Trịnh Xuân Thanh đã trúng cử chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2011-2016 với 43/47 phiếu tán thành.
Trịnh Xuân Thanh làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phụ trách lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Năm 2016 Trịnh Xuân Thanh trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV với tỷ lệ bầu chọn là 75,28% và trở thành người có tỷ lệ bầu chọn cao nhất tại tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên sau đó bị Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau hàng loạt khuyết điểm, vi phạm bị phanh phui.
Sự việc bắt đầu từ chiếc xe Lexus biển xanh mà Trịnh Xuân Thanh sử dụng sai quy định, tháng 6/2016, việc Trịnh Xuân Thanh bị phát hiện sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Theo giấy tờ, chủ xe là ông Nguyễn Đặng Toàn, hộ khẩu ở số 50 Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm, Hà Nội. Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, do địa phương thiếu xe nên ông Thanh mượn xe của ông Toàn đưa vào Hậu Giang để tiện công tác. Phòng CSGT (PC67) Công an Hậu Giang cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe tư nhân nhằm phục vụ việc đi lại của Trịnh Xuân Thanh.
Cũng vì bị điều tra về vụ xe ô tô Lexus mang biển xanh và việc công ty PVC thua lỗ trầm trọng, ngày 15/6/2016, Trịnh Xuân Thanh viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xin không tái cử vào chức danh Phó chủ tịch tỉnh, khóa 9, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ngày 18/7/2016, Văn phòng T.Ư Đảng đã gửi văn bản truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Đảng ủy Công an T.Ư chỉ đạo xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong việc cấp biển số xe công trái quy định, rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định. Cũng vì việc này mà Công an tỉnh Hậu Giang đã có quyết định kỷ luật hình thức “khiển trách” đối với đại tá Võ Chí Thanh, trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (PC67-Công an tỉnh Hậu Giang) do cấp biển số xanh sai quy định.
Ngày 16/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trịnh Xuân Thanh về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; đồng thời ra Lệnh bắt tạm giam và Lệnh khám xét đối với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn, Bộ Công an ra Quyết định truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế đối với Trịnh Xuân Thanh.
Bê bối của Trịnh Xuân Thanh còn có liên quan đến việc dùng ảnh hưởng của mình để đưa con trai là Trịnh Hùng Cường, sinh năm 1992, làm Phó Phòng Truyền thông của Halico từ cuối năm 2015.
Cũng từ vụ việc của Trịnh Xuân Thanh, hàng loạt lãnh đạo thuộc Đảng ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, Bộ Nội Vụ, Bộ Công thương đã bị kỷ luật do có liên đới trách nhiệm trong việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh vào các vị trí tại Bộ Công thương và UBND tỉnh Hậu Giang.
Sau khi một loạt sai phạm bị chỉ rõ, Trịnh Xuân Thanh đã trốn "đi nước ngoài chữa bệnh”. Hỡn một năm sau, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an.
Infonet.vn
Relate Threads